mở From Wikipedia, the free encyclopedia
Phân cấp hành chính thời quân chủ Việt Nam được tính từ khi Việt Nam giành được độc lập sau thời kỳ bắc thuộc đến khi người Pháp xâm lược và chiếm đóng hoàn toàn Việt Nam (938 - 1886)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Nhà Đinh chia cả nước ra làm 10 Đạo, dưới Đạo là Châu, Động, nhà Tiền Lê kế tiếp duy trì như nhà Đinh.
Chưa thấy tài liệu nào ghi cụ thể 10 đạo thời Đinh, căn cứ vào những ghi chép về thời Đinh, và thời Tiền Lê có thể suy đoán các tên các đạo của đất nước khi này như: Đạo Bắc Giang, Đạo Quốc Oai, Đạo Hải Đông, Đạo Hoan (Châu), Đạo Ái (Châu), Đạo Lâm Tây, Đạo Đại Hoàng, Đạo Đằng (Châu), Đạo Thái Nguyên, Đạo Phong (Châu).
Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại thời điểm điều chỉnh về hành chính của Lê Đại Hành vào tháng 3 năm 1002: ông đổi mười đạo, phủ, châu thời Đinh làm lộ, phủ, châu. Có thể suy đoán các tên các lộ của đất nước khi này như: lộ Bắc Giang, lộ Quốc Oai, lộ Hải Đông, lộ Hoan (Châu), lộ Ái (Châu), lộ Lâm Tây, lộ Đại Hoàng, lộ Đằng (Châu), lộ Thái Nguyên, lộ Phong (Châu).
Một số đơn vị hành chính dưới đạo thời Tiền Lê được nhắc đến: Phủ Đô hộ, Phủ Thái Bình, châu Ái, Châu Thái Nguyên, Châu Hoan Đường, Châu Thạch Hà, Châu Đô Lương, Châu Thiên Liễu.
Đầu thời nhà Lý, chia cả nước ra thành 24 Lộ, (ngoài ra còn có Phủ, Châu) dưới trung ương, nhưng các sách như Cương mục và Toàn thư chỉ chép ra 12 lộ, còn lại 12 lộ không rõ tên. Toàn thư ghi các lộ, phủ, châu như sau:
Lộ Thiên Trường, Lộ Quốc Oai, Lộ Hải Đông, Lộ Kiến Xương, Lộ Khoái, Lộ Hoàng Giang, Lộ Long Hưng, Lộ Bắc Giang, Lộ Trường Yên, Lộ Hồng, Lộ Thanh Hóa, Lộ Diễn Châu
Phủ Đô Hộ, phủ Ứng Thiên, Phủ Phú Lương, phủ Nghệ An, Phủ Thiên Đức, Phủ Trường Yên
Châu Thảng Do, Châu Thất Nguyên, Châu Định Nguyên, Châu Trệ Nguyên, Châu Quảng Nguyên, Châu Tây Nông, Châu Vạn Nhai, Châu Vũ Lặc, châu Vũ Ninh, Châu Đăng Châu, Châu Lộng Thạch, Châu Định Biên, Châu Văn Châu, Châu Lạng Châu, Châu Chân Đăng (hay Đạo Lâm Tây), Châu Phong, Châu Bố Chính, Châu Lâm Bình, Châu Minh Linh, Châu Vị Long, Châu Đô Kim, Châu Thường Tân, Châu Bình Lâm, Châu Vĩnh An
Về sau sáp nhập và đổi tên một số đơn vị hành chính như: phủ Nghệ An thành trại Nghệ An, Châu Lâm Bình, Minh Linh, Bố Chính gộp lại thành trại Tân Bình, Châu Định Nguyên, Bình Nguyên gộp lại thành trại Quy Hóa
Nhà Trần chia các đơn vị hành chính dưới trung ương là: Lộ, Phủ, Trấn. Đơn vị hành chính dưới Lộ, Phủ, Trấn: là Châu, dưới Châu là Huyện
Lộ Đông Đô, Lộ Bắc Giang, Lộ Lạng Giang, Lộ Lạng Sơn, Lộ Long Hưng, Lộ Khoái Châu, Lộ Hoàng Giang, Lộ Hải Đông, Lộ Tam Giang
Phủ Kiến Xương, Phủ Kiến Hưng, Phủ Tân Hưng, Phủ Thiên Trường
Trấn Thiên Quan, Trấn Quảng Oai, Trấn Thiên Hưng, Trấn Thanh Đô, Trấn Vọng Giang, Trấn Tân Bình, Trấn Thuận Hóa, trấn Thuận Hóa (có được sau khi Chiêm Thành cắt dâng năm 1307), trấn Tân Bình (đổi tên từ trại Tân Bình thời Lý)
Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã chia cả nước ban đầu thành 4 đạo, đến năm 1428 chia thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (tương ứng với Bắc Bộ ngày nay) và Hải Tây (từ Thanh Hóa vào đến Thuận Hóa). Dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu và cấp cơ sở là xã.
Năm 1466 vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đổi trấn thành châu, đổi lộ thành phủ. Các đơn vị hành chính trực thuộc dưới cấp trung ương (triều đình) là thừa tuyên rồi đổi thành xứ. Quy mô và diện tích các thừa tuyên/xứ tương đương với 2,3 tỉnh hiện nay. Ví dụ: xứ Sơn Nam tương ứng với (Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên), xứ Nghệ An tương ứng với (Nghệ An, Hà Tĩnh), xứ Thuận Hóa tương ứng với (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên), xứ Quảng Nam tương ứng với (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định)
Từ đầu thế kỷ 17, Đại Việt bị chia làm hai lãnh thổ là Đàng Ngoài và Đàng Trong, Chính quyền chúa Trịnh đã chia lãnh thổ Đàng Ngoài như sau:
Cấp trực tiếp dưới chính quyền trung ương là các Trấn (vùng đồng bằng) và các Phiên trấn vùng miền núi xung quanh
Chính quyền chúa Nguyễn ban đầu quản lý vùng Thuận Hoá-Quảng Nam, về sau từng bước mở rộng thêm lãnh thổ nên phân cấp hành chính cũng thay đổi theo, tới năm 1757 đã định hình lãnh thổ phía nam như ngày nay và phân chia làm 12 dinh + 01 trấn trực thuộc chính quyền trung ương:
Dưới Dinh, Trấn là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như Phủ, huyện
Vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn, 4 doanh (dinh).
Từ năm 1831-1832, vua Minh Mạng lần đầu tiên chia thành 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, trực tiếp dưới cấp trung ương (triều đình). Dưới tỉnh là phủ, huyện. Cấp thấp nhất là xã.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.