quốc ca của Pháp From Wikipedia, the free encyclopedia
La Marseillaise (tạm dịch: Bài ca Marseille) là quốc ca của Pháp. Bài hát này do Rouget de Lisle sáng tác tại Strasbourg vào đêm 25 sáng 26 tháng 4 năm 1792 sau khi Hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp. Lúc mới ra đời mang tên Chant de guerre pour l'armée du Rhine (Hành khúc quân sông Rhine).
Quốc ca của Pháp | |
Lời | Claude Joseph Rouget de Lisle, 1792 |
---|---|
Nhạc | Claude Joseph Rouget de Lisle, 1792 |
Được thông qua | 1795 |
Mẫu âm thanh | |
La Marseillaise |
Mùa xuân năm 1792, liên quân Áo-Phổ đã tiến vào đất Pháp và áp sát thủ đô Paris. Để bảo vệ đất nước, người dân Pháp đã lập ra các đạo quân tình nguyện ra chiến trường chiến đấu. Lúc bấy giờ thành phố Strasbourg cũng tổ chức một đội quân tình nguyện. Trước khi đội quân xuất kích, thị trưởng thành phố là Philippe-Frédéric de Dietrich, Nam tước Dietrich (1748 - 1793), muốn tổ chức một buổi tuyên thệ. Ông nghĩ rằng trong buổi lễ tuyên thệ cần phải có một bài chiến ca để phấn khích tinh thần binh sĩ. Ông tìm gặp một sĩ quan trẻ tuổi thuộc quân đoàn công binh đang đóng quân tại đó là Rouget de Lisle, và nói:
Lisle đã thức suốt đêm để sáng tác nhạc và viết lời cho bài hát:
|
|
Ban đầu, Rouget de Lisle đặt tên cho bài hát là Chant de guerre de l'armée du Rhine ("Hành khúc quân sông Rhine") với hàm ý các binh lính Pháp sẽ giáp trận với tại sông Rhine và đuổi quân đội liên minh Áo - Phổ ra khỏi nước Pháp cách mạng. Sáng hôm sau, trước đoàn quân tình nguyện và dân chúng thành phố Strasbourg, Lisle đã cất tiếng hát làm mọi người xúc động. Vài ngày sau khi bài hát ra đời, liên quân Áo - Phổ tấn công Strasbourg. Về sau, bài hát được phổ biến nhanh chóng toàn nước Pháp. Đoàn quân tình nguyện của thành phố Marseille kéo về bảo vệ thủ đô Paris ngày 30 tháng 7 năm 1792 đã hát bài ca cách mạng này trên đường phố Paris trước tiên, vì thế công chúng Paris gọi là La Marseillaise ("Bài ca của người Marseille"). Liên quân Áo - Phổ bị đẩy bật khỏi Pháp sau thất bại trong trận Valmy vào ngày 20 tháng 9 năm 1792
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1795, Quốc hội Pháp thông qua quyết nghị chính thức lấy bài "La Marseillaise" làm quốc ca nước Cộng hòa Pháp, khiến nó trở thành bài quốc ca đầu tiên của Pháp.[1] Nó bị mất vai trò này dưới thời hoàng đế Napoléon I, và sau này bị các vua Louis XVIII và Charles X cấm chỉ. Bài hát chỉ được phục hồi trong một thời gian ngắn sau Cách mạng Tháng Bảy năm 1830.[2] Dưới sự trị vì của Napoleon I, Veillons au Salut de l'Empire là quốc ca không chính thức của Đế chế thứ nhất, trong khi quốc ca không chính thức của Đế chế thứ hai dưới thời Napoléon III là Partant pour la Syrie. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, "La Marseillaise" được công nhận là bài ca của phong trào cách mạng quốc tế – một ví dụ là nó đã được Công xã Paris sử dụng vào năm 1871. 8 năm sau (1879), nó được khôi phục như là quốc ca của Pháp.
