Huyện thuộc tỉnh Nghệ An From Wikipedia, the free encyclopedia
Nam Đàn (南壇) là một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Nghệ An, Việt Nam.[3][4]
Nam Đàn
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Nam Đàn | |||
Lăng vua Mai Hắc Đế ở huyện Nam Đàn | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Nghệ An | ||
Huyện lỵ | thị trấn Nam Đàn | ||
Trụ sở UBND | thị trấn Nam Đàn | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 18 xã | ||
Thành lập | 19/5/1875 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Hồng Sơn | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Thị Hồng Hoa | ||
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Xuân Đức | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 18°41′50″B 105°30′03″Đ | |||
| |||
Diện tích | 293,9 km² | ||
Dân số (1/4/2019) | |||
Tổng cộng | 164.634 người[1] | ||
Thành thị | 7.088 người (4%) | ||
Nông thôn | 157.546 người (96%) | ||
Mật độ | 560 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 430[2] | ||
Biển số xe | 37-Bx-M1-5xxxx-9xxxx | ||
Website | namdan | ||
Huyện Nam Đàn nằm ở phía đông nam tỉnh Nghệ An, nằm ở hạ lưu sông Lam. Kéo dài từ 18°34’B đến 18°47’B và trải rộng từ 105°24’Đ đếN 105°37’Đ, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 48%, còn nữa là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ, có vị trí địa lý:
Huyện lỵ của huyện đặt tại thị trấn Nam Đàn, trên đường Quốc lộ 46 Vinh – Đô Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía tây.
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn tương đối khắc nghiệt. Hằng năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,228 mm, thấp nhất là 1,402 mm, trung bình là 1,428 mm. Bão lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng lụt trên diện tích rộng, có lúc kéo dài trong một thời gian dài.
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn đã được miêu tả tóm tắt và khá đúng trong 4 câu thơ chữ Hán sau đây của Hoàng giáp Bùi Huy Bích (1744 – 1818) ghi trong Nghệ An thi tập của ông khi ông làm Đốc đồng trấn Nghệ An (1777 – 1781) dưới thời vua Lê Hiển Tông:
Dịch thơ:
Dân số năm 2018 là 164.530 người. 9% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Hán Vũ Đế (140 - 87 TCN) diệt nhà Triệu, chiếm Nam Việt, chia tách nước Nam Việt thành các huyện. Huyện Hàm Hoan bao gồm vùng đất Nam Đàn ngày nay là một trong những huyện lớn của vùng đất thuộc quận Cửu Chân trước đó và Hàm Hoan chính là tên gọi đầu tiên của huyện Nam Đàn ngày nay.
Thời Tam Quốc vùng đất này thuộc Đông Ngô (220 - 265 sau CN) và tên huyện được đổi thành Đô Giao.
Vua Lê Đại Hành trị vì đất nước từ năm 981 đến năm 1005 đã phân định lại địa giới hành chính và đã đổi tên huyện Hàm Hoan thành huyện Hoan Đường thuộc Hoan Châu.
Năm 1036, Lý Thái Tổ sau khi dời đô ra Thăng Long đã đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An, huyện Hoan Đường vẫn giữ nguyên tên gọi như trước đó.
Hồ Quý Ly lên làm vua (1400 - 1401) đổi tên huyện Hoan Đường thành huyện Thạch Đường.
Nhà Minh xâm chiếm nước ta đã tách thành 3 huyện là Thạch Đường, Kệ Giang và Sa Nam.
Sau khi Lê Lợi đánh thắng quân Minh, nhà Hậu Lê đã sắp xếp lại bản đồ vào năm 1467 và huyện Hoan Đường được đổi tên thành huyện Nam Đường.
Năm 1886 vua Đồng Khánh lên ngôi, vì vua có tên riêng là Nguyễn Phúc Đường nên để tránh phạm húy, chữ "Đường" được đọc chệch đi thành chữ "Đàn", cái tên Nam Đàn có từ đó.
