hệ thống chiêu thức và truyền thống chiến đấu From Wikipedia, the free encyclopedia
Võ thuật là hệ thống được mã hóa và truyền thống chiến đấu được thực hành vì một số lý do như tự vệ; ứng dụng quân sự và thực thi pháp luật; cạnh tranh; phát triển thể chất, tinh thần; giải trí; và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của một quốc gia. Với tư cách là một nghệ thuật vận động sản sinh ra trong đấu tranh giữa con người với thiên nhiên (các loài thú dữ), con người với kẻ thù bên ngoài (địch thủ), và con người với kẻ thù bên trong chính bản thân (bệnh tật), võ thuật hướng đến mục tiêu đem lại cho con người sự chiến thắng trong các cuộc chiến, rèn luyện sức khỏe, và phục vụ một số nhu cầu cần thiết tùy thuộc vào từng bộ môn. Trải theo thời gian, võ thuật hiện đại không còn nhấn mạnh vai trò chiến đấu và chiến thắng bằng mọi giá như trước, mà đã chú trọng hơn nhiều đến các mục tiêu khác như để rèn luyện sức khỏe, thực thi quyền tự vệ chính đáng khi hữu dụng. Một số môn phái được đưa ra thi đấu như những môn thể thao biểu diễn hoặc đối kháng với những điều luật khắt khe nghiêm cấm sử dụng các đòn đánh hiểm, độc.
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Võ thuật nguyên gốc là vũ thuật, là âm Việt của chữ Hán 武術. Võ là cách đọc trại đi của vũ để tránh húy thụy hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát (hiệu Vũ Vương) ở Đàng Trong.[1]
Mặc dù thuật ngữ võ thuật trong tiếng Anh đã trở nên gắn liền với nghệ thuật chiến đấu của Đông Á, ban đầu nó được gọi là hệ thống chiến đấu của châu Âu (Hema) ngay từ những năm 1550. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Latin - Martial Arts và có nghĩa là "nghệ thuật của Thần Mars”, vị thần chiến tranh của La Mã.
Tuy có thể đồng nhất "Võ" và "Võ thuật", nhưng thực ra hai khái niệm ít nhiều vẫn có ranh giới. "Võ", nói chung, chỉ lối đánh nhau bằng tay không hay binh khí, và đôi khi, nhằm chỉ một bộ môn đối lập với "văn"; còn "võ thuật" lại thiên về nghệ thuật vận động hơn. Theo đó võ thuật đề cao phương pháp, cách thức, sự khéo léo, kĩ thuật, nghĩa là sự phát huy toàn diện sức mạnh của con người để chiến thắng mọi địch thủ mà không chỉ là những đối thủ trực diện trên sàn đấu. Bên cạnh các thuật ngữ trên còn có thuật ngữ "Võ nghệ", vừa có nội hàm rất gần với thuật ngữ võ thuật, vừa mang ý nghĩa nghề nghiệp, khẳng định võ cũng là một nghề trong xã hội, nghề võ. Cũng không thể không nhắc đến một khái niệm thường được các võ đường và các võ sư đề cao là thuật ngữ "Võ đạo" nhằm nhấn mạnh tính nhân văn, văn hóa, tinh thần cao thượng trong võ thuật. Khái niệm này khẳng định tột đỉnh của võ là lĩnh hội triết lý của võ học. Võ thuật được coi là con đường để tu dưỡng nhân cách, nâng cao tinh thần, lĩnh hội cội nguồn triết học của môn võ. Võ đạo hàm chứa hạt nhân đạo đức và chiều sâu triết học, đồng thời đưa mục tiêu sát thương của võ thuật xuống hàng thứ yếu.
Trong đời sống xã hội còn tồn tại khái niệm võ học, đối lập với khái niệm võ biền. Võ học là khái niệm được dùng rất hạn chế trong đời sống võ thuật tại Việt Nam hiện nay. Võ học chưa được xem là một ngành học chính thống trong ngành giáo dục & đào tạo. Võ học là sự nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa... tất cả mọi mặt của đời sống võ thuật dưới ánh sáng của các chuyên ngành khoa học (tự nhiên và xã hội) khác như vật lý học, giải phẫu học, sinh lý, hóa sinh, sinh cơ, tâm lý học, y học.... Hầu hết các bài viết hoặc sách, báo về võ thuật hiện nay tại Việt Nam của các võ sư danh tiếng đều ít khi đề cập đến thành tựu nghiên cứu của lĩnh vực này. Do đó, đời sống võ thuật Việt Nam còn khá xa lạ với các thuật ngữ, khái niệm hoặc công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về võ thuật.
