Remove ads
From Wikipedia, the free encyclopedia
Hành chính Đàng Ngoài thời Lê trung hưng, hay còn gọi là hành chính Đại Việt thời Lê-Trịnh trong lịch sử Việt Nam, phản ánh bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương ở Đàng Ngoài - miền Bắc Đại Việt từ sông Gianh trở ra. Trong hai thời kỳ: thời kỳ 1533-1599 và thời kỳ từ 1600 đến khi chính quyền Lê-Trịnh sụp đổ cuối thế kỷ 18, bộ máy hành chính có những thay đổi cơ bản.
Thời kỳ đầu là giai đoạn chiến tranh giữa nhà Hậu Lê và nhà Mạc, họ Trịnh giữ vai trò phụ chính nhưng về chức vụ chỉ là quan đầu triều và chưa trở thành chúa. Từ năm 1600, họ Trịnh được lập phủ chúa, chính thức xưng vương thì bộ máy chính quyền hoàn toàn do họ Trịnh sắp đặt theo mô hình mà về cơ bản là giống thời Lê Sơ, chỉ thay đổi chút ít cho phù hợp với tình hình mới.
Về cơ bản, bộ máy hành chính giai đoạn này dựa theo thời Lê Thánh Tông trước đây. Đầu não là Đại Tư đồ, Đại Tư mã, Đại tư không, Tam thái (Thái sư, thái úy, thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, thiếu úy, thiếu bảo).
Trong triều đình vẫn có tổ chức Lục bộ là Lại Bộ, Lễ Bộ, Hộ Bộ, Binh Bộ, Hình Bộ, Công bộ. Mỗi bộ có một viên Thượng thư và 2 Tả bộ thị lang và cơ quan thường trực là Vụ tư sảnh đứng đầu. Thượng thư có hàm Tòng nhị phẩm, Thị lang có hàm Tòng tam phẩm, còn viên Tư vụ ở Vụ tư sảnh chỉ có hàm tòng bát phẩm[1].
Giám sát Lục bộ là Lục khoa tương ứng. Giúp việc cho Lục bộ là lục tự, gồm Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Thượng bảo tự.
Về ban võ, chúa Trịnh phỏng theo chế độ của thời Lê sơ. Quân lính chia làm 5 phủ gồm đô đốc phủ: trung quân, bắc quân, nam quân, tây quân, đông quân. Mỗi phủ có chức Tả, Hữu đô đốc, Đồng tri và Thiêm sự.
Năm 1600, Trịnh Tùng được phong vương, chính thức trở thành chúa. Họ Trịnh được hưởng thế tập ngôi chúa. Từ đây họ Trịnh lập ra hệ thống tổ chức chính quyền ở phủ chúa tương ứng với chính quyền có sẵn bên cung vua.
Trước tiên, Trịnh Tùng bãi bỏ chức Tả, Hữu thừa tướng và Bình chương của thời trước, đặt ra chức Tham tụng làm việc Tể tướng. Quyền lực của Tham tụng rất lớn, đều do chúa Trịnh tiến cử từ các viên Thượng thư (tương đương với Bộ trưởng) hoặc Thị lang lên[2].
Năm 1601, Trịnh Tùng đặt thêm chức Bồi tụng đảm đương trọng trách trong phủ Chúa. Dưới Tham tụng và Bồi tụng, chúa Trịnh đặt thêm các Phiên, tương đương với các Bộ bên cung vua. Ban đầu chỉ có 3 Phiên là Bộ phiên, Binh phiên và Thủy sư phiên nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị của chúa Trịnh trong thời kỳ đầu. Tham tụng và Bồi tụng được gọi là quan Phủ liêu.
Tờ tâu lên vua gọi là sớ, tâu lên chúa gọi là khải.
Tuy có Tam phiên nhưng về cơ bản, trong giai đoạn đầu, chức năng nhiệm vụ chủ chốt vẫn ở Lục bộ. Số Thượng thư Lục bộ trong hơn 100 năm đầu thời Lê trung hưng còn thiếu, mãi đến năm 1664, Trịnh Tạc mới đặt đủ Thượng thư (tương đương Bộ trưởng) cả sáu bộ[2].
Năm 1675, chúa Trịnh Tạc quy định lại một số chức năng của Lục bộ như sau[3]:
Về cơ bản, Lục bộ vẫn nắm quyền hành khá lớn. Dù đặt ra Tam phiên trực thuộc mình và hoàn toàn chi phối Lục bộ nhưng chúa Trịnh vẫn đóng vai trò người phụ tá cao nhất của vua Lê[4].
