Vũ Thư
huyện thuộc tỉnh Thái Bình From Wikipedia, the free encyclopedia
huyện thuộc tỉnh Thái Bình From Wikipedia, the free encyclopedia
Vũ Thư là một huyện thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam[2][3].
Vũ Thư
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Vũ Thư | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||
Tỉnh | Thái Bình | ||
Huyện lỵ | thị trấn Vũ Thư | ||
Trụ sở UBND | Cầu Thẫm, thị trấn Vũ Thư | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 29 xã | ||
Thành lập | 1969 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°26′09″B 106°17′24″Đ | |||
| |||
Diện tích | 195,2 km² | ||
Dân số (2009) | |||
Tổng cộng | 224.832 người | ||
Thành thị | 5.300 người | ||
Nông thôn | 219.532 người | ||
Mật độ | 1.152 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 344[1] | ||
Biển số xe | 17-B1 - 2xx.xx; 17-B2 | ||
Website | vuthu | ||
Huyện Vũ Thư nằm ở phía tây của tỉnh Thái Bình, nằm cách thành phố Thái Bình khoảng 7 km về phía tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 117 km, có vị trí địa lý:
Vũ Thư có quốc lộ số 10 chạy qua chia huyện làm đôi (đường số 10 chạy từ thành phố Thái Bình kéo đến điểm kết thúc, thuộc địa bàn huyện là cầu Tân Đệ, có tọa độ 20°26'30,90" vĩ bắc và 106°13'12,45" kinh đông).
Huyện Vũ Thư có diện tích tự nhiên khoảng 195,1618 km² và dân số khoảng 224.832 người (2007). 6,12% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Vũ Thư ngày này được thành lập do hợp nhất hai huyện trước kia của tỉnh Thái Bình là Vũ Tiên và Thư Trì. Riêng 13 xã: Vũ Đông, Vũ Tây, Vũ Sơn, Vũ Lạc, Vũ Quý, Vũ Trung, Vũ Thắng, Vũ Công, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Hòa, Vũ Bình sáp nhập về huyện Kiến Xương.
Thời nhà Hậu Lê, toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến Xương trấn Sơn Nam. Thời nhà Nguyễn, năm 1832 (triều Minh Mạng) Vũ Thư (Vũ Tiên-Thư Trì) thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (cũ) (Vũ Thư nằm ở khoảng giữa tỉnh Nam Định cũ), năm 1890 (triều Thành Thái) toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Ngày 17/6/1969, Hội đồng chính phủ ra Quyết định số 93/CP về việc hợp nhất 28 xã của huyện Thư Trì và 14 xã của huyện Vũ Tiên thành huyện Vũ Thư hiện nay. Trải qua 6 lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Vũ Thư có diện tích 195,2 km² phân bổ ở 29 xã và 1 thị trấn.
Trước khi hợp nhất:
Sau khi hợp nhất 2 huyện trên và chuyển 13 xã của huyện Vũ Tiên về huyện Kiến Xương quản lý, huyện Vũ Thư có 40 xã: Bách Thuận, Thanh Phú, Đồng Thanh, Dũng Nghĩa, Hiệp Hòa, Hòa Bình, Hồng Xuân, Minh Khai, Minh Lãng, Minh Quang, Nguyên Xá, Phú Xuân, Phúc Thành, Song An, Song Lãng, Tam Quang, Tam Tỉnh, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Phong, Thuận Vi, Tiền Phong, Trung An, Tự Tân, Việt Hùng, Vũ Chính, Vũ Đoài, Vũ Hội, Vũ Hồng, Vũ Hợp, Vũ Lãm, Vũ Nghĩa, Vũ Phong, Vũ Phúc, Vũ Thuận, Vũ Tiến, Vũ Vân, Vũ Việt, Vũ Vinh, Xuân Hòa.
Ngày 18 tháng 12 năm 1976:
Ngày 5 tháng 4 năm 1982, thành lập xã Tân Bình trên cơ sở tách thôn Đồng Thanh của xã Tiền Phong và 3 thôn: Trường Mai, Tân Quán, Tú Linh của xã Phú Xuân; thành lập xã Trần Lãm trên cơ sở một phần diện tích và dân số phường Kỳ Bá, thị xã Thái Bình và các xã Chính Lãm, Vũ Phúc; đổi tên xã Chính Lãm thành xã Vũ Chính.[4]
Ngày 8 tháng 4 năm 1982, chuyển 2 xã Tiền Phong và Trần Lãm về thị xã Thái Bình quản lý.
Ngày 20 tháng 3 năm 1986, chuyển 3 xã: Phú Xuân, Vũ Chính, Vũ Phúc về thị xã Thái Bình quản lý.
Ngày 13 tháng 12 năm 1986, thành lập thị trấn Vũ Thư trên cơ sở 92,55 ha diện tích tự nhiên với 3.670 nhân khẩu của xã Minh Quang và 17,86 ha diện tích tự nhiên với 1.575 nhân khẩu của xã Hòa Bình.
Ngày 13 tháng 1 năm 1989, chia xã Hồng Lý thành hai xã: Hồng Lý và Đồng Thanh.
Ngày 13 tháng 12 năm 2007, chuyển xã Tân Bình về thành phố Thái Bình quản lý.
Huyện Vũ Thư có 1 thị trấn và 29 xã như hiện nay.
Huyện Vũ Thư có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vũ Thư (huyện lỵ) và 29 xã: Bách Thuận, Đồng Thanh, Dũng Nghĩa, Duy Nhất, Hiệp Hòa, Hòa Bình, Hồng Lý, Hồng Phong, Minh Khai, Minh Lãng, Minh Quang, Nguyên Xá, Phúc Thành, Song An, Song Lãng, Tam Quang, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Phong, Trung An, Tự Tân, Việt Hùng, Việt Thuận, Vũ Đoài, Vũ Hội, Vũ Tiến, Vũ Vân, Vũ Vinh, Xuân Hòa.
Có tên chữ là Thần Quang Tự – nằm ở thôn Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất xây dựng từ năm 1630; chùa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Chùa Keo là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Thái Bình.
xã Bách Thuận khi xưa thuộc tổng Thuận Vi, một địa phương nổi tiếng với nghề tơ tằm, trồng lúa và trái cây. Từ những năm 2000, xã bắt đầu chuyển sang trồng cây cảnh, hoa quy hoạch lại để phát triển Làng vườn, trở thành điểm du lịch sinh thái, homestay. Vùng hoa trải dài ở các thôn Liên Hồng, Trung Hòa, Bách Tính. Cây ăn quả ở Chiến Thắng, Bình Minh.
Cây cầu hoàn thành năm 2002, bắc qua sông Hồng thay cho khu bến phà cũ, nối liền Thái Bình và Nam Định. Nằm trên quốc lộ 10 là đoạn đường huyết mạch nối liền các tỉnh duyên hải Bắc Bộ như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình với phía Nam.
Vũ Thư là huyện nằm giữa hai thành phố là Thái Bình và Nam Định. Ngoài sản xuất nông nghiệp, lao động tại các công ty nhà máy hay các lao động tại các thành phố lớn, lao động ở ngoài nước và cộng thêm một số nghề phụ đã góp phần cho sự phát triển kinh tế ổn định của huyện. Các làng nghề, nghề phụ:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.