Hệ thống công phu võ thuật hợp thành "tứ đại công phu", gồm Nội công, Ngoại công, Nhuyễn công và Ngạnh công, trong đó Nhuyễn Ngạnh công phu tuy có khi được xếp vào hệ thống Ngoại công, nhưng vẫn thường thấy sự khu biệt của nó do những điểm đặc thù:
Là những phương thức luyện tập bằng cách sự tập trung tối đa tâm ý khí lực theo những phương thức đặc biệt nhằm phát huy các năng lực bí ẩn của con người, khi luyện thành thì có thể dùng tĩnh chế động. Nội công bao gồm các phương thức luyện tập:
Là các công phu luyện ngoại lực, có thể bao gồm trong nó cả Nhuyễn công và Ngạnh công, với các phương thức luyện tập các chiêu thức tấn công linh hoạt, mạnh mẽ và từng phần cơ thể để phòng thủ hữu hiệu. Khi luyện đại thành thì sức lực di hành khắp chân thân không bị ngăn trở, do đó muốn vận dụng đến sức thì sức có ngay, thân thể cương cường, da thịt gân xương đều cứng chắc, đến đao kiếm cũng khó bề gây thương tích. Ngoại công bao gồm các phương thức tu luyện:
Là các công phu chuyên luyện lực âm, nhu lực, âm công, khi luyện đại thành thì bề ngoài cơ thể không có biểu hiện gì của người biết võ (như tay chân không sần sùi, cơ thể không cường tráng), nhưng lực đánh ra rất nguy hiểm (nên nhiều khi được gọi là độc thủ). Tương truyền, một số công phu như Nhất chỉ thiền công (luyện phóng một ngón tay), Quan âm chưởng (luyện cạnh tay), Tỉnh quyền công (luyện quyền bằng cách đấm tay xuống giếng) có thể đả thương người từ xa, Nhu cốt công luyện khớp xương toàn thân mềm dẻo...
Tương truyền ở Nhật Bản từ xa xưa lưu truyền một môn võ thuật có tên là Bí thuật Nhu công. Người luyện tập nhìn bề ngoài có vẻ rất yếu đuối nhưng khi ra tay thì vô cùng tàn độc, nhất là những đòn đánh Cầm nã thủ lấy mạng người dễ dàng vô cùng. Các chiêu thức tung ra gần như chỉ để có một mục đích là lấy mạng đối phương mà thôi.
Vào thời thế chiến thứ 2, môn võ thuật này nghe nói được phổ biến cho các chiến sĩ trong những lực lượng cảm tử và sát thủ, nhưng sau này bị cấm và mất đi tông tích bởi vì quá độc ác mà cho tới nay chưa ai rõ lý do thất truyền, chỉ biết rằng một kẻ luyện tập môn võ này dù có thân thể bệnh hoạn yếu ớt, một khi đã dốc lòng luyện tập đều có thể trở thành cỗ máy giết người.
Là các công phu chuyên luyện sức mạnh dương cương, dương lực, dương công, như Thiết sa chưởng (chưởng tay sắt), Thiết tảo trửu (chân quét), Thiết tất cái (đầu gối).Trong đó phải kể tới các môn công phu của Thiếu Lâm rất đặc sắc như: Thập tam thái bảo (thân thể cứng),Thiết bố sam (thân cứng như sắt), Đồng tử công (cũng luyện thân thể)... Khi luyện đại thành thì tay chân người tập chai sần, cứng như sắt, cơ thể tráng kiện, cơ bắp cuồn cuộn. Sức mạnh đòn đánh có được khi đòn tiếp xúc với cơ thể đối phương với uy lực khủng khiếp.
