From Wikipedia, the free encyclopedia
Lợn rừng lai hay Heo rừng lai (Sus scrofa x Sus scrofa domesticus) là một giống lai giữa một con lợn rừng và lợn nhà. Thông thường, lợn rừng lai là con lai giữa lợn rừng đực với lợn nái là lợn địa phương, chẳng hạn như ở một số nơi thuộc Việt Nam, lợn cái để lai với lợn rừng đực là lợn nái thả rông của người dân tộc thường nuôi giống lợn gần như hoang dã tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ như có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp[1].
Lợn rừng lai | |
---|---|
Một con lợn rừng lai | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Artiodactyla |
Họ (familia) | Suidae |
Chi (genus) | Sus |
Danh pháp ba phần | |
S.scrofa x S.domesticus Linnaeus, 1758 |
Đặc biệt là giống lợn rừng được lai giữa lợn rừng và lợn nhà, thường nuôi lợn con ở thế hệ lai F4, F5, con giống lai tạo có các đặc điểm nổi trội của lợn bố mẹ, sức đề kháng cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt, dễ nuôi và không tốn nhiều thức ăn, công chăm sóc và cho hiệu quả kinh tế. Lợn rừng lai cũng thích nghi với mọi loại địa hình, khí hậu ở miền núi. Thịt lợn rừng lai được đánh giá là thơm ngon, săn chắc, nhiều nạc nhưng mềm, ít mỡ, da dày, giòn[2], giá trị dinh dưỡng cao nên ngày càng được thị trường nhiều nơi ưa chuộng[3]. Nhìn chung, mô hình nuôi lợn rừng lai cho hiệu quả kinh tế cao[4].
Những con lợn nhà là một phân loài (Sus scrofa domesticus) của lợn rừng với 38 nhiễm sắc thể, trong khi đó Lợn rừng châu Âu chỉ có 36 nhiễm sắc thể, sau một sự hợp nhất của tổ tiên. Gốc chung của chúng được gọi là lợn rừng lai. Lợn rừng ở Tây Ban Nha và Pháp có 36 cặp nhiễm sắc thể ngược lại với các loại lợn rừng của châu Âu có 38 cặp giống như lợn nhà. Hai loại lợn rừng có 36 và 38 cặp nhiễm sắc thể đó được giao phối tạo nên thế hệ con lai có nhiễm sắc thể là 37 và cũng có khả năng sinh sản. Lai thế hệ đầu tiên (F1) có 37 nhiễm sắc thể. Những thế hệ tiếp theo chúng có thể có 36, 37 hoặc 38 nhiễm sắc thể. Lai tạo là phổ biến ở các khu vực mục vụ của lợn ngoài trời hoặc khi các quần thể hoang dã đã được khôi phục bởi những con lợi nái nhà nơi có phạm vi hoạt động của con lợn rừng đực. Lợn Corsica có bộ gen rất gần với lợn nhà.
Giống lợn nhà Tamworth thông thường hay được cho lai ghép với lợn rừng để sản sinh ra một giống lợn mà người ta gọi là "lợn thời kỳ đồ sắt", chúng tương tự như lợn nhà thời kỳ nguyên thủy. Lợn con mới sinh ra này giống như lợn rừng non (Lợn sữa). "Lợn thời kỳ đồ sắt" là loài vật có sức thu hút phổ biến (vì tính tò mò, hiếu kỳ) tại các trang trại. Lợn lai kiểu này giống lợn nhà hơn lợn rừng, nhưng khó huấn luyện hơn lợn nhà và nói chung được dùng để lấy thịt làm xúc xích. Các giống lợn nhà khác cũng được lai với lợn rừng sản xuất thịt ít mỡ hơn thịt lợn nhà. Trong "The Variation Of Animals And Plants Under Domestication" Charles Darwin đã viết: Lợn rừng châu Âu và lợn nhà Trung Quốc có lẽ gần như là khác biệt một cách chắc chắn: Ngài F. Darwin đã cho giao phối một con lợn nái Trung Quốc với lợn rừng đực Alpine, đã được thuần hóa một phần, nhưng các con lợn con, mặc dù có một nửa máu đã thuần hóa trong huyết quản của chúng, lại là cực kỳ hoang dã trong việc nuôi nhốt, và không dễ dàng ăn các loại nước gạo như những con lợn Anh thông thường.
Người ta cũng giữa lợn rừng Thái Lan hoặc lợn rừng Việt Nam với các giống lợn đen miền núi, như Lợn Vân Pa (Quảng Trị), Lợn sóc Tây Nguyên, lợn đen vùng Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước), Lợn Mường Khương (Lào Cai), lợn rừng với lợn mọi với đàn lợn lai có sức đề kháng cao, bụng thon, ít mỡ, nhiều nạc, da giòn. Hay cho lợn rừng lai với giống lợn bò, kết quả cho ra giống lớn nhanh, sức đề kháng cao, tỷ lệ thịt nạc chiếm hơn 80%, thịt ngọt, da giòn[5] Người ta còn lai lợn rừng với lợn Mán, lấy giống từ Lào Cai mua lợn đực rừng về làm giống cho lai với giống lợn Mán được con F1 làm nái. Tiếp tục lai con F1 với con lợn rừng và được con F2. Từ con F2 tiếp tục lai với con lợn đực rừng và cho ra con lợn vẫn nuôi, kỹ thuật nuôi lợn rừng lai khá đơn giản, phù hợp ở nhiều vùng quê. Lợn rừng lai cũng thích nghi với mọi loại địa hình, khí hậu ở miền núi[2]. Lợn rừng phối với lợn đen địa phương cho sản lượng 9-10 con mỗi lứa. Sau khi tách sữa, lợn không kén ăn, mau lớn[6].
Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm lợn rừng mang 3/4 máu lai khi bán ra thị trường sẽ có giá cả phù hợp. Lợn rừng 1/2 máu lai RF1 có đặc điểm ngoại hình 3 lông chụm 1 giống bố 100%, song khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với lợn rừng thuần. Giống lợn lai RF1 này có khả năng thích ứng trong phổ sinh thái rộng, sức kháng bệnh tốt, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon... Đặc biệt, lợn rừng lai có thể nuôi nhốt hoặc thả rông rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi. Thức ăn của lợn rừng lai đơn giản gồm 50% rau củ quả, 50% còn lại là thức ăn tinh nên các hộ dân đều có đầy đủ điều kiện để chăn nuôi với quy mô từ nhỏ đến tầm trang trại, gia trại[7]. Ở Tây Nguyên đã lai tạo thành công giống lợn rừng lai F4, tức là có 85% phẩm chất của lợn rừng tự nhiên. Giống lai này có những ưu điểm là sức đề kháng mạnh, chịu đựng kham khổ với môi trường chăn thả, ít dịch bệnh, chất lượng thịt tương đương lợn rừng tự nhiên, nhưng bản tính hoang dã đã giảm hẳn nên dễ quản lý[8].
