Lương Sơn
Huyện thuộc tỉnh Hòa Bình From Wikipedia, the free encyclopedia
Huyện thuộc tỉnh Hòa Bình From Wikipedia, the free encyclopedia
Lương Sơn là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Hòa Bình, vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam.
Lương Sơn
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Lương Sơn | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Tây Bắc Bộ | ||
Tỉnh | Hòa Bình | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Lương Sơn | ||
Trụ sở UBND | 543 Đường Trần Phú, thị trấn Lương Sơn | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 10 xã | ||
Thành lập | 11/1880 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°52′51″B 105°31′20″Đ | |||
| |||
Diện tích | 369,86 km²[1] | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 107.340 người[2] | ||
Mật độ | 290 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Mường, Dao | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 152[3] | ||
Biển số xe | 28-G1 | ||
Website | luongson | ||
Huyện Lương Sơn nằm ở phía đông của tỉnh Hòa Bình, thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, có vị trí địa lý:
Dân số toàn huyện năm 2016 là 98.856 người, gồm 3 dân tộc chính là Mường, Dao, Kinh, trong đó người Mường chiếm khoảng 70% dân số. Lực lượng lao động đông, số lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 55%, điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động.
Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hòa Bình, có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực nước biển là 251m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuông đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc Bắc Bộ. Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động. Có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng.
Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 – 23,3 °C. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân từ 1.520,7 - 2.255,6 mm/năm, nhưng phân bố không đều trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường.Do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên có thể phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng theo hướng tập đoàn.
Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các xã. Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu (bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dòng sông đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận huyện. Sông Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước. Ngoài sông Bùi trong huyện còn một số sông, suối nhỏ nội địa có khả năng tiêu thoát nước tốt. Đặc điểm của hệ thống sông, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện. Tài nguyên nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân bố rải rác toàn huyện.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm 49,68% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và thay thế chúng là rừng thứ sinh. Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực.
Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản trữ lượng lớn đó là đá vôi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim.
Với vị trí thuận lợi gần thủ đô Hà Nội và địa hình xen kẽ nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng,… đã tạo cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf.
Huyện Lương Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Lương Sơn (huyện lỵ) và 10 xã: Cao Dương, Cao Sơn, Cư Yên, Hòa Sơn, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thanh Cao, Thanh Sơn.
Thời Lý, địa bàn huyện Lương Sơn thuộc huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai, lộ Đà Giang; thời Trần thuộc huyên Mỹ Lương, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Dưới triều Nguyễn, vùng đất này được gọi là huyện Mỹ Lương, thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, gồm gồm 7 tổng, 49 xã, thôn.
Tháng 11 năm 1880, Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu và Nguyễn Hữu Độ cho rằng, huyện Mỹ Lương và huyện Chương Đức của phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây có địa thế quan trọng, là phên dậu bảo vệ mặt sau cho Hà Nội và Sơn Tây nên tâu với triều đình gộp thành đạo Mỹ Đức thuộc Hà Nội.[4].
Ngày 22 tháng 6 năm 1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, bao gồm 4 phủ: Vàng An (huyện Đức An), Lương Sơn, chợ Bờ, Lạc Sơn (huyện Lạc Thủy).
Đến ngày 21 tháng 3 năm 1890, đạo Mỹ Đức được tái lập, phủ Lương Sơn được sáp nhập vào đạo Mỹ Đức, Hà Nội.
Ngày 18 tháng 3 năm 1891, toàn quyền Đông Dương ra nghị quyết xóa bỏ lần thứ hai đạo Mỹ Đức, sáp nhập phủ Lương Sơn trở lại Hòa Bình và đổi thành châu Lương Sơn, gồm 5 tổng và 19 xã.[4]
Cuối năm 1936, sau khi khai thông tuyến đường tắt Đồng Bái - Dốc Chum - Lâm Sơn, tri châu Đàm Quang Vinh chuyển châu lỵ về km 44 đường 6, tiến hành quy hoạch, xây dựng châu lỵ mới.
Năm 1956, Ủy ban hành chính Liên khu III chia xã Liên Sơn thành 4 xã, Cao Sơn thành 5 xã, Nật Sơn thành 5 xã, Hạ Bì thành 4 xã, Cao Dương thành 5 xã, Kim Bôi thành 5 xã, Tiến Xuân thành 2 xã và Yên Trạch thành 2 xã.
