BRICS

tổ chức liên chính phủ gồm các quốc gia mới nổi From Wikipedia, the free encyclopedia

BRICS

BRICS là một tổ chức quốc tế bao gồm các nước thành viên như Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtIndonesia. Tổ chức được thành lập từ BRIC, là chữ cái đầu trong tên tiếng Anh của 4 quốc gia: Brasil (Brazil), Nga (Russia), Ấn Độ (India) và Trung Quốc (China), sau đó kết nạp Nam Phi (South Africa) vào năm 2010.[1][2] Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chính thức gia nhập vào tổ chức này kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2024.

Thông tin Nhanh Tên viết tắt, Đặt theo tên ...
BRICS
Thumb
Các nhà lãnh đạo của BRICS tính đến năm 2023, từ trái sang phải: Luiz Inácio Lula da Silva, Tập Cận Bình, Cyril Ramaphosa, Narendra ModiSergey Lavrov (đại diện cho Vladimir Putin).
Thumb
Biểu trưng chính thức của Hội nghị lần thứ 15 của BRICS được tổ chức vào năm 2023
Thumb
Biểu thị:
  Các quốc gia thành viên
Tên viết tắtBRICS
Đặt theo tênTên chữ cái đầu của các quốc gia thành viên (theo tiếng Anh)
Tiền nhiệmBRIC (không chính thức)
Thành lập tạiUN HQ, NYC (phiên họp thứ 61 của UNGA)
Yekaterinburg (Hội nghị lần thứ nhất)
LoạiTổ chức quốc tế
Mục đíchChính trị và kinh tế
Lĩnh vựcQuan hệ quốc tế
Thành viên
Trang webhttps://brics2023.gov.za/
Đóng

Các quốc gia thuộc khối BRICS chiếm 30% diện tích và 45% dân số trên toàn thế giới.[a] Brasil, Nga, Ấn ĐộTrung Quốc nằm trong top 10 các quốc gia có diện tích, dân số và nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cả 5 quốc gia thành viên[b] đều là thành viên của nhóm G20, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt 28.000 tỷ đô la Mỹ (chiếm 27% tổng GDP của thế giới), tổng GDP theo sức mua tương đương (PPP) đạt khoảng 57.000 tỷ đô la Mỹ (chiếm khoảng 34% toàn thế giới, cao hơn cả khối G7 với 31%) và dự trữ ngoại hối ước tính khoảng 4,5 nghìn tỷ đô la Mỹ (tính đến năm 2023).[4][5]

Lịch sử hình thành và phát triển

Các cuộc hội nghị thượng đỉnh của BRICS

Các quốc gia thuộc khối tổ chức các hội nghị thượng đỉnh hàng năm kể từ năm 2009, với các quốc gia thành viên luân phiên nhau làm chủ nhà. Sau khi Nam Phi gia nhập tổ chức này, hai Hội nghị thượng đỉnh của BRIC được tổ chức vào các năm 2009 và 2010. 5 quốc gia thành viên của BRICS tổ chức cuộc Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào năm 2011. Hội nghị thượng đỉnh của BRICS diễn ra gần đây nhất trong thời gian từ ngày 22 đến 24 tháng 8 năm 2023 tại Nam Phi.