Suy cho cùng, cách chia các môn công phu của Võ thuật ra làm nhiều dạng (nội công và ngoại công), với nhiều môn (long, báo, xà, hạc, hổ, hầu, quy, ưng,...), hoặc phân chia ra các trường phái (Thiếu lâm, Võ đang, Côn Luân,...) cũng chỉ là đứng trên cái nhìn khác nhau. Có người chia võ thuật ra làm Võ lâm chính tông, và Bàng môn tà đạo. Sự khác nhau, cũng chỉ là ở hành vi của người dụng võ. Vì mục đích cao cả, võ thuật được sử dụng thì đó là võ công chính tông. Ngược lại, vì mục đích cá nhân, tư lợi, hành vi bỉ ôi, mà võ thuật được sử dụng thì đó là bàng môn tà đạo. Nhiều người suốt đời nghiên cứu võ thuật, những mong tìm được bí kíp võ thuật, những công phu đã thất truyền (kể cả những cách luyện kỳ lạ, dị thường) để đạt đến cái gọi là đỉnh cao võ thuật. Vậy đỉnh cao của võ thuật là ở bất kỳ một môn công phu võ học nào, miễn sao có thể sử dụng để chiến thắng địch thủ thì có thể sử dụng. Nhưng đó chỉ là chiến thắng về mặt hình thức. Chiến thắng thật sự sẽ nằm trên 2 phương diện: hình thức bên ngoài, và nhân tâm bên trong.
Trong võ thuật, hô hấp được chia làm hai loại chính là Nội hô hấp và ngoại hô hấp.
Các phương pháp hô hấp này có trong võ thuật là do Bồ Đề Đạt Ma và các môn đồ Thiếu Lâm, các môn đồ các phái võ Trung Hoa hấp thu từ các phương pháp luyện thở của Yoga và Phép đạo dẫn (luyện thở, luyện hô hấp) của các trường phái Đạo gia để vận dụng chúng huy động nguồn sức mạnh của thân xác và tâm trí đạt hiệu quả cao khi luyện võ công.
Đây là hoạt động của chân khí, là sự tiếp thu dưỡng khí, các chất bổ đưa đến từng tế bào và biến chuyển các dạng năng lượng. Hoạt động này bắt đầu từ lúc cơ thể con người chỉ là thai nhi. Nội hô hấp theo thời gian sẽ dần thoái hóa nhường chỗ cho ngoại hô hấp tiến triển.
Thể hiện cho hoạt động hô hấp bằng mũi, bắt đầu xuất hiện khi chúng ta ra khỏi bụng mẹ. Ngoại hô hấp dần dần phát triển mạnh mẽ để nuôi dưỡng và cung cấp dưỡng khí cho cơ thể.
Con người sống trong vũ trụ sinh hoạt và chuyển động đều có tương quan đến vũ trụ, nếu thuận theo vũ trụ và khí từ vũ trụ thì sẽ lớn mạnh, còn ngược lại sẽ bị hủy hoại. Võ thuật lợi dụng đặc tính này để tạo ra các hình thức luyện tập nhằm nâng cao thể trạng như nội công, khí công, hấp pháp v.v.
Võ thuật là một bộ môn văn hóa đặc trưng gắn liền với triết học. Các võ sư đã đúc kết bằng câu nói nổi tiếng: "đằng sau võ học là triết học". Các bộ môn võ học phương Đông đều dựa trên nền tảng các nguyên lý triết học:
Âm dương là hai mặt quan hệ đối lập nhưng hỗ trợ nhau, võ thuật lấy bản thân người tấn công và người phòng thủ làm hai mặt này. Để đạt đến mục đích công phá cao nhất thì phải đẩy một mặt đặc tính lên cao nhằm lấn át mặt còn lại.
Ngũ hành là quy luật hậu thiên tương ứng với bản chất con người, để nâng cao hiệu quả phải biết nâng cao mặt yếu và trấn áp sự thái quá. Dựa trên ngũ hành các quy luật võ thuật tạo ra sự bổ khuyết cho nhau cũng như sự quấy rối bản chất nhau.
Bát quái như một sự phát triển cao hơn của âm dương, nó thể hiện chu kỳ hoàn chỉnh xoay vần của tạo hóa. Tuân theo bát quái để chuyển động cũng là tạo ra một chu trình sinh hóa của tự nhiên, lúc đó mọi vấn đề còn lại sẽ phụ thuộc vào kẻ điều khiển chứ không bị ảnh hưởng nhiều bởi xung quanh.