Ngày 27 tháng 7 năm 1957, Ủy ban hành chính liên khu III ra Quyết đinh số 469-TC/KB chia xã Hùng Sơn thành 3 xã: Hùng Sơn, Lâm Sơn và Hòa Sơn. Xã Hùng Sơn sau khi tách có 4 xóm là Mòng, Mỏ, Chợ Đồn, Đồng Bái với số dân 845 người.
Ngày 17 tháng 4 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra nghị định chia huyện Lương Sơn thành hai huyện Kim Bôi và Lương Sơn.[4]
Tháng 3 năm 1960, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chuyển 5 xã thuộc huyện Kỳ Sơn gồm: Yên Quang, Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân và Đông Xuân về huyện Lương Sơn.
Ngày 15 tháng 11 năm 1968, xã Đào Lâm và xã Cao Sơn sáp nhập thành xã Cao Răm.[5]
Ngày 26 tháng 11 năm 1970, tách 8 xã của huyện Lương Sơn là Tân Thành, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh, Cao Dương và Thanh Nông sáp nhập vào huyện Kim Bôi.[6] Huyện Lương Sơn còn lại thị trấn nông trường Cửu Long và 18 xã: Cao Răm, Cư Yên, Đồng Xuân, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Hùng Sơn, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Tiến Xuân, Trung Sơn, Trường Sơn, Yên Bình, Yên Quang, Yên Trung.
Năm 1975, hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.[7]
Ngày 6 tháng 9 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 103-HĐBT về việc giải thể thị trấn Nông trường Cửu Long và xã Hùng Sơn để thành lập thị trấn Lương Sơn, thị trấn huyện lỵ huyện Lương Sơn với 18 xóm, tiểu khu; diện tích tự nhiên là 1.925ha và 8.065 nhân khẩu.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình vừa tái lập.[8]
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn được chuyển về thành phố Hà Nội (nay xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai và 3 xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất).[9]
Ngày 14 tháng 7 năm 2009, chuyển 7 xã: Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương và Hợp Thanh thuộc huyện Kim Bôi về huyện Lương Sơn quản lý và chuyển xã Yên Quang về huyện Kỳ Sơn quản lý (nay xã Yên Quang đã sáp nhập với xã Phúc Tiến thành xã Quang Tiến thuộc thành phố Hòa Bình).[1]
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Lương Sơn có 36.985,41 ha diện tích tự nhiên và 92.860 người với 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Lương Sơn (huyện lỵ) và 19 xã: Cao Dương, Cao Răm, Cao Thắng, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Châu, Hợp Hòa, Hợp Thanh, Lâm Sơn, Liên Sơn, Long Sơn, Nhuận Trạch, Tân Thành, Tân Vinh, Thành Lập, Thanh Lương, Tiến Sơn, Trung Sơn, Trường Sơn.
Ngày 20 tháng 11 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 986/QĐ-BXD công nhận thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV.[10]
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[11]. Theo đó:
Huyện Lương Sơn có 1 thị trấn và 10 xã như hiện nay.
Đường bộ:
Một số tỉnh lộ như TSA từ Bãi Lạng (thị trấn Lương Sơn) đến Khăm (xã Vĩnh Tiến - Kim Bôi), đường Bãi Nai - Cầu Vai Réo (tỉnh lộ 446), hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thông rất dày đặc và thuận tiện.
Hiện nay trên địa bàn huyện Lương Sơn đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Vườn Đào, khu đô thị Vườn Mai, khu đô thị Việt Âu...
Trên địa bàn Lương Sơn có những danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch như hang Trầm, hang Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi Vua Bà,...
Hang Chổ là một trong 4 hang ở dãy núi Sáng, thuộc xóm Hụi, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn [12][13]. Núi Sáng là núi đá vôi, và các hang đều là dạng karst. Ngoài hang Chổ thì 3 hang khác là hang Núi Sáng, động Mãn Nguyện và hang Khụ Thượng ở núi Sáng, lập thành cụm 4 di tích, gồm hai di tích danh lam và hai di tích khảo cổ cấp quốc gia [14].
Ngoài ra Lương Sơn cũng là huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể.
Các làng nghề, công việc, ngành nghề của huyện:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.