Về ban võ, Trịnh Tạc đặt ra chức Chưởng phủ sự, Thự phủ sự và Quyền phủ sự đứng đầu, gọi là quan Ngũ phủ. Họ có nhiệm vụ bàn định các việc trong phủ và tra xét các tờ khải tâu lên. Những người đảm nhận chức vụ này đều là công thần hoặc thân thuộc.
Năm 1718, chúa Trịnh Cương lập ra đủ Lục phiên ở phủ chúa: Ngoài Binh phiên và Hộ phiên đặt từ trước, tới lúc đó đặt thêm Lại phiên, Lễ phiên, Hình phiên, Công phiên, tương đương 6 Bộ của triều đình vua Lê (Thủy sư phiên thuộc về Binh phiên). Kể từ lúc này, toàn bộ việc tiền tài, thuế khóa, việc quân, việc dân đều thuộc cả về các phiên ty[4].
Việc thuế khóa trước kia do 46 hiệu đứng ra thu thì Trịnh Cương gộp cả vào trong 6 cung trực thuộc 6 phiên: Cung tả trưng, Cung hữu trưng, Cung Đông, Cung Nam, Cung Đoài, Cung Bắc.
Đứng đầu các Phiên là Tri phiên (tương đương với Thượng thư bên Lục bộ), Phó tri phiên (tương đương Thị lang), Thiêm tri phiên, Nội sai và Lại phiên cùng thuộc lại tất cả 60 người. Phẩm hàm của các quan lại bên Phiên thì Tri phiên tương đương Thượng thư, Phó tri phiên tương đương Thị Lang, còn các chức khác tương đương đều kém bên Lục bộ 1-2 bậc.
Quá trình lập ra Ngũ phủ (ban võ) và Phủ liêu (Ban văn) cùng các cơ quan giúp việc (Lục phiên) là một quá trình thâu tóm quyền hành từ cung vua về phủ chúa. Triều đình vua Lê cuối cùng chỉ còn vài chức quan hư hàm làm nhiệm vụ nghi thức.
Về danh nghĩa, chúa Trịnh chỉ xưng vương và đứng đầu Ngũ phủ, Phủ liêu nhưng trên thực tế lại nắm hết quyền điều hành việc nước.
Các nhà sử học đánh giá, việc lập thêm các cơ quan giúp việc cho phủ chúa thực chất chuyển quyền hành cho chúa Trịnh và làm cồng kềnh thêm bộ máy chính quyền[5].
Hệ thống chính quyền địa phương thời Lê trung hưng chủ yếu vẫn như thời Lê Thánh Tông: trong nước chia thành các trấn, phủ, huyện, châu và xã.
Tổng cộng cả nước Đại Việt có 13 trấn và 1 phủ Phụng Thiên (奉天) trực thuộc kinh thành Thăng Long, trong đó Đàng Ngoài có 11 trấn (Hai trấn Quảng Nam, Thuận Hóa ở Đàng Trong trong tay chúa Nguyễn), gồm có:
Ban đầu, chúa Trịnh cho đổi các đạo trong nước làm trấn và phân biệt nội trấn với ngoại trấn. Nội trấn là các trấn đồng bằng (Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc) còn ngoại trấn là những nơi xa (Lạng Sơn, Hưng Hóa, Ninh Sóc, Tuyên Quang, An Quảng). Riêng 2 trấn Thanh Hoa và Nghệ An vẫn giữ nguyên. Khi thắng được họ Mạc lại đặt thêm trấn Cao Bình và đến cuối thời Lê trung hưng lại tách Sơn Nam và Thanh Hóa làm 2, nâng tổng số đơn vị hành chính Đàng Ngoài thành 15.
Cụ thể về các đơn vị hành chính thời Lê trung hưng như sau:
Ngoài kinh thành gồm có 2 huyện phụ quách Quảng Đức (廣德) và Thọ Xương (壽昌),
Trấn Sơn Nam (山南) từ thời Lê Hiển Tông tách ra làm lộ Sơn Nam thượng (山南上) (tức Hà Đông cũ, Hưng Yên và Hà Nam hiện nay) và lộ Sơn Nam hạ (tức Nam Định và Thái Bình hiện nay). Gồm có[6]:
Lộ Sơn Nam hạ (山南下) tách ra từ thời Lê Hiển Tông, gồm các phủ:
Trấn Kinh Bắc (京北) gồm có các phủ[7]:
Trấn Sơn Tây (山西) gồm các phủ[8]:
Trấn Hải Dương (海陽) gồm các phủ[9]:
Trấn An Quảng, trước năm 1600 có tên là trấn An Bang (安邦), gồm có 1 phủ[10]:
Trấn Lạng Sơn (諒山) gồm 1 phủ[11]:
Trấn Thái Nguyên (thời Lê sơ từng là Ninh Sóc (寧朔)) gồm các phủ[12]:
Từ năm 1677 sau khi dẹp họ Mạc cát cứ, lập ra trấn Cao Bình (高平) (tương đương tỉnh Cao Bằng hiện nay), gồm các châu: Thạch Lâm (石林) (Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An hiện nay), Quảng Uyên (Nguyên) (廣源) (Quảng Uyên và Phục Hòa hiện nay), Thượng Lang (上琅) (Trà Lĩnh và Trùng Khánh hiện nay), Hạ Lang (下琅) (Hạ Lang hiện nay).