Lợn rừng gốc Tây Nguyên là loại lợn rừng có chất lượng thịt rất ngon và được ưa chuộng. Ở vùng Tây Nguyên đã có một số hộ dân tự phát nuôi lợn rừng, nhưng nguồn gốc giống lại nhập từ Thái Lan, Malaysia không rõ ràng. Hoặc một số là Lợn đực nguồn gốc từ Tây Nguyên cho lai với lợn nhà nhưng tình hình lai tạo không có chủ đích, lợn lai đồng huyết cao nên sức sống kém và cuối cùng là hiệu quả đạt được rất thấp. Lợn rừng Tây Nguyên có những điểm đa hình đặc trưng, phân biệt với Lợn rừng các nước khác và có mối quan hệ di truyền gần gũi với Lợn rừng châu Á, nhưng Lợn rừng Tây Nguyên hoàn toàn phân biệt với Lợn rừng lai Thái Lan về mặt di truyền.
Thông thường khi nuôi, do bản tính hoang dã nên lúc đầu lợn rừng rất sợ người, nhưng lại dữ tợn khi người đến gần và có thể tấn công thằng vào người nuôi. Ban đầu chúng chỉ ăn những thứ mà trong tự nhiên thường có như củ mỳ, hạt ngô, khoai lang, chuối chín và một số loại rau củ quả khác. Dần dần sau một thời gian nuôi thuần hóa chúng có thể sử dụng thức ăn tổng hợp. Bản năng tự vệ của chúng dần mất đi, chúng quen dần với tiếng gọi của người nuôi thả và có thể gần gũi người nuôi. Lúc đầu Lợn rừng hoang dã cần được nuôi nhốt trong những ô chuồng nhỏ để tránh cho chúng chạy nhiều và thúc đầu vào tường hoặc lưới. Thời gian sau khi chúng đã quen với người nuôi thì có thể thả bán hoang dã ra các ô chuồng rộng hơn[9].
Cái tên lợn rừng lai và việc nuôi lợn rừng lai nếu có phần nào xa lạ là chỉ đối với những người sống ở vùng đồng bằng. Còn với người ở vùng rừng núi, cao nguyên như người dân tộc thiểu số thì đó là nghề có từ lâu đời của họ. Lợn rừng lai với giống Lợn cái nội địa được dân tộc thiểu số nuôi nhiều ở miền thượng du, vùng rừng từ lâu đời nay. Giống Lợn nội địa này nhỏ con, lông đen, mõm dài như lợn rừng, và cũng có cách sống như Lợn hoang dã trong rừng. Do được nuôi thả tự do, vận động cả ngày nên chất lượng thịt của giống Lợn nội địa này cũng nhiều nạc, thịt thơm ngon, được giới sành ăn đánh giá là không khác gì mấy đối với thịt lợn rừng thực thụ[10].
Ngày nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của người dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm. Một trong những động vật hoang dã được nhiều người ưa chuộng đó là lợn rừng. Thuần hóa lợn rừng, lai tạo với lợn nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi nghiên cứu và ứng dụng. Lợn rừng lai là giống Lợn lai đặc biệt siêu nạc, không mỡ nên càng ngày càng được thị trường ưa chuộng, từ đó mới có nhiều người làm chuồng, lập trại để chăn nuôi. Nhờ vượt trội về chất lượng, thịt lợn rừng đã dần thay thế thịt lợn nhà trong hầu hết các bàn tiệc và bước đầu đi vào bữa ăn của nhiều gia đình.
Các giống lợn như Lợn Đại Bạch (Yorkshire large white), Yorkshire middle while, Lợn Berkshire, Lợn Duroc, Lợn Hampshire đa số có tỷ lệ thịt từ 70-80% lượng mỡ tương đối ít với phẩm chất thịt đó nếu đem so với thịt Lợn rừng và Lợn rừng lai thì còn thua, vì thịt Lợn rừng và thịt Lợn rừng lai tỷ lệ thịt vượt mức hơn 90%. Riêng ở Việt Nam đang có các giống lợn rừng và lợn rừng lai như Lợn rừng Thái Lan mặt dài (LRTL), lợn rừng Việt Nam (LRVN), lợn rừng lai. Riêng về lợn rừng lai cũng có vô vàn kiểu như con lai giữa LRTL/LRVN với các giống lợn đen vùng núi Việt Nam (như Lợn Vân Pa, lợn sóc Tây Nguyên, lợn đen Mường Lay, lợn Mường Khương, lợn rừng lai từ Trung Quốc, con lai giữa LRTL x Lợn ỉ. Do rất đa dạng như vậy nên để phân biệt lợn rừng thật và con lai, thường phải căn cứ vào 3 yếu tố gồm ngoại hình (lông, màu, vóc dáng), lỗ chân lông và quan trọng hơn là lý lịch giống.
Chăn nuôi động vật rừng lai bán hoang dã là một hướng đi cần được khuyến kkhích, nó góp phần vào việc phát triển môi trường rừng, giải quyết vấn đề xã hội trong quản lý bảo vệ rừng, và đạt được hiệu quả kinh tế, cung cấp sản lượng thịt rừng có chất lượng và xuất xứ rõ ràng. Người nuôi cần có ý thức kiểm soát được con giống. Nên chọn giống từ sự lai tạo khoa học, tránh lai tạo, phối giống tự do cùng đàn để loại trừ hiện tượng đồng huyết, làm cho đàn Lợn rừng lai thoái hóa, chậm lớn[11].
Lợn rừng vốn là loài động vật hoang dã, quý hiếm ở một số nước muốn nuôi Lợn rừng phải đến cơ quan nhà nước để đăng ký làm thủ tục được nuôi. Nhiều nơi người ta sẽ không cho nuôi những con Lợn rừng hoang dã mà chỉ cho nuôi những con đã được lai ra đời F1 trở đi. Ngoài ra, trong quá trình nuôi, cứ mỗi lần Lợn đẻ, cần báo cho cơ quan hữu quan đến xác nhận là Lợn nuôi đã được lai tạo, thuần dưỡng và cơ quan thú y xác nhận Lợn không mắc bệnh dịch thì mới được xuất chuồng. Trong quá trình nuôi, cần phải giữ giấy xác nhận nơi bán, giấy kiểm dịch động vật, sổ sách ghi chép bầy đàn khi Lợn được sinh ra[12].
Vóc dáng lợn rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đen, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã. Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50–70 kg, con cái nặng 30–40 kg[1] Có những con lợn rừng lai có thể đạt trọng lượng gần 100 kg[13] Nhìn chung, những con lợn rừng lai, vì là giống F1, trực hệ nên còn nguyên hình dáng kềnh càng, hung dữ của lợn lòi. Từng con lợn lông lá xù xì phóng nhanh như tên lửa, trông hung dữ nhưng lợn rừng lai lại có bản tính hiền lành của những con lợn nhà[14]
Có thể phân biệt lợn rừng thuần với lợn rừng lai từ ngoại hình, đặc điểm ngoại hình của Lợn rừng thuần lúc mới sinh đến 2 tháng tuổi là có những vệt lông màu trắng chạy dọc thân Lợn, trên nền lông màu nâu. Đến trên 2 tháng tuổi, vệt lông trắng biến mất, lông toàn thân màu đen xám, dáng mảnh, chân cao, mõm dài, hai bên má có hai vệt lông màu trắng xám; riêng đối với con đực lông bờm dựng đứng. Còn đối với Lợn rừng lai F1, từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi chỉ có 80% có vệt lông trên thân màu trắng trên nền lông màu đen. 20% còn lại toàn thân màu lông đen. Khi trên 2 tháng tuổi tất cả chuyển sang màu lông đen[11] lợn con có các sọc đen dài trên lưng, khi lớn sẽ chuyển hoàn toàn thành màu đen, có lông dày và cứng dọc sống lưng, mỗi chân lông mọc ba sợi lông.
