Nam Định
tỉnh ở phía nam đồng bằng sông Hồng của Việt Nam From Wikipedia, the free encyclopedia
tỉnh ở phía nam đồng bằng sông Hồng của Việt Nam From Wikipedia, the free encyclopedia
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ (còn gọi là đồng bằng Sông Hồng), Việt Nam,[8][9] giáp tỉnh Thái Bình về phía đông bắc, tỉnh Ninh Bình về phía tây nam, tỉnh Hà Nam về phía tây bắc và giáp vịnh Bắc Bộ về phía đông nam. Nam Định có diện tích lớn thứ 52 trong 63 tỉnh thành.
Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa những thông báo này)
|
Nam Định
|
|||
---|---|---|---|
Tỉnh | |||
Tỉnh Nam Định | |||
| |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||
Tỉnh lỵ | Thành phố Nam Định | ||
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 8 huyện | ||
Thành lập |
| ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Phạm Đình Nghị | ||
Hội đồng nhân dân | 61 đại biểu | ||
Chủ tịch HĐND | Lê Quốc Chỉnh | ||
Chủ tịch UBMTTQ | Đoàn Văn Hùng | ||
Chánh án TAND | Trần Văn Kiểm | ||
Viện trưởng VKSND | Lê Hữu Hảo | ||
Bí thư Tỉnh ủy | Phạm Gia Túc | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°15′00″B 106°15′00″Đ | |||
| |||
Diện tích | 1.691,90 km²[1][2] | ||
Dân số (2023) | |||
Tổng cộng | 1.897.116 người[3] | ||
Thành thị | 391.246 người (20,73%)[4] | ||
Nông thôn | 1.495.859 người (79,27%)[5] | ||
Mật độ | 1.130 người/km²[6] | ||
Dân tộc | Kinh, Thái, Tày,...(xem thêm) | ||
Kinh tế (2023) | |||
GRDP | 103.596 tỉ đồng (4,23 tỉ USD) | ||
GRDP đầu người | 56 triệu đồng (2.255 USD) | ||
Khác | |||
Mã địa lý | VN-67 | ||
Mã hành chính | 36[7] | ||
Mã bưu chính | 42xxxx | ||
Mã điện thoại | 228 | ||
Biển số xe | 18 | ||
Website | namdinh | ||
Năm 2023, Nam Định là đơn vị hành chính Việt Nam đứng thứ 13 về số dân, xếp thứ 33 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 9 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.876.854 người dân[10], GRDP đạt 103.596 tỉ Đồng (tương ứng với 4,23 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng (tương ứng với 2.255USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,23%.[11]
Tỉnh Nam Định trải dài từ 19°54′B đến 20°40′B và từ 105°55′Đ đến 106°45′Đ.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Nam Định, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía đông nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 90 km về phía tây nam, có vị trí địa lý:
Tỉnh Nam Định có diện tích là 1.668 km² và dân số năm 2023 là 1.876.854 người.[12]
Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
Nam Định có bờ biển dài 72 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: cửa Ba Lạt sông Hồng, cửa Đáy sông Đáy, cửa Lạch Giang sông Ninh Cơ và cửa Hà Lạn sông sò.
Tỉnh Nam Định có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng đầu tiên của Việt Nam theo công ước RAMSA, 2 khu vực còn lại thuộc Thái Bình và Ninh Bình.
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn các xã ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004 với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là một trong 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
Tại Nam Định, phạm vi do UNESCO công nhận gồm 2 tiểu vùng nằm ở cửa Ba Lạt và cửa Đáy.
Khí hậu của Nam Định mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình tăng dần từ bắc xuống nam (mùa đông) , vùng ven biển mùa đông ấm hơn vùng trong nội địa, tháng 1 bình quân từ 16-18 độ (thành phố nam định 16.4 độ, Thịnh Long 17.2 độ) tháng 7 trên 29 độ. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.650 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.600 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 90 %.
Mặt khác, do nằm trong vùng ven biển vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thủy triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.