Năm 1882, nhà soan nhạc Nga nổi tiếng Pyotr Ilyich Tchaikovsky đã trích dẫn "La Marseillaise" để mô tả đội quân xâm lược Pháp trong bản Giao hưởng 1812 của ông. Ông cũng trích dẫn bài "Bozhe, Tsarya khrani!" (Chúa phù hộ Sa hoàng) để mô tả quân đội Nga. Trên thực tế, cả hai bản quốc ca này đều không được sử dụng vào năm 1812. Thêm nữa, có một số ca khúc có giai điệu của bài La Marseillaise như:
Ngoài ra, bài hát còn xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng của Mỹ Casablanca, khi toàn bộ khách trong quán Rick's Café Américain dưới sự bắt nhịp của Victor Laszlo, một lãnh tụ kháng chiến người Tiệp Khắc, hát át tiếng các sĩ quan Đức Quốc xã đang hát vang bài hát "Die Wacht am Rhein" (Bảo vệ sông Rhein). Điều này dẫn tới việc viên thiếu tá Đức Strasser đóng cửa quán. Năm năm sau, hai bài hát này lại cùng xuất hiện trong bộ phim của Jean Renoir – Grand Illusion năm 1937. Renoir đã phác họa lịch sử bài La Marseillaise trong bộ phim cùng tên một năm sau đó[3].
Bình thường, chỉ khổ đầu của bài ca sẽ được hát lên.
Nguyên văn tiếng Pháp | Ngôn ngữ IPA | Bản tiếng Việt |
---|---|---|
|
:[a.lõ.z‿ɑ̃.fɑ̃ də la pa.tʁi.ə |]
|
|
Nhà triết học và cải cách người Anh Jeremy Bentham, người được tuyên bố là công dân danh dự của Pháp vào năm 1791 để ghi nhận sự đồng cảm của ông đối với lý tưởng của Cách mạng Pháp, đã không ủng hộ bài "La Marseillaise". Đối chiếu những phẩm chất của nó với "vẻ đẹp" và "sự giản dị" của bài "Chúa phù hộ Quốc vuong" của Vương quốc Anh, ông đã viết vào năm 1796:
Tiếng hò reo chiến tranh của chế độ vô chính phủ, bài ca Marseillais, đối với tai tôi, tôi phải thú nhận, là một bài hát buồn thảm, nhạt nhẽo và khó chịu nhất: và đối với bất kỳ đôi tai nào, dù sao thì đó cũng là một bài hát dài dòng và phức tạp. Trong trường hợp một giai điệu tinh quái như vậy, thì đó là một sự cố may mắn, nếu, tự bản thân nó đã thất bại về mặt phổ quát hay tính lâu dài, để giành được tình cảm ngang bằng của mọi người.[4]
Valéry Giscard d'Estaing, tổng thống của Pháp trong những năm 1970, nói rằng thật nực cười để hát về tưới đẫm máu Phổ ô uế lên trên ruộng Pháp khi Thủ tướng của nước Đức dân chủ hiện nay giơ chào tại Paris.[5] Một chiến dịch năm 1992 nhằm thay đổi lời bài hát có sự tham gia của hơn 100 công dân Pháp nổi tiếng, bao gồm cả Danielle Mitterrand, vợ của Tổng thống François Mitterrand khi đó, nhưng không thành công.[6] Lịch sử học Simon Schama khi bàn về "La Marseillaise" tại chương trình Today trên đài BBC Radio 4 vào ngày 17 tháng 11 năm 2015 (sau vụ tấn công tại Paris) nói rằng:
"... một ví dụ tốt của sự dũng cảm và đoàn kết khi đối mặt với khó khăn, đó là lý do tại sao nó lại mang đầy sinh lực đến vậy, đó là lý do tại sao nó thực sự là quốc ca vĩ đại nhất trên thế giới, từ trước đến nay. Đa số các quốc ca đều mang tính chất khoa trương và trịnh trọng, nhưng bài này thật sự [làm tôi] hồi hộp và xúc động. Một phần quan trọng của bài hát ... là câu 'trước mắt chúng ta là chế độ chuyên chế, lá cờ đẫm máu của họ đã giương lên'. Không có chế độ chuyên chế nào tàn bạo hơn ISIS ngay bây giờ, vì vậy, người Pháp đau buồn và tuyệt vọng vô cùng dễ dàng đồng cảm với điều đó".[7]
Năm 1979, một thể loại reggae của bài hát này, "Aux armes et cætera" bởi Serge Gainsbourg được đón nhận tồi tệ bởi một số ngượi tại Pháp, đặc biệt là trên báo Le Figaro, khi Michel Droit đã cáo buộc Gainsbourg đã cố kiếm tiền từ bài quốc ca này và cho rằng ông đã cho vào chủ nghĩa bài Do Thái vào bài hát. Gainsbourg cũng bị chỉ trích vì đã loại bỏ một số yếu tố quân đội trong bài ca.[8]
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.