Thịt lợn rừng nhạt hơn thịt lợn thường, da dày, lớp mỡ nhỏ, nhiều nạc, khi chế biến có mùi thơm và dai[13]. Lợn rừng lai có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh tuy nhiên phải tiêm phòng, tẩy giun sán định kỳ. Nhờ hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn tự nhiên nên thịt lợn rừng lai nhiều nạc, mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt Lợn nhà. Thịt Lợn rừng lai thơm, hàm lượng cholerteron thấp[15] Chất lượng thịt: Thịt Lợn rừng lai màu hơi nhạt, không đỏ như thịt Lợn nhà, nhưng nhiều nạc, ít mỡ, da mỏng và dòn, thịt thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng Cholesteron thấp, người tiêu dùng ưa chuộng nên bán được giá cao[1].
Trong chọn giống, về hình thức người ta sẽ chọn những con có vóc dáng cân đối, lưng thẳng, bụng thon, nhanh nhẹn. Có màu sắc đặc trưng (màu hung đen hoặc xám đen), tính biệt rõ ràng. Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sinh sản …) và qua đời sau.
Lợn đực giống phải mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài như đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ, 4 chân cao, thẳng và vững chắc, lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt, số con đẻ ra có tỷ lệ nuôi sống cao, mang tính hoang dã, dữ tợn. Chọn lọc nái sinh sản cần quan tâm tới 3 bộ phận là cơ quan sinh dục, vú và khung xương. Toàn đàn hậu bị có cơ quan sinh dục phát triển thông thường cả về hình thể và hoạt động, khung xương và 4 chân chắc, khỏe, nhanh nhẹn và linh hoạt, số con đẻ ra/lứa cao, lợn mẹ không ăn con và có số vú đủ để nuôi đàn con đông, bình thường lợn rừng lai có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không được chọn.
Lợn rừng lai có sức đề kháng tốt, tính hung dữ giảm bớt so với lợn rừng thuần nên dễ chăm sóc hơn, phù hợp với môi trường, không mắc bệnh nguy hiểm như lợn rừng[16]. Lợn rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dă, thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, Lợn đực thường thích sống một mình (trừ khi lợn cái động dục). Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ. Chúng thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ[1], chúng sống trong môi trường tự nhiên, ưa hoạt động và vẫn giữ lối sống bầy đàn, thích vận động ở không gian rộng, thích ủi đất, đầm nước khi mùa nắng nóng. Tuy vẫn giữ những đặc tính hoang dã của Lợn rừng nhưng do đã được thuần hóa nên Lợn rừng lai thuần tính, có thể tiếp cận để chăm sóc. Lợn nái khi sinh sản tự tìm ổ đẻ, không cần sự giúp đỡ của con ngời. Lợn con sau khi ra đời nhanh chóng khỏe mạnh, chạy nhảy, được tách mẹ sau 1 tháng rưỡi đến 2 tháng.
Khi nuôi, một số hộ lúc đầu đưa lợn rừng về nuôi, chúng thường hoảng sợ và chạy trốn. Đôi khi, chúng tức giận, lồng lộn và luôn tìm cách phá chuồng để ra. Phải bình tĩnh và luôn đối xử nhẹ nhàng với chúng. Thời gian đầu nó có thể không chịu ăn và nhịn đói. Nhưng nó không nhịn khát được. Vì vậy, cần chuẩn bị từ trước máng nước cho chúng uống. Sau một thời gian, biết chắc không thể vượt đi được, lợn sẽ dần dần thích ứng với chỗ ở mới và tìm tới thức ăn.
Thức ăn cho lợn rừng lai dễ tìm kiếm trong tự nhiên như lục bình, mía cây, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh, thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây..), muối khoáng (tro bếp, đất sét). Nhìn chung, thức ăn gồm có thức ăn xanh tươi (cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh v.v..), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng (tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm). Lợn rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn. Thức ăn cho Lợn rừng chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, chuối cây, cỏ bắp (chiếm khoảng 60 - 70% thành phần thức ăn) và một phần cám gạo.
Thức ăn của Lợn rừng chủ yếu là thực vật do đó trong khi nuôi, không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho chất lượng của Lợn rừng bị biến đổi và đôi khi lợn lại bị bệnh tiêu chảy. Lợn ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho Lợn uống tự do. Không nên sử dụng nhiều thức ăn tinh mà chủ yếu sử dụng các loại thức ăn xơ như các loại rau, quả, củ để tránh hiện tượng Lợn mập. Các loại rau cỏ nói chung (cỏ tự nhiên hoặc cỏ trồng), các thứ rau (rau lang, rau muống), thân cây mềm (cây chuối), lá cây, cỏ họ đậu gọi chung là thức ăn xanh. trong thức ăn xanh có nhiều chất dinh dưỡng (Protein và Vitamine) giúp Lợn rừng lai mau lớn.
Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng lai thông thường là 50% rau củ, quả, 50% cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều, một lợn lai trưởng thành mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2–3 kg thức ăn các loại. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn uống[17] Thức ăn cho Lợn rừng lai do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố do đó ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho Lợn. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g đất sét vừa đủ 3 kg) cho Lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày.
Chế độ ăn cho Lợn phải được nghiên cứu kỹ, thay đổi khẩu phần hằng ngày cho phong phú, tốt nhất là trồng ngay trong trang trại. Cho ăn phải đúng giờ, mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều; ngoài ra còn phải có đủ nguồn nước sạch. Khi chăn nuôi lợn rừng, phải điều chỉnh sao cho mỗi tháng lợn chỉ tăng từ 2 – 2,5 kg/con, nếu ít hơn thì lợn sẽ bị gầy, còn nếu nhiều hơn thì thịt sẽ nhiều mỡ, mất đi độ dai, giòn. Thức ăn thì thường là bắp, sắn mì tươi, cám trộn tấm, không cho ăn gạo và mì lát vì tinh bột cao dễ khiến Lợn rừng lai trở thành... lợn sề nhiều mỡ[18]
Lợn con một tuần tuổi cần được tiêm chích để bổ sung chất sắt, khi đến 1 tháng tuổi thì cho Lợn con tập ăn thức ăn tinh, nên được nấu chín để dễ hấp thụ. Khi được 2 tháng tuổi, Lợn con sẽ được tách mẹ và đưa sang chuồng rộng nối liền với sân vườn. Giai đoạn 1 tháng trước khi sanh, Lợn mẹ cần được cung cấp đầy đủ và ổn định thức ăn tinh để tránh tình trạng Lợn con sinh ra bị xù lông, đổ ghèn, tiêu chảy, đi xiêu vẹo 2 chân sau…. Lợn con một tuần tuổi cần chích bổ sung sắt. Một tháng tuổi thì tập lợn con ăn bằng thức ăn tinh. Đến 1.5 tháng tuổi thì tách mẹ. Sau khi tách mẹ (1.5 đến 2 tháng tuổi), giai đoạn này rất quan trọng để Lợn con hình thành bộ khung, sức đề kháng để phát triển tốt. Chế độ cho ăn được anh nghiên cứu kỹ, đúng giờ và thay đổi thường xuyên. Ngoài ra cung cấp nước uống đầy đủ, sử dụng nước sạch cho Lợn uống.[19]
Lợn đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh từ 1 - 2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do. Lợn mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Ngày Lợn đẻ có thể cho Lợn ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa. Lợn con được 1,5 - 2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường.
Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều, một Lợn rừng lai trưởng thành nặng 30 kg mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2–3 kg thức ăn các loại. Ngoài ra cần phải cung cấp nước uống đầy đủ, nên sử dụng nguồn nước sạch đã qua khử trùng. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn và thay nước trong hồ. Lợn ăn thức ăn xanh tươi nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho Lợn uống tự do. Nước không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Lợn, nhất là khi thời tiết nắng nóng. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn dư thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống[20].
Lợn rừng lai mắn đẻ và khéo nuôi con (nuôi con rất giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ Lợn mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bày khi con lớn. Lợn rừng sinh sản tự nhiên quanh năm. Thời gian mang thai cũng 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 -115 ngày) thì đẻ. Muốn nuôi Lợn rừng đạt giá trị kinh tế cao phải biết và hiểu được các đặc tính, đặc điểm của con Lợn rừng. Đối với Lợn sinh sản Khi sinh sản phải để cho Lợn sinh tự nhiên, sau khi sinh được 3 ngày tiêm sắt lần 1 và 10 ngày tiêm sắt lần 2 cho Lợn con. Lợn cái tự đẻ con ở ngoài vườn. Lợn rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-7 con, cá biệt có lứa đẻ 9-10 con và khéo nuôi con.
Lợn rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm. Lợn sơ sinh màu lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ Lợn con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15-20 ngay chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Lợn rừng lai có tính hiền, không hung dữ, thích yên tĩnh, sống theo bầy đàn, hay đào ủi đất, hay đi lang thang kiếm ăn, không kêu la đòi ăn như Lợn nhà. Ngủ ngoài trời, thích nhai nhỏ nhẻ nhiều giờ chứ không ăn ầm ầm như Lợn nhà. Lợn rừng lai cũng có sức sinh sản khỏe giống như Lợn rừng thuần chủng. Chúng tự sinh con, tự cắn dây rún cho con và biết cách nuôi con rất chu đáo[21].
Triệu chứng lợn nái đậu thai. Chỉ một vài ngày sau ngày thả nọc, Lợn cái nếu đậu thai sẽ lộ ra những triệu chứng dễ thấy, tuy nhiên, Tuy nhiên để chính xác thì phải chờ 21 ngày sau, tính từ lúc phối giống, tức là chu kỳ động dục tiếp theo mà Lợn nái không động dục trở lại thì mới tin là Lợn nái đã đậu thai.
Triệu chứng Lợn sắp đẻ: Thời gian mang thai của Lợn rừng lai chẳng khác gi Lợn nhà 3 tháng, 3 tuần và 3 ngày (khoảng 115 ngày). Lợn rừng lai nuôi thả rông hay nuôi nhốt đều có tính tự đẻ và tự biết chăm sóc đàn con sơ sinh. Đối với Lợn rừng lai nuôi chuồng như nuôi Lợn nhà thì khi chuyển bụng nó cũng có các triệu chứng không khác gi Lợn nhà:
Những triệu chứng trên là Lợn đang đến hồi đau bụng dữ dội, nhưng chưa đến lúc đẻ. Chỉ khi nào thấy Lợn bắt đầu ỉa, đái chừng chút một, và khi phát hiện chất nhờn sánh đặc xuất hiện ở âm hộ thì Lợn sắp đẻ đến nơi.
Chọn giống bố mẹ là yếu tố quyết định. Lợn đực phải là Lợn rừng thuần, còn Lợn nái là Lợn địa phương thả rông. Lợn rừng thuần chủng ở Việt Nam thông thường là giống Lợn hoang dã được thuần hóa, có nguồn gốc từ Thái Lan và Việt Nam, có hai nhóm nhóm mặt dài và nhóm mặt ngắn. Tốt nhất, nên cho Lợn rừng lai cái phối giống với Lợn rừng đực hoặc cho Lợn rừng lai cái phối giống với Lợn rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt…
Tại khánh Hòa, qua thực tế nuôi 2 giống Lợn rừng lai có nguồn gốc Thái Lan thì các giống Lợn này phát triển tốt trong điều kiện nuôi đơn giản. Đàn Lợn sinh trưởng ổn định, chưa phát hiện dịch bệnh gì. Nuôi Lợn rừng lai với hai loại giống Lợn rừng có nguồn gốc Thái Lan (một giống có lông màu nâu bạc má và một giống có lông màu đen tuyền (moocpa) đã được thuần hóa. Hiện nay để có giống Lợn rừng lai mà nuôi, nên thực hiện theo cách người thiểu số trước đây đã làm là cũng cho đàn Lợn cái nội địa (giống Lợn gần như hoang dã) phối với Lợn đực rừng thuần chủng.
Thời điểm phối giống thích hợp thì người ta sẽ bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít nên khó thụ thai. Chu kỳ động dục của Lợn là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im (mê ì) là thời điểm phối giống thích hợp nhất. Khi Lợn cái có dấu hiệu động dục cho Lợn đực vào khu nuôi Lợn cái, hoặc Lợn cái vào khu nuôi Lợn đực. Lợn đực sẽ phối giống đến khi Lợn cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, Lợn cái không động dục trở lại, có thể Lợn cái đã có thai[22].
Lợn đực giống có ý nghĩa quan trọng trong việc gây đàn. Quản lý và chăm sóc tốt 1 Lợn đực có thể phối 5-10 Lợn cái. Lợn đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố. Ngày phối giống nên bổ sung thêm thức ăn tinh giàu chất dinh dưỡng, 1 -2 quả trứng gà, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do. Đối với Lợn cái giống thì Đối với Lợn nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả hạt ngũ cốc các loại, có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày.
Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố... Ngày Lợn đẻ có thể cho Lợn ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa. Đối với Lợn nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại. Khi Lợn con được 1,5-2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường. Không nên phối giống cho Lợn mẹ động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng Lợn con sinh ra không đạt yêu cầu.