Dữ liệu khí hậu của Nam Định | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 32.3 (90.1) |
35.2 (95.4) |
36.7 (98.1) |
38.3 (100.9) |
39.5 (103.1) |
40.1 (104.2) |
39.4 (102.9) |
37.6 (99.7) |
35.8 (96.4) |
36.4 (97.5) |
34.4 (93.9) |
31.3 (88.3) |
40.1 (104.2) |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | 19.6 (67.3) |
19.7 (67.5) |
22.3 (72.1) |
26.6 (79.9) |
31.0 (87.8) |
32.6 (90.7) |
32.9 (91.2) |
31.8 (89.2) |
30.5 (86.9) |
28.2 (82.8) |
25.0 (77.0) |
21.8 (71.2) |
26.8 (80.2) |
Trung bình ngày °C (°F) | 16.4 (61.5) |
17.0 (62.6) |
19.6 (67.3) |
23.5 (74.3) |
27.2 (81.0) |
28.8 (83.8) |
29.3 (84.7) |
28.6 (83.5) |
27.3 (81.1) |
24.7 (76.5) |
21.4 (70.5) |
18.1 (64.6) |
23.5 (74.3) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | 14.4 (57.9) |
15.3 (59.5) |
17.9 (64.2) |
21.5 (70.7) |
24.6 (76.3) |
26.2 (79.2) |
26.7 (80.1) |
26.1 (79.0) |
25.0 (77.0) |
22.2 (72.0) |
19.2 (66.6) |
15.9 (60.6) |
21.2 (70.2) |
Thấp kỉ lục °C (°F) | 4.6 (40.3) |
5.3 (41.5) |
6.4 (43.5) |
12.1 (53.8) |
17.2 (63.0) |
19.2 (66.6) |
21.3 (70.3) |
22.3 (72.1) |
16.7 (62.1) |
13.3 (55.9) |
6.7 (44.1) |
5.1 (41.2) |
4.6 (40.3) |
Lượng mưa trung bình mm (inches) | 24 (0.9) |
29 (1.1) |
49 (1.9) |
93 (3.7) |
177 (7.0) |
206 (8.1) |
230 (9.1) |
296 (11.7) |
323 (12.7) |
226 (8.9) |
62 (2.4) |
28 (1.1) |
1.734 (68.3) |
Số ngày mưa trung bình | 9.3 | 13.1 | 16.3 | 13.4 | 12.1 | 12.9 | 12.4 | 15.4 | 14.5 | 11.9 | 7.1 | 5.6 | 143.9 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 85.2 | 88.1 | 90.3 | 89.4 | 85.1 | 83.2 | 81.9 | 85.4 | 85.6 | 83.8 | 82.3 | 82.5 | 85.2 |
Số giờ nắng trung bình tháng | 74 | 42 | 44 | 94 | 191 | 183 | 209 | 175 | 175 | 169 | 139 | 124 | 1.619 |
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[13] |
Tỉnh Nam Định có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện với 175 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 146 xã, 14 phường và 15 thị trấn.[14] Tỉnh lỵ là thành phố Nam Định.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nam Định | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
Trên đất Nam Định, dấu tích con người ở thời kỳ này còn lưu lại ở các dãy núi thuộc huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên nằm về phía tây bắc của tỉnh. Tại đây đã tìm thấy những chiếc rìu đá có vai mài lưỡi, các hòn nghè, chày đá và bàn nghiền. Đó là những dấu tích của những cư dân thuộc thời kỳ đồ đá mới hoặc sơ kỳ đồ đồng đã từ vùng rừng núi tiến xuống khai phá vùng đồng bằng ven biển để sinh sống và dần dần tiến tới lập các làng xóm. Vào lúc cực thịnh của thời kỳ đồ đá, ở tỉnh Nam Định cũng như nhiều địa điểm khác trên đất nước, đã nở rộ những nền văn hoá nguyên thủy. Ngoài kinh tế hái lượm những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên, người nguyên thủy trên đất Nam Định đã bắt đầu sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Nằm trong cương vực nước Văn Lang của các vua Hùng trải dài từ miền trung du đến miền đồng bằng ven biển, vùng đất Nam Định khi ấy tương đương với đất các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định và phần phía bắc của huyện Nam Trực hiện nay. Theo ngọc phả đền thờ Tam Bành ở thôn Bảo Ngũ, xã Quang Trung thì vào thời Hùng Vương, huyện Vụ Bản có tên là huyện Bình Chương thuộc bộ Lục Hải, là một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Huyện Bình Chương lúc đó nằm sát biển. Tại đây có cửa biển Côi Sơn (núi Gôi) mà dấu vết còn lại đến ngày nay là địa danh cồn Dâu, cồn Cói ở các vùng quanh chân núi.
Cùng với các nghề trồng lúa nước, trồng rau củ và hoa quả thì những ngành kinh tế khai thác vẫn giữ vai trò quan trọng. Tại di chỉ núi Hổ, trong các di vật tìm được có nhiều mũi tên bằng đá và xương động vật. Cách đó không xa tại hang Lồ (núi Lê) cũng tìm thấy khá nhiều các loại xương thú khác nhau. Săn bắn bổ sung nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho con người, đồng thời cung cấp da, xương, sừng cho một số nghề thủ công như chế tạo đồ trang sức, đồ dùng, vũ khí.
Năm 1963, tại núi Mai Độ (còn gọi là núi Hình Nhân) thuộc xã Yên Tân, huyện Ý Yên đã phát hiện một số hiện vật đồng có giá trị. Núi có 4 đỉnh, đỉnh cao nhất cao 52m. Đây là núi đá có lẫn đất, không có cây cao, trên mặt chỉ phủ một lớp cỏ mỏng. Sườn phía đông có một khoảng đất tương đối bằng phẳng, rộng độ 2 sào, nguyên trước có một kiến trúc tôn giáo không biết của đời nào vì đã bị phá hủy từ lâu. Cách chân núi về phía Tây 400m là thôn Mai Độ, phía Đông là thôn Mai Sơn, xung quanh núi là cánh đồng chiêm. Các hiện vật đồng được phát hiện gồm có dao, giáo và rìu.
