Chủ tịch Quốc hội Việt Nam giai đoạn 2021–2024 From Wikipedia, the free encyclopedia
Vương Đình Huệ (sinh ngày 15 tháng 3 năm 1957 tại Nghệ An) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026. Trung ương Đảng ngày 30 tháng 4 năm 2024 đồng ý để ông thôi tất cả các chức vụ do vi phạm những điều Đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu guơng của cán bộ, gây dư luận xấu ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.
Vương Đình Huệ | |
---|---|
Vương Đình Huệ, tháng 9 năm 2023 | |
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 31 tháng 3 năm 2021 – 2 tháng 5 năm 2024[1] 3 năm, 32 ngày |
Phó Chủ tịch |
|
Tiền nhiệm | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Kế nhiệm | Trần Thanh Mẫn |
Nhiệm kỳ | 31 tháng 3 năm 2021 – 2 tháng 5 năm 2024[1] 3 năm, 32 ngày |
Tiền nhiệm | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Kế nhiệm | Trần Thanh Mẫn |
Nhiệm kỳ | 7 tháng 2 năm 2020 – 2 tháng 4 năm 2021 1 năm, 54 ngày |
Phó Bí thư | Ngô Thị Thanh Hằng (11/2015-10/2020) Nguyễn Thị Bích Ngọc (11/2015-10/2020) Đào Đức Toàn (11/2015-10/2020) Nguyễn Đức Chung (11/2015-8/2020) Chu Ngọc Anh (từ 18/9/2020) Nguyễn Thị Tuyến (từ 10/2020, thường trực) Nguyễn Ngọc Tuấn (từ 10/2020) Nguyễn Văn Phong (từ 10/2020) |
Tiền nhiệm | Hoàng Trung Hải |
Kế nhiệm | Đinh Tiến Dũng |
Nhiệm kỳ | 9 tháng 4 năm 2016 – 11 tháng 6 năm 2020 4 năm, 63 ngày |
Thủ tướng | Nguyễn Xuân Phúc |
Tiền nhiệm | Vũ Văn Ninh |
Kế nhiệm | Lê Minh Khái |
Nhiệm kỳ | 12 tháng 7 năm 2016 – 11 tháng 10 năm 2017 1 năm, 91 ngày |
Phó Trưởng ban | Nguyễn Trung Hiếu |
Tiền nhiệm | Vũ Văn Ninh |
Kế nhiệm | chấm dứt hoạt động |
Nhiệm kỳ | 27 tháng 1 năm 2016 – 26 tháng 4 năm 2024 8 năm, 90 ngày |
Tổng Bí thư | Nguyễn Phú Trọng |
Nhiệm kỳ | 28 tháng 12 năm 2012 – 11 tháng 4 năm 2016 3 năm, 105 ngày |
Phó Trưởng ban |
|
Tiền nhiệm | Trương Tấn Sang (chức vụ bãi bỏ năm 2007) |
Kế nhiệm | Nguyễn Văn Bình |
Nhiệm kỳ | 3 tháng 8 năm 2011 – 23 tháng 5 năm 2013 1 năm, 293 ngày |
Tiền nhiệm | Vũ Văn Ninh |
Kế nhiệm | Đinh Tiến Dũng |
Vị trí | Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 22 tháng 5 năm 2011 – 2 tháng 5 năm 2024 12 năm, 346 ngày |
Chủ tịch Quốc hội |
|
Vị trí | Việt Nam |
Đại diện | Bình Định, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hải Phòng |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 7 năm 2006 – 2 tháng 8 năm 2011 5 năm, 32 ngày |
Tiền nhiệm | Đỗ Bình Dương |
Kế nhiệm | Đinh Tiến Dũng |
Vị trí | Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 25 tháng 4 năm 2006 – 26 tháng 4 năm 2024 18 năm, 1 ngày |
Tổng Bí thư |
|
Nhiệm kỳ | tháng 7 năm 2001 – tháng 6 năm 2006 |
Tổng Kiểm toán | Đỗ Bình Dương |
Tiền nhiệm | Bùi Hải Ninh |
Kế nhiệm | Lê Minh Khái |
Vị trí | Việt Nam |
Nhiệm kỳ | tháng 3 năm 1999 – tháng 6 năm 2001 |
Hiệu trưởng | GS. TS Vũ Văn Hóa |
Vị trí | Việt Nam |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 15 tháng 3, 1957 xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Nơi ở | Hà Nội |
Nghề nghiệp | Chính khách |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam 9 tháng 3 năm 1984 |
Vợ | Nguyễn Vân Chi |
Cha | Vương Đình Sâm |
Mẹ | Võ Thị Cầm |
Họ hàng | Vương Đình Ngọc (anh trai, mất 1973) |
Học vấn | Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế |
Website | Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Ngày 2 tháng 5 năm 2024, Quốc hội khóa XV họp bất thường lần thứ 7 để miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội của ông Huệ.