Lợn con không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ Lợn con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15- 20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây: Lợn con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy làm giống. Lợn sơ sinh có thể đạt 300- 500 gr/con, 1 tháng tuổi 3–5 kg, 2 tháng tuổi 8–10 kg, 6 tháng tuổi 25–30 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60-70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, Lợn con có thể đạt trọng lượng 25– 30 kg và bán thịt. Nên tạo điều kiện cho Lợn con bú sữa đầu càng sớm, cảng tốt, chậm nhất 1 -2 giờ sau khi sinh. Hàng ngày, nên cho Lợn con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người.
Trên thực tế, người ta nuôi Lợn rừng lai dưới ba cách chủ yếu là nuôi nhốt, nuôi thả tự do, nuôi Lợn trong vòng rào. Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng mà nuôi Lợn rừng lai theo một trong 3 cách nuôi nhốt, nuôi thả tự do và nuôi trong vòng rào. Riêng ở Bến Tre, nuôi Lợn rừng lai trong vòng rào là thích hợp nhất. Đây là cách nuôi phối hợp giữa nuôi nhốt và nuôi thả rong[21] Nhìn chung, Lợn rừng thích hợp với phương thức chăn nuôi chăn thả trong vườn cây có rào dậu hay chăn thả tự nhiên, ít có sự tác động con người. Lợn rừng lai rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Chuồng trại gắn với khu vườn rộng thoáng mát đảm bảo điều kiện nuôi bán hoang dã thả rông với nguồn thức ăn rau, củ quả tự nhiên.
Đối với cách nuôi nhốt, nếu nuôi số lượng ít, có thể nuôi Lợn rừng lai trong chuồng như Lợn nhà. Ngăn chuồng nuôi Lợn nọc và Lợn nái nuôi con cần có diện tích rộng từ 8 đến 10 m2; chuồng nuôi Lợn lứa rộng khoảng 6 m2 cho mỗi con. Nên làm chuồng xây bằng xi măng. Mái lợp có thể làm bằng tôn, cao trên 2,5 m để tránh nóng. Vách ngăn cao từ 1,4 đến 1,6 m để tránh Lợn phóng ra ngoài. Nền chuồng nên đúc bê tông cho đủ chắc chắn, vì Lợn rừng lai thường dùng mõm đào bới thoát ra ngoài.
Lợn rừng lai nuôi nhốt vẫn sinh trưởng bình thường nhưng do chuồng hẹp, Lợn ít vận động nên dễ bị trường hợp mập mỡ, do đó nuôi Lợn thịt theo cách này cho sản phẩm kém. Lợn giống nuôi nhốt cũng không tốt vì Lợn nọc và cả Lợn nái đều thiếu vận động nên sức khỏe kém. Một hạn chế khác của cách nuôi nhốt là người nuôi phải cung cấp đầy đủ thức ăn cho Lợn, trong đó có vitamin và khoáng chất, vì Lợn không thể kiếm ăn thêm bên ngoài.
Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của Lợn rừng lai để bố trí chuồng trại hợp lý. Tùy điều kiện đất đai, vốn liếng, quy mô và mục đích nuôi Lợn sinh sản hoặc cung cấp thịt, có thể bố trí và xây dựng chuồng trại khác nhau nhưng nhìn chung phải đảm bảo yếu tố rộng, thoáng[23]. Nên chọn khu đất cao, thoát nước tốt, có nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ nước cho Lợn uống mà quan trọng hơn là duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi và giữ được độ ẩm thích hợp.
Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động. Địa điểm nuôi Lợn rừng lai phải là điểm mới, cách xa khu dân cư, xa đường quốc lộ. Khu vực nuôi Lợn rừng lai càng vắng vẻ, càng yên tĩnh, càng tốt vì lợn rừng lai rất thính tai và sợ tiếng động đột ngột. Chuồng trại thông thoáng, đón được ánh nắng buổi sáng, không bị hắt nắng buổi chiều, tránh được mưa hắt từ phía tây và gió bấc lùa vào mùa rét.
Đối với mô hình nuôi nhốt. Chuồng được xây dựng đơn giản bằng gạch (khoảng 4m2 mỗi chuồng), có cửa chuồng, có mái che. Có thể xây theo kiểu hệ thống chuồng liên kề với các cửa thông nhau. Nên để một khoảng đất trống (có rào lưới chắc chắn – thường sử dụng là lưới B40) để thả Lợn con và để Lợn được sưởi nắng, diện tích tối thiểu là 4 m2/con. Trong khoảng đất trống nên trồng thêm một số cây để tạo bóng mát cho Lợn. Càng nhiều cây rậm rạp càng tốt vì chúng thích hợp với bản chất của con Lợn rừng.
Trong chuồng nên có một hồ nước xây nghiêng để Lợn vào uống nước và dầm mình. Nó không những cung cấp đủ nước cho Lợn uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi chúng và giữ được độ ẩm thích hợp. Chuồng nên xây trên nền đất cao ráo, dễ thoát nước, không ẩm ướt để tránh nước đọng và cũng dễ dàng vệ sinh chuồng trại. Trong nền chuồng nên treo ụ bằng lá chuối khô và rơm khô. Không nên tận dụng các chuồng trại cũ đã nuôi Lợn nhà để thả Lợn rừng, vì mầm bệnh tồn đọng của Lợn nhà có thể lây sang Lợn rừng.
Cách nuôi thả tự do là cách nuôi mà đa số các người dân tộc thường áp dụng. Với cách nuôi này, đòi hỏi phải có đất đai rộng, có rẫy rừng, có thức ăn tự nhiên phong phú. Suốt ngày bầy Lợn ở trong rừng kiếm thức ăn từ cây cỏ trong rừng. Về nhà người nuôi cho ăn thêm thức ăn bổ sung như cám trộn, khoai, rau. Tuy nhiên nơi thả rông đàn Lợn phải cách xa ruộng vườn, nơi trồng hoa màu nhằm tránh đàn Lợn phá phách.
Nuôi Lợn rừng lai theo cách thả ruộng có nhiều thuận lợi không tốn kém nhiều chi phí thức ăn. Lợn vận động ngoài trời nên khỏe mạnh, có sức đề kháng cao, ít bệnh tật. Lợn mẹ sinh dễ dàng, bầy Lợn con khỏe mạnh, ít hao hụt. Nhờ hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn tự nhiên ngoài rừng nên Lợn rừng lai trên đảo Hòn Tre (Khánh Hòa) rất dễ nuôi, lại cho thịt nhiều nạc, mềm, rất ít mỡ[24]. Trước tiên, đó là tạo môi trường hoang dã cho chúng. Cũng thả rông nhưng vườn phải rộng để Lợn vận động, có nhiều cây cối, có cỏ, có ao nước.