Sau khi nước Nam Việt bị nhà Tây Hán đánh chiếm vào năm 111 TCN, đất nước bước vào một thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm. Nam Định lúc đó nằm trong quận Giao Chỉ. Do điều kiện thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, vùng đất Nam Định trở thành một trung tâm nông nghiệp từ rất sớm.
Trên cơ sở một nền văn hoá bản địa vững chắc thể hiện bản lĩnh, cá tính, lối sống và truyền thống mà cốt lõi là ý thức độc lập, tự chủ và tinh thần yêu quê hương, đất nước, cư dân Nam Định cổ đã tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, làm phong phú thêm văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, nét bao trùm lên lịch sử thời kỳ Bắc thuộc trên đất Nam Định vẫn là cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ và âm mưu đồng hoá của phong kiến ngoại bang, mà tiêu biểu là nhân dân Nam Định nói chung và đặc biệt là phụ nữ, đã hăng hái tham gia và nhanh chóng đứng dưới ngọn cờ nghĩa của Hai Bà Trưng (Đầu năm 40) chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán. Theo tư liệu lịch sử hiện có, Nam Định có tới 20 tướng lĩnh cả nam lẫn nữ tham gia cuộc khởi nghĩa này. Dấu tích về các tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa tập trung nhiều ở huyện Vụ Bản, như: Lê Thị Hoa ở Phú Cốc, Chu Liên Hoa ở làng Vậy, Dung Nương và Phương Dung ở làng Cựu, Trần Cao Đạo ở làng Riềng, Trần Công Mẫn ở xã Trung Thành...
Năm 542, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Lương. Sau bốn năm chiến đấu anh dũng, cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, Lý Bí lên ngôi, xưng Hoàng Đế, xây dựng nước Vạn Xuân độc lập. Đóng góp vào cuộc khởi nghĩa này, Nam Định có tướng quân Hoàng Tề ở làng Lập Vũ (nay thuộc xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản). Ông được Lý Bí phong chức Túc vệ tướng quân, ban gươm báu và luôn cho hầu bên mình. Khi Lý Bí qua đời, Hoàng Tề theo Triệu Quang Phục.
Sau khi Ngô Quyền mất, vùng hạ lưu sông Hồng khi đó chịu sự chi phối của sứ quân Trần Lãm. Đất Nam Định dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào khí bốn phương, trong danh sách 12 sứ quân, rất nhiều vị tướng nhà Đinh và các sứ quân như: Trần Lãm, Lã Đường, Ngô Nhật Khánh, Nguyễn Khoan, Phạm Bạch Hổ được thờ ở đây. Đinh Bộ Lĩnh – người anh hùng "tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời", tự nhận về mình sứ mệnh thiêng liêng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước – không thể không tìm về vùng đất duyên hải cửa sông này.
Dưới thời Lý, Trần, Nam Định không những là một cửa ngõ của cả vùng châu thổ sông Hồng mà còn là một trung tâm kinh tế quan trọng. Các vua Lý đã dành sự quan tâm đặc biệt cho vùng đất này. Qua các tư liệu lịch sử, ta biết trên đất Nam Định xưa, nhà Lý đã cho xây ít nhất hai hành cung làm nơi cho vua dừng chân nghỉ lại trong những lần đi kinh lý vùng đất này. Vào thời Trần, Thiên Trường được coi như kinh đô thứ hai. Vị trí ứng với khu vực tháp Phổ Minh và Đền Trần ngày nay. Nơi đây còn có dấu tích của cung Trùng Quang và cung Trùng Hoa.
Do vị trí trọng yếu, Nam Định trở thành một trong những nơi giao tranh quyết liệt. Năm 1203, quân nổi loạn do Phí Lang và Bảo Lương cầm đầu từ miền Đại Hoàng (Ninh Bình) xuôi theo sông Đáy đến đất Nam Định, mở rộng hoạt động ra vùng hạ lưu. Sự rối loạn lên đến cực điểm vào năm 1208, khi trong nước "người chết đói nằm chồng chất lên nhau". Đúng lúc triều Lý bất lực trong việc điều hành đất nước, vùng đất Nam Định lại là nơi hưng khởi của nhà Trần, một triều đại đầy sức sống đã đưa quốc gia Đại Việt phát triển hưng thịnh và ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông. Đời Trần được gọi là lộ Thiên Trường, sau lại chia làm ba lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Hoàng Giang.
Tháng 5-1407, Minh Thành Tổ hạ chiếu đổi nước ta làm quận Giao Chỉ - như một địa phương của quốc gia phong kiến nhà Minh. Bằng hành động này, nhà Minh đã bộc lộ rõ ý đồ không chỉ chiếm đóng mà còn vĩnh viễn xóa bỏ nước ta, sáp nhập hẳn vào đế quốc Minh như tên gọi và đơn vị hành chính mà các đế chế đô hộ phương Bắc đã dùng từ nửa thiên niên kỷ trước.
