Nghi Lộc
Huyện thuộc tỉnh Nghệ An From Wikipedia, the free encyclopedia
Huyện thuộc tỉnh Nghệ An From Wikipedia, the free encyclopedia
Nghi Lộc là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Nghi Lộc
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Nghi Lộc | |||
Đền thờ Nguyễn Xí | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Nghệ An | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Quán Hành | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 22 xã | ||
Thành lập |
| ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 18°48′B 105°36′Đ | |||
| |||
Diện tích | 347,70 km2 | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 218.005 người[1] | ||
Thành thị | 6.197 người (3%) | ||
Nông thôn | 211.808 người (97%) | ||
Mật độ | 627 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 429[2] | ||
Biển số xe | 37-K1-5xxxx-9xxxx;37-K2 | ||
Website | nghiloc | ||
Huyện Nghi Lộc nằm ở phía đông nam tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý:
Huyện Nghi Lộc có diện tích tự nhiên là 34.809,60 ha và dân số năm 2010 là 205.847 người. 23,5% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Theo thống kê năm 2019, huyện Nghi Lộc có diện tích 347,70 km², dân số là 218.005 người, mật độ dân số đạt 627 người/km².[1]
Đây là địa phương có Đường cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đi qua.
Huyện Nghi Lộc có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Quán Hành (huyện lỵ) và 22 xã: Khánh Hợp, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Đồng, Nghi Hưng, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Thạch, Nghi Thiết, Nghi Thuận, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Yên, Diên Hoa, Thịnh Trường.
Huyện Nghi Lộc được thành lập lần đầu tiên vào năm 1469 với tên gọi là Dương Thành.
Trải qua 550 năm hình thành và phát triển, huyện đã nhiều lần thay đổi tên gọi từ Dương Thành trở thành Dương Toại, Phố Dương, Tân Phúc, Nghi Chân, Chân Phúc, Chân Lộc.[3].
Năm 1832, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh thì huyện Chân Phúc nhập vào phủ Anh Đô thuộc tỉnh Nghệ An.
Năm 1894, vua Thành Thái đổi tên huyện thành Nghi Lộc như hiện nay.
Năm 1919, thực dân Pháp bỏ cấp phủ, huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ An.
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Huyện Nghi Lộc khi đó gồm có 24 xã: Đông Hải, Hải Yến, Hiến Hạp, Hợp Thái, Kim Khê, Kim Lộc, Kim Phúc, Kim Trường, La Nham, La Vân, Lâm Kiều, Long Châu, Lữ Lĩnh, Mỹ Thạch, Nguyên Xá, Ngư Phong, Phan Xuân, Thần Sơn, Thịnh Trường, Thuận Hợp, Vạn Hòa, Vạn Xuân, Văn Yên, Vọng Nhi.
Tháng 4 năm 1947, các đơn vị hành chính trong toàn huyện được sắp xếp lại cho phù hợp với thời kỳ chiến tranh. Từ 24 xã năm 1946 đã được gộp lại thành 13 xã mới gồm: Đông Hải, Hợp Châu, Ngư Hải, Phúc Hòa, Phúc Lộc, Tam Thái, Thần Lĩnh, Thịnh Trường, Thuận Hòa, Xá Lĩnh, Xuân Hải, Xuân Lộc, Yên Sơn.
Năm 1956, sau đợt cải cách ruộng đất, Tỉnh ủy Nghệ An đã chỉ đạo việc chấn chỉnh lại bộ máy lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp và kèm theo đó là cải tổ các đơn vị hành chính cấp xã. Từ 13 xã trước, nay được chia thành 40 xã và thống nhất lấy chữ đầu tên huyện làm chữ đầu tên của xã: Nghi Ân, Nghi Công, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Đức, Nghi Hải, Nghi Hoa, Nghi Hòa, Nghi Hợp, Nghi Hưng, Nghi Hương, Nghi Khánh, Nghi Kiều, Nghi Kim, Nghi Lâm, Nghi Liên, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Phú, Nghi Phúc, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Tân, Nghi Thạch, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Thịnh, Nghi Thọ, Nghi Thu, Nghi Thuận, Nghi Thủy, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Xuân, Nghi Yên.
Ngày 21 tháng 4 năm 1969, hợp nhất hai xã Nghi Phúc và Nghi Thọ thành một xã lấy tên là xã Phúc Thọ.
Ngày 26 tháng 12 năm 1970, xã Nghi Phú sáp nhập vào thành phố Vinh.[4]
Từ 1976 - 1991, huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 38 xã: Nghi Ân, Nghi Công, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Đức, Nghi Hải, Nghi Hoa, Nghi Hòa, Nghi Hợp, Nghi Hưng, Nghi Hương, Nghi Khánh, Nghi Kiều, Nghi Kim, Nghi Lâm, Nghi Liên, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Tân, Nghi Thạch, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Thịnh, Nghi Thu, Nghi Thuận, Nghi Thủy, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Xuân, Nghi Yên, Phúc Thọ.
Ngày 4 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Quán Hành, thị trấn huyện lỵ huyện Nghi Lộc trên cơ sở 26,15 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Trung; 10,08 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Hoa và 11,35 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Long; thành lập thị trấn Cửa Lò trên cơ sở diện tích, dân số của hai xã Nghi Tân và Nghi Thủy cùng 82 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Thu và 15 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Hợp.