Vương Đình Huệ sinh ngày 15 tháng 3 năm 1957, quê quán tại làng chài Xuân Lộc, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.[2]
Cha ông là Vương Đình Sâm, làm công an, sau đó làm cho bưu chính xã Nghi Xuân. Còn mẹ ông là bà Võ Thị Cầm (sinh năm 1922) làm Đội trưởng Đội bốc xếp Hồng Lam, rồi làm trong Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nghi Xuân. Cha mẹ ông sinh được 8 người con, 5 trai, 3 gái. Người con trai thứ 2 tên là Vương Đình Ngọc đã hy sinh năm 1973. Cha ông bị thương nặng ở tay do trúng bom của quân đội Hoa Kỳ, và sau đó qua đời vì lâm bệnh nặng. Mẹ ông phải một mình vất vả nuôi 8 người con khôn lớn, cuộc sống cơ cực.[3] Năm hai tuổi, ông từng bị bán cho một gia đình giàu có, nhưng sau đó hai năm ông được chuộc về[4].
Ông Huệ thủa nhỏ rất ham học và học giỏi. Theo mẹ của ông kể lại, ông rất chăm học, nhiều lúc chong đèn học thâu đêm. Những khi đèn hết dầu, ông học nhờ ánh trăng và bắt chước người xưa bắt đom đóm bỏ vào quả cà rỗng để học[4]. Từ cấp 1 đến cấp 3, năm nào ông Huệ cũng là học sinh giỏi toàn diện và gặt hái được nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Theo lời người bạn học Vương Đình Hải thì Vương Đình Huệ từ thiếu thời đã giỏi chơi cờ tướng và đã thắng tất cả các đối thủ trong huyện Nghi Lộc.[5] Theo lời một người bạn học khác tên Hoàng Văn Thái (năm 2016 là Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Duy Trinh) thì năm lớp 10 (1974), Vương Đình Huệ học giỏi nổi tiếng ở trong huyện Nghi Lộc, được tỉnh Nghệ An tặng cho một chiếc xe đạp.[5] Vương Đình Huệ ham đọc sách văn học và có niềm đam mê với các môn khoa học.[6][7]
Sáng 10/9/2020, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội năm 2020 của Thành phố.[37]
Sáng 14/10/2020, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tới dự và chỉ đạo Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra từ ngày 13 đến 15/10/2020.[38]
Chiều 24/10/2020, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì làm việc với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam và Hội Quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hà Nội bàn giải pháp tăng cường hợp tác phát triển quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội.[39]
Sáng ngày 31/3/2021, ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (473/473 đại biểu, chiếm 98,54% số đại biểu).[40]
Ông sau đó chủ trì Quốc hội trong việc miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc[41] và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng[42].
Ngày 20/7 cùng năm, ông lại được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV với tỷ lệ 95,19% (475/475 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 499 đại biểu).[43]
Ngày 26 tháng 4 năm 2024, Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng cá nhân.[44]
Đây là kỳ họp Quốc hội đầu tiên phải họp trực tiếp do dịch COVID 19. Trong kì họp trên, Quốc hội đã thông qua 1 luật, 4 nghị quyết và đặc biệt là gói hỗ trợ gần 350.000 tỉ đồng để phục vụ mục đích phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.
Quốc hội đã xem xét, thông qua 1 Luật, 3 Nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Về nhân sự: miễn nhiệm 2 Phó thủ tướng là ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam,[45] bổ nhiệm Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang thay thế.[46]
Ngày 18 tháng 1 năm 2023, kỳ họp bất thường lần 3 bàn về nhân sự và bỏ phiếu miễn nhiệm sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc nộp đơn từ chức Chủ tịch nước.[47] Sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu Quốc hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông.[48] Với kết quả 465/482 Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân được trao quyền Chủ tịch nước.[49]
Ngày 2 tháng 3 năm 2023, kỳ họp bất thường lần 4 bàn về nhân sự: bầu ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước với kết quả 487/488 đại biểu Quốc hội tán thành (chiếm 98,38%).[50]
Ngày 22 tháng 4 năm 2024, ông Phạm Thái Hà là trợ lý của ông Huệ bị bắt do nhận hối lộ trong vụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận An. Điều này đã dẫn đến nhiều đồn đoán ở nhiều người trong việc ông Vương Đình Huệ sẽ phải từ chức Chủ tịch Quốc hội do phải "chịu trách nhiệm của người đứng đầu".