Dưới quận, nhà Minh chia ra làm 15 phủ. Phần đất Nam Định lúc ấy thuộc hai phủ Kiến Bình và Phụng Hóa. Phủ Phụng Hóa tương đương với phủ Thiên Trường cuối thể kỷ XIV, gồm bốn huyện là Mỹ Lộc, Tây Chân, Giao Thủy và Thận Uy. Bốn trong số chín huyện thuộc phủ Kiến Bình thuộc về đất Nam Định là Ý Yên, An Bản, Vọng Doanh và Đại Loan. Cả hai phủ thuộc tỉnh Nam Định đều bị nhà Minh đổi tên. Kiến Hưng đổi thành Kiến Bình với ý nghĩa xây dựng, kiến lập sự yên ổn, vững chắc, Thiên Trường đổi thành Phụng Hóa hàm ý tuân theo sự giáo hóa, cải hóa của nhà Minh.
Đời Lê, thuộc xứ Sơn Nam, đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 năm 1741, vùng đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ.
Nhà nước thời Lê sơ rất quan tâm đến việc nông trang nói chung, công cuộc khai hoang mở rộng diện tích canh tác nói riêng bằng hàng loạt chính sách, nhất là dưới thời Hồng Đức. Cùng với hoạt động khẩn hoang tự nguyện của những người nông dân, chính quyền trung ương nhà Lê cũng đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức khẩn hoang dưới hình thức đồn điền ở phía Nam khu vực sông Hồng, trong đó có Nam Định. Khó có thể thống kê, khảo sát, xác định được đầy đủ những đồn điền thời Lê sơ đã từng có ở Nam Định. Ngoài lý do thời gian đã quá lâu, còn có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác. Cư dân đầu tiên của các đồn điền này trước hết và chủ yếu là các binh lính, tù binh, tội nhân. Họ ít và khó có điều kiện ghi chép để truyền lại cho đời sau về lịch sử khai hoang lập làng. Tuy nhiên căn cứ vào các nguồn tài liệu chính thống của nhà nước phong kiến như chính sử, điền bạ...có thể thấy vùng Nam Định tập trung khá nhiều đồn điền như:
Sở Vĩnh Hưng (thuộc vùng của tổng Cổ Nông, Trực Ninh) Sở Đông Hải (nơi có các thôn Đắc Sở, Thượng Đồng, Hạ Đồng thuộc Trực Ninh) Sở Hoa Diệp (thuộc vùng Phượng Để, Cổ Lễ, Trực Ninh) Sở Vọng Doanh (nằm trong vùng các xã Yên Quang, Yên Bằng, Yên Khang thuộc Ý Yên).
Sự trù mật của các đồn điền ở ven cửa biển vùng Giao Thủy, bên đê sông Hồng, sông Đáy tự đã làm nổi bật lên vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của vùng đất phủ Thiên Trường với nhà nước thời Lê sơ, với quốc gia Đại Việt nửa sau thế kỷ XV. Nửa sau thế kỷ XV, trên vùng ven biển Nam Định chứng kiến một công trình kết tinh thành quả lao động to lớn của nhân dân Đại Việt. Đó là việc khởi công và hoàn thành đê Hồng Đức, một con đê ngăn nước mặn có quy mô lớn đầu tiên của vùng châu thổ. Với sự đầu tư, quan tâm của trung ương và địa phương như vậy, công cuộc đắp đê ở vùng biển Nam Định, Ninh Bình thời Lê sơ đã được tiến hành với tốc độ nhanh quy mô lớn. Trên địa bàn Nam Định qua những dấu tích còn lại thì thấy đê Hồng Đức kéo dài từ cửa Đại An, qua phần bắc Nghĩa Hưng, rồi Hải Hậu về đến Hội Khê. Nhiều đoạn gần trùng với con đường 56 hiện nay.
Cùng với sự phát triển nho học của cả nước, giáo dục Nho học ở Nam Định thế kỷ XV có bước phá triển mới. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, vào năm 1428, nhà Lê đã cho mở các trường học ở phủ, lộ. Điều đáng chú ý là trong thời Lê sơ, sự phát triển của nho học ở Nam Định không chỉ diễn ra trên các vùng đất cổ như Ý Yên, Vụ Bản hay tại vùng xung quanh ấp thang mộc của nhà Trần như Lộc Vượng, mà còn ở cả địa bàn ven biển, nơi các làng mạc mới được hình thành. Trong vòng 100 năm của thời Lê sơ, Nam Định có đến 22 tiến sĩ, đại bộ phận số đại khoa này đều đỗ vào nửa sau thế kỷ XV, cho nên có thể nói Nho học ở Nam Định đã thực sự có bước phát triển mới từ sau khi Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (1463). Ngoài con số các trạng nguyên tiến sĩ kể trên là biểu hiện quan trọng của thành tựu giáo dục nho học vùng Nam Định, điều đáng nói ở chỗ không ít vị đại khoa đã trở thành những nhân vật tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng của Đại Việt thế kỷ XV nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.