Năm 1948, huyện Nam Đàn được chia thành 10 xã: Đồng Xuân, Hùng Tiến, Khánh Tân, Nam Hưng, Nam Liên, Nam Tân, Thanh Vân, Xuân Lạc, Xuân Lâm, Tràng Cát.[5]
Sau năm 1954, huyện Nam Đàn gồm thị trấn Nam Đàn và 33 xã: Nam Anh, Nam Cát, Nam Chung, Nam Diên, Nam Đông, Nam Dương, Nam Giang, Nam Hòa, Nam Hoành, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lạc, Nam Lâm, Nam Liên, Nam Lĩnh, Nam Lộc, Nam Long, Nam Mỹ, Nam Phong, Nam Phúc, Nam Quang, Nam Sơn, Nam Tân, Nam Thái, Nam Thắng, Nam Thanh, Nam Thịnh, Nam Thượng, Nam Tiến, Nam Trung, Nam Vân, Nam Xuân, Nam Yên.[5]
Về sau, một số xã sáp nhập với nhau để hình thành các xã mới: Nam Vân và Nam Diên thành Vân Diên; Nam Hùng, Nam Lạc và Nam Tiến thành Hùng Tiến; Nam Hồng và Nam Long thành Hồng Long; Nam Hòa và Nam Yên thành Xuân Hòa; Nam Hoành và Nam Đông thành Khánh Sơn; Nam Sơn và Nam Thắng thành Nam Kim; Nam Phong và Nam Thịnh thành Nam Cường; Nam Dương nhập vào Nam Trung; Nam Chung và Nam Liên thành Kim Liên; Nam Mỹ, Nam Quang và Nam Lâm thành Xuân Lâm. Hai xã được thành lập mới là Nam Nghĩa và Nam Hưng.[5]
Ngày 9 tháng 7 năm 1987, mở rộng thị trấn Nam Đàn trên cơ sở sáp nhập xóm Hạ Long của xã Vân Diên và các xóm Tây Hồ, Quang Trung của xã Xuân Hòa.[6]
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 831/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[7]. Theo đó:
Huyện Nam Đàn có 1 thị trấn và 18 xã như hiện nay.
Huyện Nam Đàn có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nam Đàn (huyện lỵ) và 18 xã: Hồng Long, Hùng Tiến, Khánh Sơn, Kim Liên, Nam Anh, Nam Cát, Nam Giang, Nam Hưng, Nam Kim, Nam Lĩnh, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Xuân, Thượng Tân Lộc, Trung Phúc Cường, Xuân Hòa, Xuân Lâm.
Trong các thắng cảnh ở Nam Đàn có núi Đại Huệ. Phong cảnh ở đây đã được Bùi Huy Bích ghi lại khi thăm chùa Đại Tuệ trên núi:
Một thắng cảnh khác là núi Thiên Nhẫn, nơi còn lưu lại bài thơ của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp:
Ở Nam Đàn cũng có nhiều chùa. Kiến trúc chùa Nam Đàn đã lưu lại trong câu ca:
Nghi môn Tam Tanh nay là đền vua Bà ở xã Hùng Tiến đã bị thời gian phá huỷ, nhưng vẫn giữ một số giá trị kiến trúc và nghệ thuật. Ở Nam Lạc - Hùng Tiến còn có đình Nhân Hậu cũng nổi tiếng một vùng nhưng do chính sách sai lầm nên đình bị dỡ đi làm chợ, bây giờ về Nam Lạc thăm chợ Cồn Bụt vẫn thấy được đình chợ là đình Nhân Hậu xưa...Đình Nam Hoa là 4 ngôi đình nổi tiếng của 4 làng phía hữu ngạn sông Lam gồm: đình Dương Liễu, đình Đông Sơn, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần; trong đó đình Hoành Sơn (thuộc xã Khánh Sơn) và đình Trung Cần (thuộc xã Nam Trung) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (Việt Nam) cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia Việt Nam. Hai đình này đều bằng gỗ, được giới chuyên môn liệt vào bậc nhất trong hệ thống chùa chiền còn ở miền Trung. Tại xã Hồng Long còn lưu giữ phế tích Tháp Nhãn có từ thế kỷ thứ VII, xây toàn bằng đất nung với kỹ thuật lắp ghép độc đáo.
Ở Nam Đàn tồn tại những làn điệu ví phường vải, ví dặm đò đưa.
Các tập tục văn hóa ở Nam Đàn có thể quan sát tại các lễ hội như lễ hội đình Hoành Sơn, lễ hội đền Mai Hắc Đế, lễ rước hến Thanh Đàm và lễ hội Làng Sen trước và trong dịp kỷ niệm ngày sinh Hồ Chí Minh.
Nam Đàn có các làng nghề như Làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn Quy Chính, làng tương Tự Trì, làng nón Đông Liệt, các làng dệt Xuân Hồ, Xuân Liễu, Tầm Tang, làng nồi đồng Bố Ân, Bố Đức, làng gạch ngói Hữu Biệt, làng dầu bông, dầu lạc Đan Nhiệm, Đồng Trung. Còn Tương Nam Đàn thì thôn xã nào cũng làm để ăn hàng ngày cả.
