Danh nhân thời Đinh

From Wikipedia, the free encyclopedia

Remove ads
Remove ads

Danh nhân thời Đinh là những nhân vật lịch sử đã theo giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, làm quan dưới triều đại nhà Đinh hoặc những người có liên quan trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của vị vua này. Các danh nhân thời Đinh thường được biết đến qua các chính sử hoặc dã sử trong dân gian Việt Nam.

Thời kỳ loạn 12 sứ quân có nguyên nhân sâu xa từ quá trình phân hóa xã hội thời Bắc thuộc, dẫn đến việc xuất hiện tầng lớp thổ hào, quan lại có thế lực mạnh về kinh tế, chính trị và tạo ra sự phân tán cát cứ. Thực chất của cuộc nội chiến này là việc đấu tranh giành quyền lực tối cao trên đất Tĩnh Hải quân của các thủ lĩnh địa phương khi nhà Đường suy yếu. Thời thế tạo anh hùng, lúc này người Việt có cơ hội đứng lên tranh giành quyền lãnh đạo. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh là người hoàn thành sứ mệnh đánh dẹp nội chiến, lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, xây cung điện, đặt triều nghi, bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại thắng Minh hoàng đế. Trong chiến thắng đó, đã có rất nhiều tướng lĩnh đóng góp công sức. Nhưng chính sử Việt Nam thì ghi chép rất sơ sài, chỉ những nhân vật tiêu biểu của thời đại, còn phần lớn được lưu lại được qua những thần phả, thần tích, ngọc phả rải rác trong các đền, đình, chùa, miếu hiện nay. Vì thời 12 sứ quân đã diễn ra cách nay quá xa, nên các tài liệu dã sử có thể có nhiều dị bản khác nhau giữa các nơi thờ chung một vị tướng. Các địa phương đã có di tích thờ tự các nhân vật lịch sử này, họ trở thành những danh nhân tiêu biểu của quê hương, đó là tiêu chí quan trọng nhất để đưa các vị tướng nhà Đinh vào danh sách.

Remove ads

Võ tướng thời Đinh

Dưới đây danh sách 282 võ tướng thời Đinh được cập nhật:

Thêm thông tin Tên, Tư liệu lịch sử ...
Remove ads

Nhân vật hoàng gia

Dưới đây danh sách các nhân vật hoàng gia triều đại nhà Đinh:

Thêm thông tin Tên, Nơi thờ chính ...
Remove ads

Thống kê

Theo địa phương

Theo sự kiện

Theo quân số

Sau thắng lợi trong việc chống lại quân đội của Hậu Ngô vương, Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với Trần Lãm ở Cửa Bố, do đó quân đội của Đinh Bộ Lĩnh không chỉ tăng về quân số, lương thực, mà cả địa bàn hoạt động; đến khi cục diện 12 sứ quân bùng nổ thì đội quân của Đinh Bộ Lĩnh tiếp tục được bổ sung thêm từ nhiều nguồn như sau:

  • Bạch Tượng, Bạch Địa, Đỗ Đài đến phủ Ứng Thiên tụ tập dân chúng lập nên trang Nguyễn Xá, sau các ông đưa 500 quân theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân ở Sơn Tây.[104]
  • Bùi Quang Dũng tụ tập được 600 quân binh tại Phong Châu (Phú Thọ) và đưa về gia nhập với lực lượng Hoa Lư.[105]
  • Trần Công Mẫn tuyển từ Nghĩa Hưng (Nam Định) hơn 1.000 lính gia nhập lực lượng của Trần Ứng Long.
  • Phạm Hạp, Phạm Cự Lượng đem hơn 2.000 người, ngựa từ quê hương Hải Dương đến Hoa Lư phò Đinh Bộ Lĩnh tham gia dẹp loạn 12 sứ quân.
  • Đinh Bộ Lĩnh đến trang Đồi Thượng (Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định) chiêu mộ được 18 người tình nguyện đi theo.
  • Đinh Bộ Lĩnh trên đường dẹp loạn 12 sứ quân đã đến làng Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, Ứng Hòa (Hà Nội) tuyển chọn được 12 thanh niên trai tráng của làng Hữu Vĩnh xung vào đội quân.[106]
  • Đinh Bộ Lĩnh về Đặng Xá (Kim Bảng, Hà Nam) lập đồn trại và truyền hịch Cần Vương dẹp giặc và đã có trên 600 người dân và 180 tráng đinh Đặng Xá, Đồng Lạc, Khê Vĩ theo giúp.
  • Đinh Liễn về Ái Châu (Thanh Hóa) tuyển được 3.000 trai tráng và Lê Hoàn
  • Nguyễn Đức Long, Nguyễn Đức Học cùng 30 người thuộc 5 họ: Nguyễn, Trần, Hoàng, Bùi, Mai theo về với Trần Lãm và khi Đinh Bộ Lĩnh.
  • Nguyễn Viết, Nguyễn Sùng, Nguyễn Thiện chiêu tập binh sĩ được hơn 300 người ở Hưng Yên gồm Phượng Lâu 5, An Tàô 10, An Xá 45, Vĩnh Đồng 45, Dưỡng Phú 51, Cốc Khê Tạ Xá 55, Đào Xá 36 và trang sở tại 55 người, rồi gia nhập quân đội Nguyễn Bặc đánh dẹp loạn 12 sứ quân.
  • Phạm Cả tập hợp được 100 người làng ở Nam Định đến theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn, sau được phong làm Huyện doãn huyện Thiên Bản (Vụ Bản).
  • Lê Chương và Lê Du chiêu tập được hơn 1.000 binh lính, chia làm 2 đồn đống ở Phú Lộc, Nho Quan, Ninh Bình sau theo hết về với Đinh Bộ Lĩnh.
  • Lý Mộc Trang đã dung nạp 300 người ở Phú Thọ cùng theo về tham gia quân đội Hoa Lư khởi nghĩa dẹp loạn 12 sứ quân.
  • Nguyễn Tấn đứng ra chiêu mộ được khoảng 200 trai tráng, thường xuyên luyện tập võ nghệ, đóng quân tại trại Âu Hoá nay là xã Nghĩa An huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.
  • Võ Trung thu nạp quân và tướng sĩ được 10.000 người gia nhập về động Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh phong Võ Trung làm Tham tám trung quân Nguyên soái đại tướng quân.
  • Đặng Sỹ Nghị chiêu mộ binh lính, gia thần, sỹ tử được hơn 6.000 người ở Hải Dương dẫn đến ứng tuyển và được Đinh Bộ Lĩnh phong làm ” Đặng Sỹ thống lãnh đại tướng quân”.
  • Đào Ngọc Sâm sau khi rời quê hương đến vùng Hải Dương đã chiêu mộ dân binh được hơn 2.000 người theo giúp Đinh Tiên Hoàng.
  • Đương Giang thu nạp được 5.000 quân lính vùng Đông Anh và 30 trai tráng làng Đào Thục giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp giặc Ngô.
  • Lý Đài, Lý Trâu, Lý Quốc mang hơn 30 trai tráng các thôn Lộng Đình, Trình Xá, Cát Lư (Hưng Yên) đến xin làm gia thần cho Đinh Tiên Hoàng.
  • Nguyễn Bặc thừa lệnh Đinh Bộ Lĩnh về Phú Cốc (Vụ Bản) chiêu mộ quân sĩ. Chỉ trong vòng mấy chục ngày mà ông đã chiêu mộ được hơn 3.000 nghìn người.[107]