Dưới triều Nguyễn, năm 1822 (Minh Mạng thứ 3) đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định[15]. Đến năm Minh Mạng 13 (1832) đổi trấn Nam Định thành tỉnh Nam Định (tỉnh Nam Định được thành lập), với 4 phủ, 18 huyện, bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng và một phần phía bắc Nam Định tách ra để cùng một phần phía nam Hà Nội lập thành tỉnh Hà Nam. Chữ Hà là từ Hà Nội và Nam là từ Nam Định. Điều này cũng lý giải cho việc vì sao chuối ngự thường được gọi là chuối ngự Nam Định bởi cho đến 1890 vùng Lý Nhân vẫn thuộc Nam Định. Từ năm 1890 Nam Định còn lại 2 phủ và 9 huyện.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính trong tỉnh luôn có sự thay đổi.
Có một giai đoạn ngắn nơi đây gồm: tỉnh Nam Định, tỉnh Bùi Chu và thành phố Nam Định. Tỉnh lị Nam Định đặt ở Hành Thiện, Xuân Trường. Sau Bùi Chu nhập với Nam Định mang tên tỉnh Nam Định.
Ngày 3.9.1957 thành phố Nam Định, trước đó là thành phố trực thuộc Trung ương, sáp nhập vào tỉnh Nam Định.Thành phố Nam Đinh là tỉnh lị của tỉnh Nam Định từ đó.
Năm 1953, 7 xã ở phía Bắc sông Đào thuộc huyện Nghĩa Hưng được cắt nhập vào huyện Ý Yên. Đồng thời, 3 huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên của tỉnh Nam Định nhập vào tỉnh Hà Nam.
Đến tháng 4 năm 1956, 3 huyện này lại được cắt trả cho Nam Định.
Tháng 5 năm 1965, tỉnh Nam Định được hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà.
Ngày 13 tháng 6 năm 1967, 2 huyện Giao Thủy và Xuân Trường hợp thành huyện Xuân Thủy; thành phố Nam Định được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập huyện Mỹ Lộc.[16].
Ngày 26 tháng 3 năm 1968, 7 xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Trực Ninh nhập với huyện Hải Hậu, 2 huyện Trực Ninh và Nam Trực nhập thành huyện Nam Ninh[17].
Năm 1975, Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.
Đến ngày 12 tháng 8 năm 1991, lại chia tách thành 2 tỉnh như cũ là Nam Hà và Ninh Bình[18].
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tách tỉnh Nam Hà để tái lập 2 tỉnh mới có tên là Nam Định và Hà Nam[19]. Khi tách ra, tỉnh Nam Định có 7 đơn vị hành chính gồm thành phố Nam Định và 6 huyện: Hải Hậu, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên.
Ngày 26 tháng 2 năm 1997, tái lập huyện Mỹ Lộc từ một số xã của thành phố Nam Định; chia huyện Xuân Thủy thành hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy; chuyển 7 xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu về huyện Nam Ninh và chia huyện Nam Ninh thành hai huyện Nam Trực và Trực Ninh[20].
Ngày 29 tháng 9 năm 1998, thành phố Nam Định được công nhận là đô thị loại 2.
Ngày 28 tháng 11 năm 2011, thành phố Nam Định được công nhận là đô thị loại 1.
Ngày 1 tháng 9 năm 2024, huyện Mỹ Lộc được sáp nhập trở lại vào thành phố Nam Định.
Như vậy, tỉnh Nam Định có 9 đơn vị hành chính cấp huyện như ngày nay, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện.
Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, Nam Định có khoảng 1.780.393 người với mật độ dân số 1.078 người/km² tức là cao hơn mật độ các thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ. Trong đó 27,1% dân số sống ở đô thị và 72,9% dân số sống ở nông thôn.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 533.378 người, nhiều nhất là Công giáo có 476.960 người, tiếp theo là Phật giáo có 55.940 người, đạo Tin Lành có 470 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 3 người, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Minh Lý đạo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hương mỗi tôn giáo chỉ có 1 người.[21]
Năm 2021, Nam Định là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với GRDP đạt 84.097 tỉ Đồng (tương ứng với 3,66 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 45,8 triệu đồng (tương ứng với 1.982 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,7%.[22]
Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2021: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,86%; khu vực dịch vụ chiếm 34,26%. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 6.219 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu trong năm ước đạt 4,08 tỉ USD, trong đó: giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 2,63 tỉ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị hàng hoá nhập khẩu ước đạt 1,45 tỉ USD, tăng 22,3%. Theo Sở Kế hoạch và đầu tư, trong năm 2021 có 882 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 23.388 tỉ đồng, tăng 9,0%; bên cạnh đó có 421 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 60,1% so với năm trước.
Cũng trong năm 2021, hoạt động vận tải có chuyển biến tích cực so với năm trước. Doanh thu vận tải tăng 5,1%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 10,5%. Tuy vậy, khối lượng hành khách luân chuyển giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung năm 2021, diện tích trồng lúa đạt 144.911 ha, giảm 0,3%. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 60,67 tạ/ha, giảm 0,1%. Sản lượng thóc đạt 879.226 tấn, giảm 0,5% so với năm 2020. Rau màu và cây hàng năm các loại gieo trồng 29.926 ha, giảm 2,4% so với năm trước.
