Bí thư Tỉnh ủy (Việt Nam)

From Wikipedia, the free encyclopedia

Bí thư Tỉnh ủy (Việt Nam)
Remove ads
Remove ads

Bí thư Tỉnh ủy (tổng quát hơn là Bí thư cấp ủy cấp Tỉnh, bao gồm cả Bí thư Tỉnh ủy và Bí thư Thành ủy Thành phố trực thuộc Trung ương) là người đứng đầu Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở một Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương, đứng đầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy/Thành ủy. Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo nên Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy là người chịu trách nhiệm lãnh đạo cao nhất của Tỉnh/Thành phố.

Bí thư cấp ủy cấp Tỉnh có thể kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh (riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố do một Phó Bí thư Thành ủy đảm nhiệm). Do nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, nên Bí thư cấp ủy cấp Tỉnh cũng là Bí thư Đảng ủy Quân sự cấp Tỉnh (riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thành phố). Bí thư cấp ủy cấp Tỉnh thường là Ủy viên Trung ương Đảng, một số trường hợp là Ủy viên Bộ Chính trị (như Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh).

Bí thư cấp ủy cấp Tỉnh do Ban Chấp hành Đảng bộ cấp Tỉnh bầu ra và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phê chuẩn thông qua. Trường hợp ngoại lệ là Bí thư Thành ủy Hà NộiBí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị chỉ định, chứ không phải do Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố bầu ra. Bí thư cấp ủy cấp Tỉnh có thể được Ban Bí thư, Bộ Chính trị điều phối luân chuyển công tác, điều hoặc đề xuất chức vụ Bí thư Tỉnh ủy cho Tỉnh ủy bầu.

Remove ads

Quyền hạn và nhiệm vụ

Bí thư cấp ủy cấp Tỉnh có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:

  • Chủ trì các công việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh uỷ; chủ trì và kết luận các hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ; chủ động đề xuất, trao đổi trong Thường trực Tỉnh uỷ những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận, quyết định.
  • Chỉ đạo tổ chức quán triệt trong Đảng bộ và nhân dân, trực tiếp tổ chức quán triệt trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề xuất những vấn đề cần chuẩn bị để Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ Tỉnh ủy thảo luận, quyết định.
  • Tập trung chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ, các khâu và lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp nhất; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng-an ninh, đối ngoại, về công tác bảo vệ Đảng; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, cán bộ của địa phương. Chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong Đảng bộ tỉnh. Chủ động kiến nghị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh các chủ trương, biện pháp để đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ; bảo đảm cho sinh hoạt của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ được thực hiện đúng Quy chế, đúng nguyên tắc của Đảng. Giữ vững đoàn kết nội bộ cấp uỷ và trong Đảng bộ.
  • Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chỉ đạo tổng kết các mặt công tác lớn của địa phương; thay mặt Tỉnh uỷ báo cáo với Trung ương và thông báo cho cấp dưới về hoạt động của cấp uỷ theo đúng chế độ quy định; khi cần thiết trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình của địa phương và phải chịu trách nhiệm về những nội dung báo cáo đó.
  • Chỉ đạo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giải quyết công việc hằng ngày của Đảng bộ; trực tiếp lãnh đạo Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh; chỉ đạo Bí thư Ban cán sự Đảng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ban cán sự Đảng ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và của cấp uỷ có liên quan đến công tác quản lý nhà nước ở địa phương. Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký các nghị.
Remove ads

Danh sách Bí thư Tỉnh ủy

Theo điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh. Bên cạnh đó, chức vụ này thường kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh

Thêm thông tin Tỉnh, Thành phó, Tên, năm sinh ...

Thống kê

  • Người nhiều tuổi nhất là ông Nguyễn Văn Nên (Bí thư Thành ủy TP. HCM) 65 tuổi. Còn người trẻ tuổi nhất hiện tại là bà Tôn Ngọc Hạnh (Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước) 45 tuổi.
  • Về nguyên quán, Hà Nội là nơi có nhiều Bí thư Tỉnh ủy nhất, với 9 người, xếp sau là Nghệ An 4 người.
  • Người tham gia Trung ương Đảng nhiều nhất là bà Bùi Thị Minh Hoài (Bí thư Thành ủy Hà Nội) với bốn khóa, gồm một khóa dự khuyết và ba khóa chính thức, ông Nguyễn Hồng Lĩnh cũng tham gia bốn khóa Trung ương Đảng nhưng với hai khóa dự khuyết và hai khóa chính thức. Ông Ngô Thanh Danh (Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông) là người duy nhất chưa từng tham gia Trung ương Đảng.
  • Về trình độ chuyên môn, những người có bằng cấp liên quan đến kinh tế chiếm nhiều nhất với 24 người, xếp thứ hai là ngành luật với 11 người. Có ba người có trình độ từ Phó Giáo sư là ông Đoàn Minh Huấn (Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình) và ông Trần Quốc Cường (Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên).
  • Có sáu người xuất thân từ công an, quân đội, giảm so với khóa XII.
Remove ads

Xem thêm

Tham khảo

Loading content...
Loading related searches...

Wikiwand - on

Seamless Wikipedia browsing. On steroids.

Remove ads