Cách nuôi Lợn nội địa của người dân tộc thiểu số là hằng ngày từ tờ mờ sáng, họ lùa cả bầy đàn vào rừng cho chúng tự kiếm ăn các thứ rau cỏ hoang dại sẵn có trong rừng. Đến chiều tối, đàn Lợn tự biết tìm đường trở lại nhà chẳng mấy khi bị thất lạc. Lùa cả đàn Lợn nhà vào rừng kiếm ăn cả ngày như vậy, chủ nuôi vừa đỡ tốn kém thức ăn (mỗi tối về chỉ cho Lợn ăn bổ sung thêm cho no), vừa không tốn công chăm sóc, lại vừa khỏi nuôi Lợn đực giống.
Vì mỗi Lợn cái đến kỳ động dục đã có Lợn đực rừng thuần chủng tranh nhau tìm đến phối giống cho đến khi con cái hết kỳ động dục mới thôi. Nhờ đó mà họ mới có được những đàn Lợn con rừng lai vừa có sức đề kháng cao lại có phẩm chất thịt ngon. Người dân thiểu số nuôi giống Lợn này thường không nhằm mục đích thương mại mà để dành cho việc cúng tế và tiệc tùng trong gia đình họ. Những con Lợn lai này thuộc đời F1, nếu mua con cái về cho phối với đực rừng thuần chủng thì tốt vì đàn con của nó sẽ thuộc đời F2, thuần chủng đến 75%.
Người ta còn gửi Lợn cái đen vô rừng để phối giống với Lợn rừng, mang Lợn rừng lai về nhà nuôi ở buôn Bai, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, con nái đen loại Lợn mà người dân tộc Ê-đê ở Ea Lâm thường nuôi thả rông dưới chân nhà sàn, Lợn rừng thường đến tận trang trại chăn nuôi trong rừng sâu của người này kiếm ăn. Cùng một mẹ sinh ra, năm con Lợn con có dáng vẻ giống hệt Lợn rừng với màu lông hung có sọc đen, con còn lại đen thui như Lợn mẹ. Điểm duy nhất để phân biệt Lợn rừng thứ thiệt và Lợn lai là con Lợn lai có lông ngắn hơn, chân lông không hoàn toàn là 3 lông chụm một mà còn xen kẽ nhiều chân lông chỉ có một lông[18].
Đối với cách nuôi Lợn trong vòng rào là kết hợp nuôi nhốt và nuôi thả rông. Cách nuôi này có nhiều thuận lợi nên được nhiều người nuôi áp dụng. Chỉ cần có miếng đất đủ rộng, chừng vài trăm mét vuông là có thể nuôi được từ mười con Lợn rừng lai trưởng thành. Nên chọn vùng đất nơi mát mẻ. Hàng rào nên làm chắc chắn để sử dụng lâu ngày và tránh trường hợp Lợn đào hang thoát ra ngoài. Quanh khu vực rào giậu phải đào móng sâu chừng 50 cm, từ đó xây tường bao cao lên khỏi mặt đất khoảng 50 cm. Phần trên mặt tường bao cần phải căng kỹ lưới B40 loại cộng lớn mới đủ độ bền.
Trong khu vực nuôi, có thể phân thành nhiều ô lớn nhỏ khác nhau. Mỗi ô chuồng cũng phải xây móng thật chắc và cũng phải có tường bao. Mỗi con Lợn nái cũng như Lợn nọc cần sống trong một ô chuồng rộng chừng 10m2. Còn Lợn lứa sống trong ô chuồng rộng chừng 6m2. Như vậy nuôi khoảng 10 con Lợn nái thì ô chuồng cần rộng 100m2. Riêng Lợn nọc, phải nuôi mỗi con một ngăn chuồng, và nên cách xa chuồng nuôi Lợn nái để tránh trường hợp chúng đánh nhau.
Có thể nuôi Lợn rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. Có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì Lợn rừng lai hay đào hang), mỗi vườn nuôi rộng 50-100m2 (tuỳ theo khả năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 20 - 30m2 nuôi khoảng 4-5 Lợn cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực tiếp trong khu vực này. Lợn đực giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 40 - 50m2[25].
Lợn rừng lai thích hợp với phương thức nuôi chăn thả trong vườn cây có rào dậu hay chăn thả tự nhiên, ít có sự tác động của con người. Việc xây dựng chuồng trại cũng không cầu kỳ, được thiết kế đơn giản, chỉ cần đảm bảo đủ điều kiện và hợp vệ sinh. Nhược điểm của mô hình này là trên thị trường đã xuất hiện loại thịt Lợn rừng giả mà người tiêu dùng rất khó phân biệt, điều này làm ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Khả năng sinh sản của giống lợn rừng còn kém, khả năng tăng đàn chậm. Lợn rừng lai dễ tích mỡ, có thể khắc phục bằng cách hạn chế thức ăn có chứa tinh bột và thay bằng các chất xơ như thân chuối, các loại rau, trái cây.
Lợn rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo, sức đề phòng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, Lợn rừng lai cũng thường bị một số bệnh như dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác. Cần áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học. Khi thời tiết thay đổi hoặc trạng thái sức khoẻ đàn lợn có biểu hiện bệnh, cần thiết phải bổ sung kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống cho lợn theo quy trình dùng thuốc[22] Tiêm phòng vắc xin định kỳ các loại bệnh như: Lở mồm long móng, dịch tả, phó thương hàn, Thì tẩy giun, sán cho Lợn là quan trọng giúp Lợn ít bị bệnh, nhanh lớn[19][25].
Khi Lợn rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hoá có thể dùng các loại thuốc trị đau bụng, sình bụng, đầy hơi, khó tiêu cho uống hay chích, hoặc có thể dùng 5–10 kg rau dừa dại cho Lợn ăn hoặc bổ sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa cũng có thể khỏi[26]. Lợn rừng lai là loài ăn tạp nên dễ mắc bệnh ngộ độc thức ăn, nhất là thức ăn ẩm mốc, ôi thiu. Triệu chứng rõ nhất bệnh này là Lợn bị đau bụng, nôn mủa, đi đứng lảo đảo, cón bị bại hai chân sau, mắt mờ…Khi điều trị cần biết rõ nguyên nhân làm cho Lợn bị ngộ độc thì mới có cách chữa trị. Việc đầu tiên phải cho Lợn nôn mửa hết những thức ăn còn chứa trong dạ dày. Sau đó cho uống thuốc giải độc như sulfate de fe. Cho Lợn uống thật nhiều nước hoặc sửa để rửa máu [25]
Ký sinh trùng ngoài da có các loại ve, ghẻ, ruồi, muỗi..ít khi bám trên da hút máu và truyền bệnh ở Lợn rừng lai. Với đặc tính hoang dã nên Lợn rừng lai không sợ muỗi, côn trùng tấn công. Trường hợp Lợn bị ký sinh trùng ngoài da, có thể dùng thuốc sát trùng bôi, xịt. Để đề phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da cho Lợn rừng lai, nên định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh[1] Bệnh chấn thương do tranh giành thức ăn, hay lúc đùa giỡn gây ra, có thể dùng Vime-Iodine bôi lên vết thương. Vết thương có khả năng tái tạo nhanh nên mau lành.