Ngày 26 tháng 4 năm 2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Vương Đình Huệ[51].
Ban Chấp hành Trung ương đánh giá ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở; được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Vương Đình Huệ đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông[52].
Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, ông Vương Đình Huệ đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.
Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Vương Đình Huệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngày 2 tháng 5 năm 2024, Quốc hội khóa XV họp bất thường lần thứ 7 để miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội của ông Huệ.
Ông Vương Đình Huệ từ chức khi trợ lý của ông bị bắt trong vụ án tham nhũng[53] và chỉ hơn một tháng sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức vì hàng loạt quan chức ở tỉnh Quảng Ngãi dưới thời ông dính phải vụ án tham nhũng tại Phúc Sơn.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam sang châu Âu từ sau Đại hội Đảng XIII tới nay và sau 2 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19. Ông sẽ dự Hội nghị các chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Cộng hòa Áo, thăm làm việc với Nghị viện châu Âu, Vương quốc Bỉ và thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan từ ngày 5 tới 11-9.[54]
Mục đích chuyến thăm lần này là thúc đẩy hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên. Ông hội kiến Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tại Brussels (Bỉ) ngày 8-9, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam về thương mại, đầu tư. Sau hơn một năm đi vào hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) đã cho thấy lợi ích kinh tế to lớn cho hai phía, khi thương mại tăng 18% bất chấp khó khăn từ đại dịch COVID-19.[55]
Chủ đề hội nghị lần này là:"Để đạt được phát triển bền vững đòi hỏi tập trung hơn vào những lĩnh vực nào, hạnh phúc ấm no cho người dân, bảo vệ môi trường hay ưu tiên phát triển kinh tế".
Tại đây, ông chia sẻ quan điểm cho rằng phát triển bền vững cần chú trọng vào việc chăm lo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường hơn là chỉ tập trung cho tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Theo ông, thực tế rút ra rất nhiều bài học đắt giá về ô nhiễm môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và đại dịch Covid-19 chính là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về việc phải quan tâm đến môi trường sống và sức khỏe con người, đầu tư hơn nữa cho hệ thống y tế cộng đồng, luôn sẵn sàng để đối phó với các dịch bệnh khó lường trong tương lai.[56][57]
Tại hội nghị này ông đã gặp Phó chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Ana Maria Mari Machacdo, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Santo Akiko, Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani.[58]
Tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Phần Lan ngày 11-9, ông Vương Đình Huệ cho biết Việt Nam coi trọng phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, sử dụng các công nghệ ít carbon, cắt giảm khí nhà kính và đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người dân..., đây là những lĩnh vực hợp tác rất tiềm năng mà doanh nghiệp Phần Lan có thể đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.[59]
Đặc biệt, 17 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, sẽ tạo cơ hội và thu hút các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia. Do đó, ông mong muốn nghị viện các nước thành viên EU sớm phê chuẩn EVIPA để bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư Việt Nam và EU.[60]
Ông là tác giả của một số sách giáo trình về kiểm toán ở Việt Nam:
Vợ ông Huệ là bà Nguyễn Vân Chi, sinh năm 1966, quê Nam Đàn (Nghệ An), tốt nghiệp Đại học Kinh tế Praha – Cộng hòa Czech, chuyên ngành Kinh tế ngoại thương, hiện là ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Việt Nam khoá XIV nhiệm kì 2016-2021, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Nghệ An[62], nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.[63]
Ông Huệ hiện cư trú tại số 72 phố Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.[2][33]
Hiện tại chỉ có thông tin ông Huệ và bà Chi có một người con trai tên là Vương Hoàng Phương, hiện là phó trưởng phòng Thư ký - Tổng hợp của Văn phòng Bộ Công Thương và người con gái sinh năm 2000 tên là Vương Hà My.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.