Tổng đàn trâu là 7.726 con, tăng 0,6% so với năm 2020; đàn bò 28.011 con, giảm 1,5%; đàn lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ) ước tính là 641.050 con, tăng 0,1%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm đạt 150.470 tấn, tăng 0,2% so với năm 2020. Tổng đàn gia cầm là 9.467 nghìn con, tăng 6,1%; sản lượng thịt gia cầm các loại ước đạt 32.361 tấn.
Năm 2021, ngành Lâm nghiệp tỉnh đã tăng cường trồng rừng[23], trồng cây phân tán để có vành đai xanh bảo vệ, phòng chống bão lũ, cải tạo môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu với 31,11 ha rừng và trồng 1,6 triệu cây phân tán các loại. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 4.578 m3 , tăng 2,6%.
Sản lượng thủy sản ước đạt 178.572 tấn, tăng 4,7% so với năm trước; trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng 121.131 tấn; khai thác 57.441 tấn, tăng 1,9%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2021 ước tăng 13,30% so với năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 13,51%, đóng góp 13,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,07%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,26%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 3,27%, làm giảm 0,01 điểm phần trăm.
Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 52.712 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm trước. Xét theo ngành hoạt động: Doanh thu hoạt độngthương nghiệp ước đạt 47.087 tỷ đồng, chiếm 89,3% tổng mức, tăng 13,1% so với năm 2020; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.787 tỷ đồng, giảm 1,7%; doanh thu du lịch lữ hành là 7 tỷ đồng, giảm 32,8%; doanh thu dịch vụ đạt 2.831 tỷ đồng, tăng 7,8%.
Có : quốc lộ 10, : quốc lộ 21A, : quốc lộ 37B, : quốc lộ 38B, : đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, : đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đi qua.
Nam Định là nơi bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước với ẩm thực đặc trưng, các làng nghề, lễ hội, đình, chùa, thánh đường.[24] Nam Định là trung tâm của văn hóa xứ Sơn Nam, cũng như vùng Sơn Nam Hạ.
Làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định xưa là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua nhà Trần, một trong những triều đại lừng danh nhất trong lịch sử Việt Nam với chiến tích 3 lần chiến thắng Nguyên Mông.
Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như: Gạo tám xoan Hải Hậu và Chuối ngự là hai vật phẩm dùng để tiến vua thời phong kiến. Gỏi nhệch, gỏi sứa, cá nướng thơm Hải Hậu. Làng giò truyền thống với đa dạng các loại giò nạc, giò xào, giò mỡ, mọc, chả quấn, chả đĩa thuộc ''Hùng Uyển- Thị Trấn Cồn- Hải Hậu''. Ngoài ra còn có gạo nếp cái hoa vàng Hải Hậu. Thịt cầy, tiểu hổ Nam Trực, Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Phở bò Nam Định, Bánh gai Nông Thơm- TP Nam Định, Bánh chưng Bà Thìn - Hải Hậu, kẹo dồi (được cho là xuất phát từ ngôi làng trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố), bánh đậu xanh Hanh Tụ, bánh nhãn - Hải Hậu, Kẹo Sìu Châu (Là kẹo lạc Nam Định. Nguyên lò nấu kẹo nổi tiếng đầu tiên nằm gần một hội quán của người Triều Châu, nên có tên dân gian là kẹo Sìu Châu); bún chả Thành Nam, nem nắm Giao Thủy, nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy, gỏi.
Nem chạo Giao Xuân - Giao Thủy, nem tung Hải Hậu. Các đặc sản biển Hải Hậu, Giao Thủy là món ăn nổi tiếng toàn quốc nhất là khu vực phía nam, không những thế du khách thế giới cũng rất ưa thích. Với các món ăn trên người Nam Định thường dùng với rượu Bỉnh Ri - Giao Thịnh nổi tiếng xưa nay được lên men từ loại gạo nếp thơm ngon của huyện Giao Thủy.
Nam Định có các đặc sản, ẩm thực như: bánh cuốn làng Kênh, phở bò Nam Định, rượu Kiên Lao, mắm cáy Hoành Nha, xôi cá rô, thính gạo Yên Định, kẹo Sìu Châu (xã Nam Cường huyện Nam Trực là nơi có nhiều gia đình làm kẹo Sìu Châu nhất Nam Định), bún đũa Nam Định, bánh rang Cát Thành, gỏi nhệch, miến rong làng Phượng, cáy mật Xuân Thủy, bánh khúc, nộm rau câu Giao Thủy, tái thỏ Hải Hậu, bún cá Nam Định, bánh đa nem Xuân Tiến, nước mắm Ngọc Lâm, chè kho Nam Định, gạo thơm tám xoan Hải Hậu, củ niễng, bánh phở Đồng Sơn, bánh chưng bà Thìn Yên Định, bánh xíu páo, bún tươi Phong Lộc, nước mắm Sa Châu, bánh gối, hải sản Giao Thủy, hải sản Hải Hậu, kẹo lạc Thượng Nông, bánh gai Nam Định, xôi xíu, miến khô Nghĩa Lâm, bánh nhãn Đông Cường, nem ốc móng tay Giao Thủy, thịt chuột Vạn Lộc, cau Hải Đường, chuối ngự, đậu phụ Mỹ Hà, cá nướng úp chậu Phương Định, rượu Bỉnh Di, thịt chó tiểu hổ Cầu Vòi, kẹo dồi, nem nắm Giao Thủy.