Kinh nghiệm nuôi Lợn rừng lai ở các trang trại cho biết khi cho Lợn ăn lá cây keo dậu (Lencaenna leucocephala) thì vừa là cung cấp thức ăn xanh vừa là thuốc tẩy giun đũa khá hiệu nghiệm. Bệnh giun phổi lợn do những giun tròn Metastrongylus ký sinh ở khí quản, phế quản. Khi mắc bệnh con vật gầy còm, ho nhiều, mệt mỏi, kém ăn, ngày càng khó thở và nếu nặng quá có thể chết. Bệnh giun phổi Lợn dễ xuất hiện sau những trận mưa dài ngày, giun đất có ấu trùng gây nhiễm mà Lợn ăn vào dễ gây bệnh giun phổi Lợn.
Ngày nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm. Một trong những động vật hoang dã được nhiều người ưa chuộng đó là Lợn rừng. Thuần hóa Lợn rừng, lai tạo với Lợn nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi nghiên cứu và ứng dụng. Nuôi lợn rừng lai được coi là một nghề nghiệp và là cách làm giàu, nuôi Lợn rừng lai được đánh giá là một hướng đi có triển vọng. Ở nhiều nơi, đây là một nghề nuôi mới, nếu còn ở thời kỳ đầu thì sinh lợi cao.
Một số địa phương ở Việt Nam, có thời điểm lợn rừng lai trọng lượng từ 20 – 25 kg/con, giá hơi là 130.000 đồng/kg, được nhiều người đặt mua cho dù so với thịt Lợn nhà giá cao hơn 50.000 đồng/kg. Nếu là Lợn rừng rặc hay lợn rừng thuần chủng (kết quả sinh sản từ Lợn rừng bố mẹ, được người dân tộc, hoặc các trang trại lớn nuôi trong điều kiện gần như tự nhiên) thì giá khoảng 260.000 đồng/kg, còn Lợn rừng lai F1 (lai Lợn rừng và Lợn thả rông của đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao và cũng được nuôi trong điều kiện hoang dã) thì giá bằng một nửa Lợn rừng rặc[27]
Ở Việt Nam ghi nhận nhiều địa phương từ tỉnh, Thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn, làng, thôn thậm chí là đến hộ gia đình có mô hình nuôi lợn rừng lai như một các làm ăn kinh tế nông nghiệp và nhìn chung là được nhà nước khuyến khích. Thịt Lợn rừng được nhiều tình thành ở miền trung từ Đà Nẵng trở vào, tại Thành phố Hồ Chí Minh (như tại Củ Chi) và nhiều tỉnh ở miền Tây cũng có nhiều hộ bắt đầu nhập cuộc như mô hình nuôi Lợn rừng lai ở ấp Vĩnh Đức Trung, xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, ở xã Thới Lai, huyện Bình Đại, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, ấp Thạnh Lợi, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Một số hộ gia đình ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau nuôi lợn rừng lai xây chuồng trại nuôi lợn rừng lai, hoặc xây rào lưới thả lợn sống trong vườn để thích nghi với môi trường, tự tìm thức ăn, hoạt động trong không gian lớn nhằm tăng sức đề kháng và giữ được độ ngon của thịt. Nuôi lợn rừng tận dụng được nguồn thức ăn dồi dào trong vườn như cây chuối, cỏ cây, các loại rau củ quả, cho ăn thêm cám, đậu các loại để tăng hàm lượng dinh dưỡng, giúp lợn mau phát triển, các hộ nuôi thường bán con nhỏ, khoảng từ 5–6 kg vì dễ bán và phù hợp với nhu cầu của người dùng[13].
Nhiều hộ gia đình ở Long Thành, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Đồng Phú thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh đã bắt tay vào việc nuôi Lợn rừng lai, tổ chức thuần hoá Lợn rừng, tổ chức lai tạo, chăm sóc nuôi dưỡng Lợn rừng lai, tổ chức liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã lai giống thành công giữa Lợn rừng hoang dã với Lợn cỏ thả rông phát triển thành trang trại chăn nuôi quy mô. Chẳng hạn như tại tỉnh Khánh Hòa.
Mô hình nuôi Lợn rừng lai được Trạm Khuyến nông huyện triển khai từ năm 2011 tại một số xã, thị trấn ở Gia Lai mang lại hiệu quả khả quan. Giống Lợn rừng lai có khả năng thích nghi, sức chống chịu tốt với môi trường, nhu cầu thức ăn đơn giản, dễ nuôi, đặc biệt phù hợp với điều kiện chăn nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ[28] Nuôi lợn rừng lai dưới tán rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình yên tâm với công tác quản lý, bảo vệ rừng.Với quỹ đất rộng, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp ở Tây Nguyên đang phát triển mạnh mô hình nuôi lợn rừng theo hình thức bán chăn thả. Điều này đang mở ra một hướng đi mới cho nông dân Tây Nguyên, nhất là đối với những hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng[8] Nuôi lợn rừng đang là nghề hấp dẫn hiện nay nhưng với kiểu nháo nhào nuôi, với những ngộ nhận như mô hình nuôi Lợn rừng lai được triển khai thử nghiệm ở huyện Tây Trà đã không mang lại hiệu quả vì đồng bào có thói quen không vệ sinh chuồng trại và cho Lợn ăn thức ăn không hợp vệ sinh, dẫn đến tình trạng Lợn chết nhiều như hiện tại[29]
Ở phía Bắc có 4 huyện gồm Hàm Yên, Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình bao gồm cả lợn đen bản địa và lợn rừng lai. Các huyện này có điều kiện về đất đai, nguồn con giống, tập quán sử dụng thức ăn phù hợp.[30] Có dự án lai tạo và sản xuất giống lợn rừng lai F1 thương phẩm trên địa bàn huyện Yên Lập Phú Thọ. Từ nuôi lợn rừng lai thương phẩm, chất lượng cao, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo bền vững. Nuôi lợn rừng lai hướng phát triển chăn nuôi mang lại hiệu quả cao cho người nông dân Yên Bái. Nhiều hộ dân ở huyện Tân Sơn tận dụng ưu thế để xây dựng chuồng trại, chăn nuôi lợn rừng lai. Đã có nhiều hộ nông dân thoát nghèo, kinh tế khá lên từ cách thức chăn nuôi này[31]
Giống lợn rừng lai có đặc tính tự nhiên, hoang dã, sống bầy đàn, có sức kháng bệnh tốt, tiêu tốn ít thức ăn. Thức ăn phục vụ cho chăn nuôi lợn rừng lai F1 chỉ chiếm khoảng 15 đến 20% tổng tiền đầu tư, trong khi đó tổng tiền đầu tư thức ăn chăn nuôi đến khi xuất bán của chăn nuôi lợn phổ thông chiếm khoảng 60 đến 70%. Do đó có thể so sánh giá trị kinh tế từ chăn nuôi lợn rừng lai và chăn nuôi lợn phổ thông tại địa phương là: 20 kg lợn rừng lai trị giá bằng khoảng 60 kg lợn phổ thông bán cùng thời điểm[32].
