From Wikipedia, the free encyclopedia
Phạm Đại Dương (sinh năm 1974) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.[1]
Phạm Đại Dương | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 23 tháng 5 năm 2021 – nay 3 năm, 181 ngày |
Chủ tịch Quốc hội | Vương Đình Huệ Trần Thanh Mẫn |
Vị trí | Việt Nam |
Đại diện | Phú Yên |
Nhiệm kỳ | 30 tháng 1 năm 2021 – nay 3 năm, 295 ngày |
Tổng Bí thư | Nguyễn Phú Trọng Tô Lâm |
Nhiệm kỳ | 27 tháng 8 năm 2020 – nay 4 năm, 85 ngày |
Phó Bí thư | Cao Thị Hòa An (Th.trực) Trần Hữu Thế (đến 10/2022) Tạ Anh Tuấn (từ 11/2022) |
Tiền nhiệm | Huỳnh Tấn Việt |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Nhiệm kỳ | 8 tháng 8 năm 2018 – 16 tháng 11 năm 2020 2 năm, 100 ngày |
Phó Chủ tịch | Trần Hữu Thế (đến 11/2020) Nguyễn Chí Hiến (đến 11/2020) Phan Đình Phùng (đến 11/2020) |
Tiền nhiệm | Hoàng Văn Trà |
Kế nhiệm | Trần Hữu Thế |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 8 năm 2018 – 27 tháng 8 năm 2020 2 năm, 26 ngày |
Tiền nhiệm | Hoàng Văn Trà |
Kế nhiệm | Trần Hữu Thế |
Nhiệm kỳ | 5 tháng 10 năm 2015 – 1 tháng 8 năm 2018 2 năm, 300 ngày |
Vị trí | Việt Nam |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 6 tháng 2, 1974 |
Nghề nghiệp | chính trị gia |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | Thạc sĩ Quản lí khoa học - công nghệ |
Quê quán | phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội |
Phạm Đại Dương sinh năm 1974, quê quán ở Phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.[2] Ông là cháu nội của Đại tá Phạm Trinh Cán.
Ông có bằng Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ.
Ông Phạm Đại Dương là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có trình độ Cao cấp lí luận chính trị.[cần dẫn nguồn]
Phạm Đại Dương từng trải qua các chức vụ Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và xúc tiến đầu tư khu công nghệ cao Hòa Lạc, Phó trưởng Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc, và Trưởng Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc.[3]
Ngày 5 tháng 10 năm 2015, Phạm Đại Dương, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo Quyết định 1709/QĐ-TTg.[4] Ông kiêm Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ngày 1 tháng 8 năm 2018, Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, được Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 luân chuyển, chỉ định giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhiệm kì 2015-2020, và được giới thiệu ứng cử vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên.[2][5]
Ngày 8 tháng 8 năm 2018, tại phiên họp bất thường của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên, Phạm Đại Dương được toàn bộ 47 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên thay cho ông Hoàng Văn Trà luân chuyển công tác làm ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[5][6]
Từ ngày 06 tháng 8 đến ngày 28 tháng 10 năm 2019, ông tham gia Lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII của Đảng tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngày 19 tháng 8 năm 2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên bầu ông Phạm Đại Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, làm Bí thư Tỉnh ủy.[7]
Ngày 29 tháng 8 năm 2020, tại thành phố Tuy Hòa, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, đồng chí Hà Ban, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Phạm Đại Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhiệm kỳ 2015-2020.[8]
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026[9].
- 7/2021: Đại biểu Quốc hội khóa XV và Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên, Tổ trưởng Tổ Đảng.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.