Thêm thông tin Lần tổ chức, Ngày tổ chức ...
Lần tổ chứcNgày tổ chứcQuốc gia chủ nhàNhà lãnh đạo nước chủ nhàĐịa điểmGhi chú/Nguồn tham khảo
116 tháng 6 năm 2009 NgaDmitry MedvedevYekaterinburg[6]
215 tháng 4 năm 2010 BrasilLuiz Inácio Lula da SilvaBrasíliaKhách mời: Jacob Zuma (Tổng thống Nam Phi) và Riyad al-Maliki (Bộ trưởng Ngoại giao Palestine).[6]
314 tháng 4 năm 2011 Trung QuốcHồ Cẩm ĐàoTam Á[6]
429 tháng 3 năm 2012 Ấn ĐộManmohan SinghNew Delhi
526–27 tháng 3 năm 2013 Nam PhiJacob ZumaDurban
614–17 tháng 7 năm 2014 BrasilDilma RousseffFortaleza[7][8][9]
78–9 tháng 7 năm 2015 NgaVladimir PutinUfa[10][9]
815–16 tháng 10 năm 2016 Ấn ĐộNarendra ModiBenaulim[11]
93–5 tháng 9 năm 2017 Trung QuốcTập Cận BìnhHạ Môn[11]
1025–27 tháng 7 năm 2018 Nam PhiCyril RamaphosaJohannesburg
11th13–14 tháng 11 năm 2019 BrasilJair BolsonaroBrasília[12]
1221–23 tháng 7 năm 2020 (bị hoãn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19)[13]
17 tháng 11 năm 2020 (họp trực tuyến)[14]
 NgaVladimir PutinSaint Petersburg[15][16]
139 tháng 9 năm 2021 (họp trực tuyến) Ấn ĐộNarendra ModiNew DelhiBRICS Games 2021[17]
1423 tháng 6 năm 2022 (họp trực tuyến) Trung QuốcTập Cận BìnhBắc Kinh
1522–24 tháng 8 năm 2023 Nam PhiCyril RamaphosaJohannesburgArgentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê ÚtCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được mời tham dự Hội nghị để gia nhập vào tổ chức này kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2024.[18][19].[18][19] Vào ngày 30 tháng 12 năm 2023, chính phủ mới của Argentina do Tổng thống Javier Milei đã gửi thư cho BRICS, thông báo rằng quốc gia này sẽ không gia nhập vào tổ chức này.[20]
16tháng 10 năm 2024 NgaVladimir PutinKazan[21]
Đóng