Tỉnh Nam Định có rất nhiều nhà thờ Công giáo cổ kính. Các giáo xứ, giáo họ ở đây thuộc về Tổng Giáo phận Hà Nội (phần lớn thành phố Nam Định và các huyện Vụ Bản, Ý Yên) và Giáo phận Bùi Chu (phía nam thành phố Nam Định và 6 huyện còn lại).[26] Trong số 117 Thánh tử vì đạo tại Việt Nam có đến 32 vị thánh có sinh quán tại Nam Định.[27] Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn viết theo dã lục rằng Nam Định là nơi có giáo sĩ Công giáo đầu tiên đến truyền đạo ở Việt Nam, vào năm Nguyên Hòa thứ nhất, tức năm 1533.
Nam Định có nhiều trung tâm thể thao lớn là Sân vận động Thiên Trường (tên cũ là Sân vận động chùa Cuối), Nhà thi đấu Trần Quốc Toản, các trận bóng đá và bóng chuyền được tổ chức tại đây. Hai trung tâm này nằm trên đường Hùng Vương, Hàn Thuyên, Trường Chinh của thành phố Nam Định.
Năm 2014, tỉnh Nam Định đã khánh thành và đưa vào sử dụng Cung thể thao tỉnh Nam Định gồm nhà thi đấu đa năng 4000 chỗ ngồi và bể bơi có mái che đạt chuẩn quốc tế để phục vụ Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII do Nam Định đăng cai làm chủ nhà. Ngoài ra còn có rất nhiều sân thể thao mini phục vụ phong trào thể thao quần chúng với các môn thể thao phổ biến là cầu lông, bóng đá, bóng chuyền.
Bóng đá Nam Định đã hai lần đoạt chức vô địch Đông Dương trong tên gọi Đội Cotonkin năm 1941, 1945, vô đich quốc gia năm 1985, lúc đó mang tên đội bóng Công nghiệp Hà Nam Ninh, với danh thủ Nguyễn Văn Dũng Lưu trữ 2008-03-09 tại Wayback Machine. Năm 2001, đội Nam Định về nhì giải vô địch quốc gia. Năm 2007, đội bóng đá Nam Định với tên gọi Đạm Phú Mỹ Nam Định đoạt Cúp Quốc gia lần đầu tiên.
Đội bóng Nam Định đăng quang ngôi Vô địch U21 QG năm 2011.
Từ xa xưa mảnh đất Nam Định luôn được mệnh danh là "đất học" , là một tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học bậc nhất của cả nước. Sở Giáo dục cũng như Đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia nhiều năm xếp thứ nhất toàn quốc. Ngoài ra còn có nhiều học sinh đạt giải trong các kì thi OLYMPIC quốc tế, khẳng định truyền thống hiếu học của mảnh đất thành Nam.
Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (tức Trường Thành Chung Nam Định xưa) là một trong những ngôi trường Chuyên nổi tiếng hàng đầu của cả nước với bề dày thành tích đáng nể 100 năm xây dựng và phát triển. Trường cũng thường được gọi là "trường Lê", để phân biệt với trường cùng tên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có một số ngôi trường khác cũng khá nổi bật là các trường THPT Giao Thủy, (trường chuẩn quốc gia năm 2003), trường THPT Xuân trường A, THPT Trần Hưng Đạo (trường chuẩn quốc gia năm 2009), THPT Nguyễn Khuyến (trường chuẩn quốc gia), THPT Hải Hậu A (trường chuẩn quốc gia năm 2003), THPT Tống Văn Trân (trường chuẩn quốc gia năm 2012), THPT Lý Tự Trọng, THCS Trần Đăng Ninh, Tiểu học Phạm Hồng Thái, THCS Nguyễn Hiền, THPT B Nghĩa Hưng, THPT Mỹ Tho - Ý Yên. Ngoài ra trong top 200 trường có kết quả cao nhất cả nước thì Nam Định có tới 17 trường, cứ trung bình mỗi trung tâm cấp huyện hay thành phố có 2 trường nằm trong top các trường dẫn đầu cả nước chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% các trường toàn tỉnh. Trong Top 100 trường Trung học phổ thông tốt nhất Việt Nam năm 2009, Nam Định có tới 7 trường.
Nam Định có Trường Đại học Điều dưỡng được thành lập năm 2005 là trường Đại học đào tạo về Điều Dưỡng đầu tiên của cả nước (257 Hàn Thuyên, Thành phố Nam Định); ngoài ra còn có các trường ĐH khác như trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định; trường Đại học Dân Lập Lương Thế Vinh; trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp; trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định và 12 trường cao đẳng khác...
Về giáo dục phổ thông, tỉnh Nam Định thường xếp vị trí thứ nhất trong các bảng thống kê về kết quả thi THPT Quốc gia, thi tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ đại học...