  • Đinh Đức Đạt và Đinh Đức Thông người phường Lư Châu dấy binh đi theo Đinh Bộ Lĩnh đã được nhân dân địa phương tham gia rất đông.
  • Đinh Hùng Lực là người dẫn nhân đinh ở địa phương ra sức giải vây cho Đinh Bộ Lĩnh.
  • Đinh NgaHà Nam tập hợp trai tráng quanh vùng với những người tài giỏi như Đinh Thiết, Đinh Ngân, Phạm Đức, Trần Huy, Đinh Mỹ theo về ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh.
  • 5 anh trai của hoàng hậu Đinh Thị Tỉnh quê huyện Đông Hưng (Thái Bình) đã huy động được 500 quân binh với đầy đủ vũ khí gia nhập lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh.
  • 3 anh em trai họ Cao người Trang Sơn Lộ (Quốc Oai) đã thu nạp 300 tráng đinh đi theo lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh.[108]
  • Đinh Văn Cung tập hợp được hơn 100 người dân trang Vạn Tải (Nam Sách, Hải Dương) theo tướng Nguyễn Bắc làm gia thần.
  • Đương Chu là tướng được Đinh Bộ Lĩnh cử làm sứ giả đi đến các đạo để chiêu mộ quân sĩ, trong đó chỉ riêng làng Hướng Nghĩa, Vụ Bản có đến 18 người đi.
  • Lê Xuân Vinh và Luận Nương đã tập hợp trai tráng trong làng thành đội dân binh theo giúp Đinh Bộ Lĩnh.
  • Đinh Điền cùng Lương Tuấn đã vận động quân dân lập 9 Đại bản doanh từ Yên Lữ, Yên Bạc quê ngoại của Đinh Điền đến các nơi như: Xuân Dương, Phú Mỹ, Yên Liêu, Bồ Vi và Chùa Tháp góp phần giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn 12 sứ quân.
  • Nguyễn Phúc chiêu binh, xây dựng lực lượng, sắm sửa vũ khí thành lập một căn cứ riêng ở Khả Khu, xung quanh làng đào hào đắp luỹ, lập lên bốn điếm canh giữ bốn góc làng, Sau ông hàng phục Đinh Bộ Lĩnh, được phong làm quan.
  • Phạm Hán và Phạm Phổ gặp lúc có loạn 12 sứ quân, bèn kết giao hào kiệt bốn phương, chiêu mộ trai tráng thiết lập đồn lũy trên đất Mai Khu.
  • Trình Minh thu nạp trai tráng xứ Thanh đến gia nhập lực lượng Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh đã cử ông làm mưu sĩ kiêm Đẳng nhung sự.
  • Trịnh Minh, Trịnh Lương, Trịnh Nguyên, Trịnh Khang truyền binh sĩ thiết lập đồn doanh ở bốn nơi: Minh công đóng ở xứ Cửa Chùa, Lương công đóng ở xứ Cửa Triệu, Nguyên công đóng ở xứ Kiều Kinh, Khang công đóng ở xứ Bến Bến sau theo Đinh Bộ Lĩnh.
  • Ba anh em ruột người trang Vân Đình đã mộ binh theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Remove ads

Di tích thời Đinh

Các di tích về thời Đinh có thể chia thành các nhóm Di tích hình thành từ thời Đinh và Di tích thờ nhân vật thời Đinh, phần lớn là các đền, đình, chùa, miếu thờ các nhân vật lịch sử.

Di tích hình thành từ thời Đinh: Di tích hình thành từ thời Đinh chỉ có ở nửa phía Bắc Việt Nam, các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra nằm trong phạm vi ranh giới nước Đại Cồ Việt xưa, tập trung nhiều ở kinh đô Hoa Lư và phụ cận.

Di tích thờ nhân vật thời Đinh: Di tích thờ nhân vật thời Đinh được xây dựng ở nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và có ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều hơn cả ở vùng ranh giới Đại Cồ Việt xưa.

Remove ads

Chú thích

Loading content...
Loading related searches...

Wikiwand - on

Seamless Wikipedia browsing. On steroids.

Remove ads