Các quốc gia thành viên của BRICS

Thêm thông tin Cờ, Quốc gia ...
CờQuốc gia
Thủ đô
Diện tích
(km2)
Dân số
(tính đến năm 2016)
Mật độ dân số
(/km2)
GDP (PPP) bình quân đầu người[22]HDI[11][23]Đơn vị tiền tệ
Ngôn ngữ chính thứcNhà lãnh đạoNgày gia nhập
Brasil
Cộng hòa Liên bang Brasil
Brasília8,515,767b 203,062,51225&Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng18,686&00000000000000007540000,754Real Brasil (R$)
(BRL)
Tiếng Bồ Đào NhaNgười đứng đầu nhà nước: Luiz Inácio Lula da Silvatháng 9 năm 2006
Nga
Liên bang Nga
Moscow17,075,400b146,519,7598.3&Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng24,449&00000000000000007980000,798Rúp Nga (₽)
(RUB)
Tiếng NgaNgười đứng đầu nhà nước: Vladimir Putin
Người đứng đầu chính phủ: Mikhail Mishustin
Ấn Độ
Cộng hòa Ấn Độ
New Delhi3,287,240a1,284,480,000364.4&Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng10,484&00000000000000006400000,640Rupee Ấn Độ ()
(INR)
Tiếng Hindi
Tiếng Anh
Người đứng đầu nhà nước: Droupadi Murmu
Người đứng đầu Chính phủ: Narendra Modi
Trung Quốc
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Bắc Kinh9,640,011a1,374,820,000139.6&Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng21,224&00000000000000007270000,727Nhân dân tệ (¥)
(CNY)
Hán ngữ tiêu chuẩn[24]
được viết với chữ Hán giản thể[24]
Người đứng đầu nhà nước: Tập Cận Bình
Người đứng đầu nhà nước: Lý Cường
Cộng hòa Nam PhiPretoria (hành chính)
Cape Town (lập pháp)
Bloemfontein (tư pháp)
1,221,037b 58,048,33242.4&Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng16,090&00000000000000007130000,713Rand Nam Phi (R)
(ZAR)
12 ngôn ngữNgười đứng đầu nhà nước: Cyril Ramaphosa24 tháng 12 năm 2010
Ai Cập
Cộng hòa Ả Rập Ai Cập
Cairo1,010,408c105,231,000103.56&Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng16,980&00000000000000007310000,731Bảng Ai Cập (LE)
(EGP)
Tiếng Ả RậpNgười đứng đầu nhà nước: Abdel Fattah el-Sisi
Người đứng đầu chính phủ: Moustafa Madbouly
1 tháng 1 năm 2024
Ethiopia
Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Addis Ababa1,104,300c105,163,98892.7&Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng3,724&00000000000000004980000,498Birr Ethiopia (BR)
(ETB)
Tiếng Afar
Tiếng AmharicTiếng Oromo
Tiếng Somali
Tiếng Tigrinya
Người đứng đầu nhà nước: Sahle-Work Zewde
Người đứng đầu chính phủ: Abiy Ahmed
Iran
Cộng hòa Hồi giáo Iran
Tehran1,648,195c79,011,70048.0&Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng17,443&00000000000000007660000,766Rial Iran (Rl)
(IRR)
Tiếng Ba TưNgười đứng đầu nhà nước: Ali Khamenei
Người đứng đầu chính phủ: Ebrahim Raisi
Ả Rập Xê Út
Vương quốc Ả Rập Xê Út
Riyadh2,149,690c38,401,00015&Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng67,019&00000000000000008750000,875Riyal Ả Rập Xê Út (SR) (SAR)Tiếng Ả RậpNgười đứng đầu nhà nước Salman
Người đứng đầu chính phủ: Mohammed bin Salman
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtAbu Dhabi83,6004,106,427121&Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng78,255&00000000000000009110000,911Dirham Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (AED)Tiếng Ả RậpNgười đứng đầu nhà nước: Mohamed bin Zayed Al Nahyan
Người đứng đầu chính phủ: Mohammed bin Rashid Al Maktoum
IndonesiaJakarta1,904,569261,850,18214114,535&00000000000000007180000,718Rupiah Indonesia (Rp)
(IDR)
Tiếng IndonesiaNgười đứng đầu nhà nước: Prabowo Subianto 7 tháng 1 năm 2025
Đóng
Thumb
Biểu thị:
  Các quốc gia thành viên
  Các quốc gia đã đăng ký để trở thành thành viên
  Các quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập tổ chức

Quá trình mở rộng thành viên

Vào tháng 8 năm 2023, tại Hội nghị lần thứ 15 của BRICS được tổ chức tại Nam Phi, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã mời các nước Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê ÚtCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất để gia nhập vào tổ chức này kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2024.

Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 12 năm 2023, chính phủ mới của Argentina do Tổng thống Javier Milei đứng đầu, đã thông báo rằng quốc gia này sẽ không gia nhập vào tổ chức này.[25]

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2024, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chính thức gia nhập vào tổ chức này.

Vào ngày 7 tháng 1 năm 2025, chính phủ Brazil thông báo Indonesia chính thức gia nhập tổ chức này.

Các quốc gia đã đăng ký để trở thành thành viên

Có tất cả 15 quốc gia[26] đã đăng ký để gia nhập BRICS, bao gồm:[27]

Những ứng viên tiềm năng để gia nhập BRICS

Các quốc gia Afghanistan,[35] Angola,[36] Comoros, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Guinea-Bissau,[37] Libya, Myanmar,[38] Nicaragua,[39], Nam Sudan, Sudan, Syria, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Somalia, UgandaZimbabwe là những ứng viên tiềm năng để gia nhập BRICS.[40]

Các nhà lãnh đạo (tính đến thời điểm hiện tại)

Dưới đây là danh sách các nhà lãnh đạo cao cấp của các nước thành viên tính đến thời điểm hiện tại.

Ghi chú

  1. Diện tích của các quốc gia thuộc khối BRICS là 44.300.000 km2 (17.100.000 dặm vuông Anh) và có dân số khoảng 3.67 tỷ người.[3]
  2. Ở đây là Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Loading related searches...

Wikiwand - on

Seamless Wikipedia browsing. On steroids.