Là một biến thiên của bát quái khi thêm trung cung, tạo ra chỉnh thể tương ứng với quy luật vận hành của con người. Đây là một kiến tạo nhằm đáp ứng cho nhu cầu vận động của một số lượng người nhiều, hầu như ngày nay không còn được ứng dụng mấy (ví dụ như biểu diễn tập thể hàng ngàn người)
Luyện tập sơ khai võ thuật thì không cần chú trọng đến bản chất, các phương pháp chữa trị khi biến chứng xảy ra hoặc phản ứng của cơ thể với quá trình luyện tập. Khi luyện tập những thứ dễ bị lệch lạc hay khó thì các phương pháp thăm dò, theo dõi biến chuyển là một trong những trọng tâm của quá trình luyện tập.
Huyệt đạo là những điểm có khí tụ lại lớn, thường là những điểm giao nhau của nhiều đường kinh mạch.
Huyệt đạo là những điểm nhạy cảm trên thân thể, theo đó người dụng võ có thể tấn công vào các huyệt đạo để gia tăng tính sát thương của đòn thế. Khi bị tấn công vào huyệt đạo, người chịu đòn có thể có những phản ứng rất đặc biệt: đau đớn dữ dội, chấn thương nặng, bất tỉnh, chết. Huyệt đạo trong võ thuật cũng gắn trực tiếp với các phương pháp cứu chữa người bị chấn thương, bệnh tật. Theo các võ sư, cơ thể có 108 huyệt đánh và 108 huyệt chữa trị, lại có 12 huyệt có thể đánh hẹn giờ chết. Các võ sư thường truyền dạy không chỉ phương thức tấn công huyệt đạo mà cả các phương pháp chữa trị bằng huyệt đạo như bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu. Tuy nhiên, biết được vị trí huyệt đạo đã khó, biết được cần tác động bằng phương thức nào và độ sâu của đòn đánh đến đâu để đạt được hiệu quả tính cao nhất còn khó hơn. Bởi vậy, điểm huyệt và giải huyệt chưa bao giờ được truyền dạy một cách phổ thông, quảng bá cho tất cả các môn đồ của võ phái, do đó theo thời gian những tinh hoa này không tránh khỏi mai một và thất truyền.
Võ thuật và các bộ môn nghệ thuật sân khấu, điện ảnh gắn bó với nhau từ rất lâu, nhưng hầu như chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của Lý Tiểu Long trong loạt phim quyền cước do anh thủ vai diễn viên chính như Thanh Phong Hiệp, Đường Sơn Đại Huynh, Tinh Võ Môn, Long Tranh Hổ Đấu, Mãnh Long Quá Giang, Tử Vong Du Hí. Sau anh, rất nhiều diễn viên, võ sĩ đã tham gia diễn xuất như Khương Đại Vệ, Địch Long, La Liệt, Vương Vũ, Trần Tinh, Trần Quang Thái, Phó Thanh,... là những diễn viên nổi tiếng của Hồng Kông vào những năm đầu thập kỷ 1970, sau này còn có thêm Thành Long (Jackie Chan), Hồng Kim Bảo, Quan Chi Lâm, Hà Gia Kính, Lý Liên Kiệt (Jet Li), Triệu Văn Trác, Chân Tử Đan (còn gọi là Chung Tử Đơn), Phàn Thiếu Hoàng, Ngô Kinh, Chu Nhuận Phát, với loạt phim về Hồng Hi Quan và Phương Thế Ngọc, Nam Thiếu Lâm, Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp, Nghiêm Vịnh Xuân và Vịnh Xuân Quyền, Hồng Gia Quyền, v.v.
Dòng "phim chưởng" nhiều tập một thời phát triển mạnh mẽ từ những năm cuối của thập kỷ 1960 ở Hồng Kông và các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện đã dần nhường chỗ cho sự xuất hiện của những phim một tập được phương Tây đánh giá cao như phim Anh hùng, Ngọa Hổ Tàng Long, Thập diện mai phục, Kungfu, v.v. Và gần đây nhất là Tony Jaa, một chiến binh Muay Thái xuất sắc, anh đã cho ra series phim OngBak (Truy tìm tượng Phật) và Tom Yung Goong (The Protector), những pha hành động của anh làm bao nhiêu người phải thán phục, nhào lộn và trình diễn võ thuật. Có thể nói anh là lớp trẻ sau này nối tiếp Lý Tiểu Long, Thành Long và Lý Liên Kiệt.