Về giáo dục chất lượng cao, thành tựu của tỉnh Nam Định có thể liệt kê sơ bộ theo các năm học dưới đây:
Năm học 2020 - 2021:
1 HCĐ Olympic Toán học Quốc tế (Trần Nhật Minh)
Năm học 2019 - 2020:
1 HCV Olympic Hoá học Quốc tế (Nguyễn Văn Hoàng)
Phạm Minh Nguyệt (Nam Trực - Nam Định) tốt nghiệp Thủ Khoa học viện Nông Nghiệp
Năm học 2018 - 2019
1 HCB Olympic Hóa học Quốc tế (Phạm Thanh Lâm) [28]
Năm học 2017 - 2018:
1 HCB Olympic Hóa học Quốc tế (Hoàng Thanh Tùng) [29]
1 em dành học bổng toàn phần bậc đại học ở 12 trường đại học danh tiếng thế giới, trong đó có ĐH Stanford và ĐH Chicago ở Mỹ (Vũ Đức Tài)[30]
1 em dành học bổng 4 tỷ đồng ở bậc đại học ở đại học ĐH Texas Christian ở Mỹ (Nguyễn Thị Thúy Quỳnh)
Năm học 2016 - 2017:
1 em dành học bổng toàn phần bậc đại học ở học viện công nghệ hàng đầu thế giới, Massachusetts Institute of Technology, ở Mỹ (Đinh Thị Hương Thảo) [31][32]
Năm học 2015 - 2016:
1 HCV Olympic Vật Lý Quốc tế, 1 HCB Olympic Vật Lý châu Á (Đoàn Thị Anh Thư),
1 HCĐ Olympic Toán học Quốc tế (Vũ Đức Tài)[33],
1 HCĐ Olympic Vật Lý Quốc tế (Phạm Ngọc Nam),
2 HCĐ Olympic Vật Lý châu Á (Phạm Ngọc Nam, Nguyễn Văn Quân),
1 Bằng khen Olympic Vật lý châu Á (Đỗ Thùy Trang)[34]
1 HCB Olympic Hóa học Quốc tế (Nguyễn Thành Trung) [35], 1 HCB Olympic Hóa học Quốc tế (Nguyễn huy Hoang- truong Am)
1 thủ khoa Khối A1 toàn quốc năm 2016 (Trần Trung Dũng)[36]
Ngày 21/08/2016, Olympia 16 kết thúc, THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) đã đạt giải á quân (Lâm Vũ Tuấn)
Năm học 2014 - 2015:
1 HCV Olympic Vật Lý Quốc tế,1 HCB Olympic Vật Lý châu Á (Đinh Thị Hương Thảo)[37][38]
1 HCĐ Olympic Sinh học quốc tế (Phạm Minh Đức)[39]
1 thủ khoa Khối B toàn quốc năm 2015 (Nguyễn Hoàng Hải)[40]
2013-2014:(nguồn: trang wiki trường Lê Hồng Phong Nam Định)
2012-2013:
2011-2012:
2010-2011:
2009 - 2010:
2008 - 2009:
2006 - 2007:
2005 - 2006:
2003 - 2004:
2002 - 2003:
2000 - 2001:
1999 - 2000:
1998 - 1999:
1997 - 1998:
1996 - 1997:
1994 - 1995:
1993 - 1994:
Nam Định là quê hương của nhiều chính khách và học giả nổi tiếng. Dưới đây là một số cá nhân tiêu biểu cho đất và người nơi đây:
Mỹ Tho vốn là tên một tỉnh cũ ở miền Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) và thuộc Khu 8 (còn gọi là Khu Trung Nam bộ) trong Chiến tranh Việt Nam. Trong giai đoạn 1967-1968, lần lượt địa bàn tỉnh Mỹ Tho được chia ra thành ba đơn vị hành chính cấp tỉnh, cùng tồn tại độc lập, ngang hàng nhau là tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho. Trong đó, thành phố Mỹ Tho giữ vai trò là trung tâm chỉ đạo của toàn Khu 8 lúc bấy giờ. Tháng 2 năm 1976, ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau này được hợp nhất thành một tỉnh có tên gọi mới là tỉnh Tiền Giang cho đến ngày nay. Từ đó, Mỹ Tho chỉ còn là tên gọi của thành phố tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh này: thành phố Mỹ Tho. Tháng 8 năm 1968, tại huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam Định ngày nay đã có một trường học mới được thành lập, lấy tên là Trường Cấp III Mỹ Tho và ngày nay là trường Trung học phổ thông Mỹ Tho - một mái trường mang tên của một tỉnh miền Nam kết nghĩa với tỉnh Nam Định. Hiện tại, thành phố Nam Định có chợ lớn thứ hai trong thành phố có tên gọi là chợ Mỹ Tho. Đầu năm 2014, tuyến đường D3 trong Khu đô thị mới Thống Nhất ở thành phố Nam Định cũng được đặt tên là đường Mỹ Tho. Tháng 8 năm 2013, chính quyền thành phố Mỹ Tho cũng ra quyết định thành lập trường Trung học cơ sở Nam Định.
Di sản tôn giáo, tín ngưỡng:
Di tích lịch sử thời Trần:
Di tích lịch sử thời Nguyễn:
Di sản văn hóa khác:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.