Vùng núi Đại Huệ, Thiên Nhẫn có sản phẩm chè xanh thơm ngon.
Đại Nam nhất thống chí ghi: Nam Đàn có núi cao sông sâu nên xuất hiện nhiều người văn võ kiêm toàn. Vũ Anh Tú nguyên Tổng Tư Lệnh quân đội nhân dân Việt Nam. Bùi Dương Lịch, nhà "Nghệ học" thế kỷ 18, viết: Huyện Đông Thành và huyện Nam Đường vĩ nhân đã nhiều, mà khí tiết cũng thiên về mặt Cương Cường Quả Cảm. Hippolyte Le Breton, nguyên Hiệu trưởng Quốc học Vinh đầu thế kỷ 20 viết về Nghệ Tĩnh nói chung: Nghệ Tĩnh trong tất cả mọi thời đại, từ cổ đại cho đến ngày nay là một cái lò phản kháng và là một cái lò trí thức về truyền thống văn hóa (Le Nghe Tinh fut de tous temps – de l’antiquité à nos jours – un foyer de rebellion et un foyer intellectuel en ce qui concerne la tradition culturelle).
Huyện Nam Đàn là quê hương của các danh nhân Việt Nam như: Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh. Nam Đàn cũng là quê hương của 38[cần dẫn nguồn] vị đại khoa Việt Nam như: Đình nguyên, Thám hoa Nguyễn Đức Đạt; Thám hoa Nguyễn Văn Giao đời Nguyễn; Đình nguyên Tiến sĩ Vương Hữu Phu (khoa Canh Tuất- 1910).. Cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
Những người nổi tiếng ngày nay có: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, Nhà khoa học Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Thị Thanh Trà, ủy viên ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo GS. TSKH Bành Tiến Long, Thứ trưởng bộ tư pháp - Hiệu trưởng trường đại học Luật HN PGS TS Hoàng Thế Liên, giáo sư hóa học Nguyễn Thạc Cát, Giáo sư Nguyễn Văn Trương (anh hùng lao động)[8], Giáo sư Phạm Như Cương, Giáo sư Nguyễn Thúc Hào, Giáo sư Nguyễn Thúc Tùng, Giáo sư Nguyễn Văn Hường, Giáo sư Nguyễn Văn Ngọ, Giáo sư Nguyễn Thúc Hải, Giáo sư Nguyễn Đình Bảng, Trưởng đoàn đàm phát Thương mại Việt Mỹ Nguyễn Đình Lương, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Dương Thanh Biểu; Giáo sư toán học Nguyễn Thị Thiều Hoa; Giáo sư Nguyễn Xuân Quỳnh, Giáo sư toán học Tạ Quang Hải nguyên chủ nhiệm khoa Toán Đại học Vinh; Giáo sư Tiến sĩ Phạm Thị Ngọc Yến- ĐHBK Hà Nội; Trung tướng Giáo sư Phan Anh Việt Nguyên Phó Tổng cục 2 BQP, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam; Trung tướng, Phó Giáo sư Hoàng Nghĩa Khánh, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến BTTM. Đại tá, PGS.TS Trần Đình Mai Giảng viên Học viện Lục Quân Đà Lạt, Tổng giám đốc Binh đoàn Trường Sơn: Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung, Nhà văn, dịch giả: Ông Văn Tùng; nhà báo Hàm Châu; PGS.TS Trần Văn Thụy giảng viên trường đại học y khoa Hà Nội. Tiến sĩ Trần Đình Hiếu nguyên vụ trưởng UB Kế hoạch Nhà nước; Thiếu tướng Nguyễn Phong Phú, nguyên Trưởng bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương 6(2), Tổng cục Chính trị, BQP, nguyên Chủ nhiệm Chính trị, Quân khu 4, Tiến sĩ Trần Đình Phương Vụ trưởng Bộ Văn Hoá-TT; Nghệ sĩ xuất sắc của Liên đoàn Nhiếp ảnh Thế giới (FIAP) Hà Hữu Đức; Anh hùng tình báo quân đội Trần Huyền, PGS.TS Sử học Nguyễn Quang Hồng. Hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam Hồ Khải Đại; Nhà báo Tạ Quang Đạm; Trung tướng Hồ Đệ; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu 4.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.