Thực tế cho thấy Lợn cỏ miền núi tiêu tốn thức ăn hơn Lợn rừng lai, Lợn rừng thuần nhưng tăng trọng ít hơn, khi sinh trọng lượng Lợn sơ sinh cũng nhỏ hơn các loại Lợn nuôi khảo nghiệm, nạc nhiều, mỡ ít, hàm lượng dinh dưỡng cao, mang nhiều tính chất của Lợn rừng.[33] Nuôi Lợn rừng lai có nhiều ưu điểm hơn so với Lợn nhà và một số con vật khác. Thức ăn cho chúng là những loại rau, củ với chi phí từ khi nuôi đến lúc bán khoảng 540.000 đồng/con. Mặt khác, sức đề kháng của chúng tốt, ít bị bệnh, nhu cầu tiêu thụ lớn nên không gặp khó khăn về đầu ra[34][35]
Lợn rừng là giống lợn đặc biệt siêu nạc, ít mỡ, thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng lại cao nên ngày càng được thị trường cả nước ưa chuộng. Việc nuôi được giống lợn rừng lai không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tích cực trong việc gìn giữ nguồn gen các giống lợn bản địa vốn đang đứng trước tình trạng bị mai một, hạn chế săn bắt lợn rừng tự nhiên[3]
Nếu tính toán kỹ, giữa nuôi Lợn rừng lai với nuôi Lợn nhà (Lợn Yorkshire, Lợn Danois, Lợn Landrace) thường nuôi, thì cho thấy nuôi Lợn rừng lai có nhiều thuận lợi hơn nuôi Lợn nhà, do giá bán Lợn rừng lai (Lợn hơi) từ 60 đến 120.000 đồng/kg, còn giá Lợn giống khoảng 250.000 đồng/kg. Nuôi Lợn rừng lai có nhiều ưu điểm như tận dụng nguồn thức ăn xanh luôn sẵn có trong thiên nhiên, phẩm chất thịt luôn được thị trường ưu chuộng vì nhiều thịt, ít mỡ, chi phí chăm sóc rất ít, lợi nhuận nhiều hơn nuôi Lợn nhà. Nếu nuôi Lợn rừng lai thì nên chọn dòng lai F4, vì Lợn rừng lai F4 hoàn toàn giống Lợn rừng thuần chủng, dễ được thị trường chấp nhận. Người nuôi nên tuân thủ theo kỹ thuật, chớ chạy theo lợi nhuận mà nuôi Lợn rừng lai bằng thức ăn công nghiệp, vì thức ăn này làm cho Lợn mau lớn nhưng mỡ nhiều, thịt ít[21].
Hiện nay trên thị trường đang chuộng thịt lợn rừng lai, bởi loại thịt này thơm ngon, nhiều nạc, lượng colestoron thấp… Việc chăn nuôi lợn rừng lai đơn giản, giá thành cao hơn giống lợn thịt truyền thống, nên thu hút được đông đảo người dân tham gia. Thức ăn nuôi lợn lai đơn giản dễ kiếm, giá thành lại rẻ như rau lang, rau muống, bèo tây. Lợn rừng lai chỉ ăn từ 30 - 35 % thức ăn tinh, nên không tốn công đun nấu, hợp với chăn nuôi hộ gia đình[36]. Thịt lợn rừng nhạt hơn thịt lợn thường, da dày, lớp mỡ nhỏ, nhiều nạc, khi chế biến có mùi thơm và dai, giá từ 100.000 đến 120.000 đồng/kg. Lợn rừng lai có thể đạt trọng lượng gần 100 kg nhưng các hộ nuôi thường bán con nhỏ, khoảng từ 5–6 kg vì dễ bán và phù hợp với nhu cầu của người dùng[37].
Thịt Lợn rừng lai màu hơi nhạt, không đỏ như thịt Lợn nhà, nhưng nhiều nạc, ít mỡ, da mỏng thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng Cholerteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao… Đây là giống Lợn dễ nuôi, ít bệnh tật vì có sức đề kháng mạnh. Thức ăn dễ kiếm lại rẻ tiền. Chúng rất mau lớn trong điều kiện nuôi nhốt như cách nuôi Lợn nhà hoặc nuôi thả tự nhiên. Thịt Lợn rừng lai nhờ vào phẩm chất thịt ngon, nhất là ít mỡ nên được thị trường ưa chuộng. Tại các thành phố lớn, thịt Lợn rừng lai được tiêu thụ nhanh mạnh nhưng thực tế cho thấy hiện số cung vẫn chưa đáp ứng nổi số cầu.
Nuôi lợn rừng lai không khó, chỉ cần nắm bắt rõ kỹ thuật chăm sóc, thức ăn chủ yếu là chuối, bắp, sắn, cỏ, rau lang, bên cạnh đó, lợn rừng lai thường có sức đề kháng tốt nên rất ít xảy ra dịch bệnh hiện chỉ thấy mắc bệnh ngoài da và rối loạn tiêu hóa đơn giản, do đó chi phí về thú y rất thấp, chúng phối giống tự nhiên mà hiệu quả, mỗi năm, lợn rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5-10 con, lợn khoảng 2-3 tháng tuổi, nặng 7–15 kg/con là bắt đầu xuất chuồng; khoảng 6 tháng tuổi, trọng lượng từ 30–35 kg/con thì có thể thanh lọc và nhân giống, điều quan trọng là phải có không gian rộng, chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Riêng thức ăn nên tự cung tự cấp là tốt nhất[23]
Nuôi Lợn rừng lai, ít tốn chi phí đầu tư, thu nhập hơn gấp 2-3 lần so với nuôi Lợn nhà, nhờ giá Lợn thịt cao, ít hao hụt trong chăn nuôi. Muốn Lợn rừng lai cho thịt đạt yêu cầu thì phải nuôi ít nhất 1 năm, vì hơn 1 năm da Lợn dày lên thịt săn chắt hơn và càng ít mỡ. nuôi Lợn rừng lai vì chúng chỉ ăn thực vật (rẻ tiền), giá bán lại cao. Nguồn thức ăn vô cùng phong phú nên dễ chủ động. Nuôi Lợn rừng lai thì tôi rất an tâm vì đầu tư ít mà thu lợi nhuận nhiều, còn nuôi Lợn nhà phải đầu tư nhiều nhưng lợi nhuận không nhiều, có khi bị thua lỗ.
Đối với Lợn rừng lai, nếu chúng ta nuôi ít từ 5 đến 10 con thì vấn đề thức ăn không quá chú trong. Nhưng nuôi từ 100 con trở lên thì cần quan tâm vì một con nặng 30 kg nó ăn khoảng 3 kg thức ăn xanh/ngày. Như vậy, 100 con ăn 300 kg thức ăn cho mỗi ngày, vì thế người nuôi phải chủ động không được để thiếu hụt nguồn thức ăn. Muốn nuôi Lợn rừng lai với số lượng lớn thì chủ nuôi phải có đất đai rộng rãi, như đất nông trại, đất vườn tạp, đất hoang hóa ở vùng sâu vùng xa như ven biển...
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.