Remove ads
Huyện thuộc tỉnh Nam Định From Wikipedia, the free encyclopedia
Ý Yên là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Nam Định, Việt Nam.[2][3]
Ý Yên
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Ý Yên | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||
Tỉnh | Nam Định | ||
Huyện lỵ | thị trấn Lâm | ||
Trụ sở UBND | Quốc lộ 38B, thị trấn Lâm | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 22 xã | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°19′33″B 106°00′40″Đ | |||
| |||
Diện tích | 241 km² | ||
Dân số (2009) | |||
Tổng cộng | 247.718 người | ||
Mật độ | 1.027 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 360[1] | ||
Biển số xe | 18-D1 18-CA | ||
Website | yyen | ||
Huyện Ý Yên nằm ở phía tây của tỉnh Nam Định, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 27 km về phía tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 99 km, có vị trí địa lý:
Dân số năm 2009 là 247.718 người. 10% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Ý Yên có đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn đi qua các xã phía Tây của huyện, có đường sắt Bắc Nam đi qua và có các tuyến quốc lộ như quốc lộ 10, quốc lộ 38B, quốc lộ 37B, quốc lộ 37C. Trên tuyến quốc lộ 37B có phà Đống Cao nối liền hai huyện Nghĩa Hưng và Ý Yên. Quốc lộ 37C nối từ Hưng Thi (Lạc Thủy) qua Nho Quan, Gia Viễn (Ninh Bình) tới Quốc lộ 37B tại xã Ninh Cường. Trong huyện còn có các tuyến tỉnh lộ như 484 (Đường 64 cũ); tỉnh lộ 485 (Đường 57 cũ); tỉnh lộ 486 (Đường 12 cũ).
Ý Yên có sông Đáy, sông Đào hay còn gọi là sông Nam Định, sông Sắt và sông Chanh chảy qua, tạo nên các tuyến giao thông thủy quan trọng.
Huyện Ý Yên có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Lâm (huyện lỵ) và 22 xã: Hồng Quang, Phú Hưng, Tân Minh, Trung Nghĩa, Yên Bình, Yên Chính, Yên Cường, Yên Dương, Yên Đồng, Yên Khang, Yên Khánh, Yên Lộc, Yên Lương, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phúc, Yên Thắng, Yên Thọ, Yên Tiến, Yên Trị.
Ý Yên ngày xưa vốn là phần đất quan trọng thuộc phủ Ứng Phong vào thế kỷ XII-XIII; Ý Yên khi đó được xem là khu vực phụ cận của Cố đô Hoa Lư, đồng thời nằm trên đường thiên lý từ Hoa Lư ra Thăng Long nên được các vua Lý, Trần quan tâm phát triển nông nghiệp và xây dựng thành trung tâm Phật giáo. Thời Lý, trung tâm tôn giáo Chương Sơn với tháp Vạn Phong Thành Thiện trên núi Ngô Xá ( Yên Lợi) được xây dựng với quy mô to lớn vào bậc nhất nhì thời đó. Đời Trần, Hoàng đế Trần Nhân Tông - đệ nhất thiền phái Trúc Lâm - đã cho dựng chùa Linh Quang, còn gọi là chùa trăm gian, tại xã Yên Khánh. Cũng vào thời Trần, cuối thế kỷ XIV, chùa Đô Quan, xã Yên Khang được xây dựng, chứng tích còn lại là bệ đá hình hộp hoa sen ở bái đường, một tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đẹp và nguyên vẹn.
Ý Yên là huyện giàu truyền thống cách mạng. Năm 1927, tại Ý Yên đã có chi bộ hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đồng chí Tống Văn Trân và là một trong những người đảng viên đầu tiên của Ý Yên; Chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện được thành lập tại thôn Tiêu Bảng - xã Yên Trung. Tháng 9 năm 1929, trải qua bao năm đấu tranh anh dũng, kiên cường kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Ý Yên đã lãnh đạo nhân dân trong huyện giành chính quyền và xây dựng cuộc sống mới trên quê hương. Vượt qua bao khó khăn, gian khổ, mất mát, hy sinh, với tất cả tinh thần, nghị lực và nhiệt tình cách mạng Đảng bộ và nhân dân Ý Yên đã lập nhiều thành tích trong chiến đấu và xây dựng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc. Với những thành tích xuất sắc đó cho đến nay đã có 17/31 xã, thị trấn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Trong kháng chiến chống Pháp, huyện Ý Yên cùng với các huyện Mỹ Lộc và Vụ Bản được nhập vào tỉnh Hà Nam.
Năm 1957, huyện Ý Yên được sáp nhập trở lại vào tỉnh Nam Định.
Ngày 19 tháng 8 năm 1964, sáp nhập xóm Hữu Dụng thuộc xã Thanh Côi, huyện Vụ Bản vào xã Yên Mỹ, huyện Ý Yên.[4]
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, hai tỉnh Nam Định và Hà Nam hợp nhất thành tỉnh Nam Hà, huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam Hà.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh, huyện Ý Yên thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, gồm 31 xã: Yên Bằng, Yên Bình, Yên Chính, Yên Cường, Yên Đồng, Yên Dương, Yên Hồng, Yên Hưng, Yên Khang, Yên Khánh, Yên Lộc, Yên Lợi, Yên Lương, Yên Minh, Yên Mỹ, Yên Nghĩa, Yên Nhân, Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phú, Yên Phúc, Yên Phương, Yên Quang, Yên Tân, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Thọ, Yên Tiến, Yên Trị, Yên Trung, Yên Xá.
Ngày 1 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Lâm, thị trấn huyện lỵ huyện Ý Yên trên cơ sở 416,04 ha diện tích tự nhiên của xã Yên Xá; 30,37 ha diện tích tự nhiên của xã Yên Ninh; 24,50 ha diện tích tự nhiên của xã Yên Tiến và 4,27 ha diện tích tự nhiên của xã Yên Hồng.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Nam Hà từ tỉnh Hà Nam Ninh cũ, huyện Ý Yên trở lại thuộc tỉnh Nam Hà.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Nam Định từ tỉnh Nam Hà cũ, huyện Ý Yên trở lại thuộc tỉnh Nam Định.
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập xã Yên Xá vào thị trấn Lâm.[5]
Ngày 23 tháng 7 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2024).[6] Theo đó:
Huyện Ý Yên có 1 thị trấn và 22 xã như hiện nay.
Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, Ý Yên đã có các chiến công vang dội như: trận Đê Đáy, Cao Bồ, Vũ Dương, An Cừ, La Ngạn, Vọng Doanh, Đông Duy, Đống Cao… đồng thời là hậu phương vững chắc cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với những thành tích đó, năm 2000 huyện Ý Yên được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Huyện Ý Yên có nhiều xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng như: xã Yên Dương, xã Hồng Quang... 6 Anh hùng LLVT, 2 Anh hùng lao động, và 182 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Là quê hương tiền bối cách mạng, thầy giáo Tống Văn Trân.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.