Vũ đạo là một loại hình nghệ thuật múa cổ truyền của Trung Hoa, loại hình nghệ thuật này phổ biến mạnh từ các bộ tộc người Hán ở phương bắc Trung Quốc từ khu vực nội Mông cho đến các vùng Hoa Bắc, Sơn Đông và Hà Bắc (Trung Quốc).
Vũ đạo có một vai trò ảnh hưởng nhất định đến các bộ môn võ thuật thuộc miền Bắc Trung Hoa làm cho văn hóa nghệ thuật của đất nước này trở nên đa sắc thái và giàu tính nhân văn.
Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu cổ truyền của Trung Hoa thường có các màn biểu diễn võ thuật cổ truyền Trung Hoa.
Các thể loại phim quyền cước còn được gọi là phim Kungfu của Trung Quốc và Đài Loan không phải là loại phim hành động của Mỹ mà thật ra có nguồn gốc từ Kinh kịch do các diễn viên và đạo diễn sân khấu chuyển sang.
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều gắn liền quá trình tồn tại, phát triển của mình với các truyền thống quý báu, trong đó có tinh thần thượng võ và những kỹ thuật phòng vệ. Đó là bản lề cho sự phát triển của các nền võ học trên thế giới.
Trong khi các võ phái tại các nước châu Á khác (Nhật Bản, Việt Nam v.v.) thường thừa nhận ảnh hưởng từ võ thuật Trung Hoa, thì giới võ lâm Trung Hoa lại thừa nhận môn võ thuật của mình nguyên khởi từ Ấn Độ.
Võ của Myanmar thường được gọi chung là Thaing (bao gồm cả võ tay không và binh khí), cũng được gọi là Bando (tuy nhiên Bando lại còn có tên là một bộ môn riêng trong nền võ Myanmar: môn nhu quyền), cho nên Thaing là tên gọi võ thuật bao quát và chuẩn xác nhất đối với đất nước này.
Nhật Bản có truyền thống thượng võ lâu đời do những cuộc nội chiến liên miên, mặc dù quốc gia này trong suốt trường kỳ lịch sử chưa hề bị xâm lược và đô hộ bởi ngoại bang ngoại trừ giai đoạn ngắn ngủi các samurai phải đương đầu với đội thủy binh hùng mạnh của Mông Cổ (Nhà Nguyên) và bị Mỹ đánh bại 1945.Nhiều hệ phái võ thuật Nhật Bản đã lừng danh thế giới như:
Thái Lan nằm trên bán đảo Đông Dương, chịu ảnh hưởng của Phật giáo và nền văn hóa Ấn Độ, phong kiến Trung quốc. Nền võ thuật nước này chịu ảnh hưởng nhiều của võ thuật Trung Quốc và Ấn Độ, tuy nhiên khi người phương Tây đến đây, dấu ấn lớn nhất để lại là môn Muay Thái, nó hơi giống như kickboxing (Quyền cước) của người phương tây nhưng lại có nét đánh phù hợp của người phương đông. Hiểm với những đòn đánh cùi chỏ và đầu gối
Trước kia trong đồng đạo võ lâm thường tôn vinh "bát đại môn phái" (Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân, Không Động, Thanh Thành, Hoa Sơn, Toàn Chân) hoặc "thất đại môn phái" (Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân, Thanh Thành, Hoa Sơn,Toàn Chân) võ thuật Trung Hoa, trong đó Võ Thiếu Lâm được đề cao là ngôi sao Bắc đẩu. Gần đây nhất, trong cuốn Võ thuật thần kỳ của Trịnh Cần và Điền Vân Thanh, Trung Quốc, bản dịch được Nhà xuất bản Hà Nội, H. 1996 xuất bản, các tác giả khẳng định Trung Hoa bao gồm không dưới 500 võ phái khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là những phái chính:
...
...
...
...Tán thủ (Shanshou) môn võ theo lối hiện đại duy nhất của Trung Quốc
...