Trấn Tuyên Quang (宣光, có thời gọi là Minh Quang (明光), thời chúa Bầu cát cứ gọi là dinh An Tây (An Tây thừa tuyên, 安西丞揎) gồm có 1 phủ[13]:
Trấn Hưng Hóa (興化) gồm các phủ[12]:
Gồm các phủ:
Trấn Thanh Hoa nội (清華) gồm các phủ[14]:
Xứ Nghệ An (乂安) tương đương hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay, gồm các phủ:[17]
Đứng đầu các trấn là các cơ quan Trấn ty, Thừa ty và Hiến ty. Trấn ty có nhiệm vụ như Đô ty thời Lê Thánh Tông, là giữ binh quyền và phụ trách tuần phòng địa phương.
Đứng đầu cơ quan Trấn ty là quan Trấn thủ, Đốc trấn và Lưu thủ. Các trấn gần thì đặt chức Trấn thủ nhưng các trấn xa thì đặt chức Đốc trấn; với Thanh Hoa là đất căn bản thì đặt chức Lưu thủ. Tuy tên gọi khác nhau nhưng thực chất nhiệm vụ thì như nhau. Chức quan trấn thủ ở địa phương là quan trọng nhất nên các chúa Trịnh chỉ dùng người thân thích và tin cậy vào chức vụ này[20].
Sang thời Trịnh Cương đặt thêm chức Tuần thủ ở các trấn để đi tuần phòng. Đến thời Trịnh Giang đổi gọi các chức Lưu thủ, Trấn thủ, Đốc trấn thành Đốc phủ. Ngoài ra tại các trấn còn có chức Đốc đồng (coi việc kiện cáo); tại trấn lớn như Nghệ An đặt thêm chức Đốc thị coi việc biên cương, lấy cả quan văn vào làm[20].
Nhiệm vụ của Thừa ty và Hiến ty như thời Lê sơ: Thừa ty trông coi hành chính (hộ tịch, ruộng thóc, kiện tụng), Hiến ty lo việc tư pháp (tuần hành, khảo khóa, khám xét, xét hỏi, hội đồng kiểm soát).
Ở cấp xã, sau nhiều năm loạn lạc, các chúa Trịnh có quan tâm củng cố chút ít bộ máy cấp xã, nhưng thực chất vẫn lỏng lẻo không quản lý được sát sao như thời Lê Sơ[21].
Sang niên hiệu Cảnh Trị thời Lê Huyền Tông (1663-1672), chúa Trịnh Tạc đề ra quy định khảo xét Xã trưởng 3 năm 1 lần; những ai có thành tích được thăng làm quan huyện.
Sau khi Trịnh Cương mất (1729), chính sự thời Trịnh Giang suy đồi, phép khảo xét định kỳ đối với Xã trưởng không thực hiện. Bộ máy cấp xã dần dần thêm lỏng lẻo, chức Xã trưởng cũng không được coi trọng. Sang thời Lê Thuần Tông (1732 – 1735), Trịnh Giang để cho nhân dân địa phương hoàn toàn tự quyết việc lập Xã trưởng. Chính quyền càng ngày càng không quản lý nổi địa bàn cấp xã, thôn[21].
Việc để mất 6-7 châu (các châuː Hợp Phì, Tung Lăng (còn gọi là Cao Lăng), Quảng Lăng, Tuy Phụ, Hoàng Nham, Lễ Tuyền và Khiêm) thuộc phủ An Tây trấn Hưng Hóa vào khoảng giữa thế kỷ 17, thường được các sử quan triều đình vua Lê - chúa Trịnh chép trong chính sử nhà Lê trung hưng là do Hoàng Công Toản con trai Hoàng Công Chất sau khi bị quân triều đình đánh dẹp, chạy sang Vân Nam Trung Quốc và dâng các đất đai vùng tây bắc Đại Việt này cho nhà Thanh.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.