Đến cuối năm 1993, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, gồm 2 thị trấn: Quán Hành, Cửa Lò và 36 xã: Nghi Ân, Nghi Công, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Đức, Nghi Hải, Nghi Hoa, Nghi Hòa, Nghi Hợp, Nghi Hưng, Nghi Hương, Nghi Khánh, Nghi Kiều, Nghi Kim, Nghi Lâm, Nghi Liên, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Thạch, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Thịnh, Nghi Thu, Nghi Thuận, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Xuân, Nghi Yên, Phúc Thọ.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, tách thị trấn Cửa Lò và 4 xã: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải, một phần xã Nghi Quang để thành lập thị xã Cửa Lò.
Ngày 10 tháng 4 năm 2002, chia xã Nghi Công thành 2 xã: Nghi Công Bắc và Nghi Công Nam.
Ngày 2 tháng 4 năm 2007, mở rộng thị trấn Quán Hành trên cơ sở sáp nhập 174,23 ha diện tích tự nhiên và 1.532 nhân khẩu của xã Nghi Trung; 11,07 ha diện tích tự nhiên và 253 nhân khẩu của xã Nghi Long; 132,6 ha diện tích tự nhiên và 1.434 nhân khẩu của xã Nghi Hoa; 20,61 ha diện tích tự nhiên và 97 nhân khẩu của xã Nghi Diên.
Ngày 17 tháng 4 năm 2008, 4 xã: Nghi Kim, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Ân được sáp nhập vào thành phố Vinh.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập 2 xã Nghi Hợp và Nghi Khánh thành xã Khánh Hợp.[5]
Huyện Nghi Lộc có 1 thị trấn và 28 xã như hiện nay.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2024.
a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,17 km2, quy mô dân số là 11.884 người của xã Nghi Xuân, toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,12 km2, quy mô dân số là 10.409 người của xã Phúc Thọ, toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,50 km2, quy mô dân số là 11.006 người của xã Nghi Thái và toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,35 km2, quy mô dân số là 11.831 người của xã Nghi Phong thuộc huyện Nghi Lộc vào thành phố Vinh.
b) Thành lập xã Diên Hoa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,98 km2, quy mô dân số là 7.038 người của xã Nghi Hoa và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,86 km2, quy mô dân số là 9.785 người của xã Nghi Diên. Sau khi thành lập, xã Diên Hoa có diện tích tự nhiên là 11,84 km2 và quy mô dân số là 16.823 người.
Xã Diên Hoa giáp các xã Nghi Long, Nghi Phương, Nghi Thuận, Nghi Trung, Nghi Vạn, thị trấn Quán Hành và huyện Hưng Nguyên;
c) Thành lập xã Thịnh Trường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,60 km2, quy mô dân số là 6.040 người của xã Nghi Thịnh và toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,72 km2, quy mô dân số là 6.687 người của xã Nghi Trường. Sau khi thành lập, xã Thịnh Trường có diện tích tự nhiên là 14,32 km2 và quy mô dân số là 12.727 người.
Xã Thịnh Trường giáp các xã Khánh Hợp, Nghi Long, Nghi Thạch, Nghi Trung, Nghi Xá và thành phố Vinh.
d) Huyện Nghi Lộc có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã: Diên Hoa, Khánh Hợp, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Đồng, Nghi Hưng, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Thạch, Nghi Thiết, Nghi Thuận, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Yên, Thịnh Trường và thị trấn Quán Hành.
Huyện Nghi Lộc giáp các huyện Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Yên Thành, thành phố Vinh và Biển Đông.
Nằm trong địa phận 2 xã Nghi Yên và Nghi Tiến, Bãi Lữ cách Cửa Lò 10 km. Là nơi biển khơi ăn sâu vào đất liền và là nơi những cánh rừng thông bạt ngàn vươn ra biển cả tạo nên những cảnh quanh co uốn lượn, những vách đá đứng sóng vỗ trắng ngần,những bãi cát dài như dải lụa mêm uốn lượn dưới ngàn sóng đại dương nâng niu vỗ về thi vị,những bãi tắm đẹp thiên thần làn nước trong xanh và độ mặn tuyệt hảo.
Hiện nay có một khu resort lớn được xây dựng ở Bãi Lữ, gồm các khu biệt thự, khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 5 sao. Khu tắm biển được chia làm các khu như khu tắm thiếu nhi, khu tắm nghỉ dưỡng và khu tắm tiên.
Các công trình như: Sân bay trực thăng, khu Casino, khu nhạc nước, Viện hải dương học, các dịch vụ và trò chơi trên biển, khu thể thao... đang dần dần được hình thành.
Bao quanh khu bãi tắm là những ngọn núi thoai thoải với bạt ngàn màu xanh, trên núi đã xây dựng công trình tượng Phật...tạo nên thêm một loại hình du lịch vãn cảnh, tâm linh.
Bãi Lữ có tên gọi xuất phát từ Lữ Sơn, một ngọn núi sừng sững hiên ngang trước biển, như chàng lữ khách thân thơ đi tìm điệu hát tình tứ lẫn mình trong sóng biển của thiếu nữ đa tình. Đứng trên Núi Lữ có thể nhìn thấy một vùng bao la rộng lớn, phía đông biển bao la xanh ngắt một màu, xa xa là đảo Song Ngư, Hòn Mắt, Lan Châu, gần hơn là Núi Rồng, Núi Lò, Tượng Sơn...Uốn lượn quanh núi là dòng kênh Sắt xanh ngắt bởi màu quặng sắt do núi Thiết Sơn nhuộm màu.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.