Các bộ môn quyền thuật trên trong khoảng 500 võ phái của khắp miền Nam Bắc Trung Hoa chính là xuất phát từ trong dân gian sau này được các môn đồ của Thiếu Lâm tích hợp vào hệ thống Thiếu Lâm Quyền và biến nó thành những hệ phái Bắc Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm. Do vậy nói Bồ Đề Đạt Ma là sáng tổ ra võ Thiếu Lâm và võ thuật Trung Hoa như nhiều võ sư xác tín liệu có chính xác và công bằng không trong khi võ Thiếu Lâm là một sự pha trộn và tích hợp giữa các bộ môn quyền thuật dân gian ở Trung Hoa và Ấn Độ. Chùa Thiếu Lâm và võ Thiếu Lâm thật ra chỉ có công tích hợp và hệ thống lại bởi các môn đồ xuất sắc của Thiếu Lâm Tự.
Các bộ môn quyền thuật của miền bắc Trung Hoa như Hình Ý Quyền, Bát Cực Quyền, Thông Bối Quyền, Mê Tung Quyền, Phách Quải Quyền,... đều có một tên chung là Trường Quyền. Các bộ môn quyền thuật của Nam Thiếu Lâm như Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Nam Thiếu Lâm: Hồng gia (Hung gar), Lưu gia (Liu Gar), Lý Gia (Li Gar), Mạc Gia (Mo Gar) và Thái Gia (Choy Gar), Bạch Mi Quyền (còn gọi là Thiếu Lâm Bạch Mi), Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền gọi tắt là Vịnh Xuân Quyền... được gọi tất cả bằng một tên chung là Nam Quyền.
Do vậy cũng nên lưu ý rằng danh từ Trường Quyền không phải là một môn phái mà là khái niệm chỉ tất cả các bộ môn quyền thuật miền bắc Trung Hoa (sau này gọi là Bắc Thiếu Lâm), cũng như danh từ Nam Quyền không phải là một môn phái mà là khái niệm chỉ tất cả các bộ môn quyền thuật miền nam Trung Hoa (là Nam Thiếu Lâm).
Sau này người Trung Hoa thường có câu Thiên Hạ Công Phu Xuất Thiếu Lâm (tất cả các phái võ và các bộ môn quyền thuật nam bắc Trung Hoa đều có nguồn gốc từ Thiếu Lâm).
Câu nói này chỉ đúng một nửa và cũng cho thấy rằng võ Thiếu Lâm không phải là cái nôi xuất xứ tất cả các phái võ khác mà phải nói ngược lại rằng nó (võ Thiếu Lâm) đã tích hợp các dòng võ khác và làm cho chính nó trở nên phong phú hơn và đa phong cách thể hiện. Võ Thiếu Lâm và võ thuật Trung Hoa nói chung là một công trình sáng tác của các thế hệ võ thuật ở Trung Hoa, trong đó có các môn đồ của chùa Thiếu Lâm.
Câu nói trên khiến nhiều người ngộ nhận rằng Trung Quốc là cái nôi võ thuật của thế giới.
Bên cạnh những nét tương đồng với nền võ thuật rộng lớn của Trung Hoa do ảnh hưởng từ giao lưu văn hóa, các phái võ Việt Nam, hay còn được gọi với tên "Võ thuật Cổ Truyền" vẫn thể hiện những đặc điểm khác biệt rõ rệt với các nền võ học khác trên thế giới nói chung và Trung Hoa nói riêng: thứ nhất, sự xuất hiện của lời thiệu bằng thơ, phú; thứ hai: bộ pháp vận hành theo đồ hình bát quái (lưỡng túc bát quái vi căn), khi đứng thì vững như đá tảng, khi di chuyển thì nhẹ nhàng linh hoạt như lá bay; thứ ba, bộ tay áp dụng theo ngũ hành pháp (song thủ ngũ hành vi bản); thứ tư, kỹ thuật đòn thế được chọn lọc, phân thế riêng phù hợp với cách đánh của từng dạng đối tượng, địa hình, nhất là lối đánh cận chiến một người chống lại nhiều người; thứ năm, tận dụng triệt để lối đánh "cộng lực" - dựa vào sức lực đối phương để triệt hạ đối phương. Danh sách chưa đầy đủ các phái võ Việt Nam (ở trong và ở ngoài nước Việt Nam) bao gồm:
|
|
|
|
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.