From Wikipedia, the free encyclopedia
Hoàng tử Albrecht của Phổ (tên đầy đủ là Friedrich Heinrich Albrecht;[1] 4 tháng 10 năm 1809 tại, thủ phủ Königsberg của Đông Phổ – 14 tháng 10 năm 1872 tại thủ đô Berlin của Đế quốc Đức), là tướng lĩnh Quân đội Phổ. Albrecht là người con trai thứ năm đồng thời là con út của Vua Friedrich Wilhelm III của Phổ và Công nương Louis xứ Mecklenburg-Strelitz. Song thân của ông đã đến lánh nạn tại Đông Phổ sau khi Berlin bị quân của Napoléon đánh chiếm Berlin. Hai người anh trai của Albrecht là Friedrich Wilhelm IV, Vua Phổ từ năm 1840 cho đến năm 1861, và Wilhelm I, Vua Phổ từ năm 1861 cho đến năm 1881 và cũng là vị Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Đức từ năm 1871 cho đến năm 1888.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||
Trên cương vị là một tướng lĩnh quân sự, Albrecht được xem là viên chỉ huy tài năng, người đã có những đóng góp to lớn đến khả năng chiến đấu hiệu quả của lực lượng kỵ binh Phổ trên chiến trường.[2][3]
Vào năm 1819, ông đã gia nhập Quân đội Phổ với quân hàm trung úy và được phong cấp Thượng tướng Kỵ binh vào năm 1852. Ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 trên cương vị là một chỉ huy kỵ binh cấp quân đoàn trong các trận đánh tại Gitschin và Königgrätz. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ vào các năm 1870 – 1871, ông dẫn đầu một sư đoàn kỵ binh trong các trận chiến ở Wissembourg, Wörth và Sedan. Về sau này, ông đã tham gia trong các lực lượng dưới quyền cháu ông là Friedrich Karl của Phổ và Đại Công tước Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin trong chiến dịch chống lại Binh đoàn Loire (Armée de la Loire).
Ở chiến dịch này, sư đoàn kỵ binh dưới quyền vị thân vương đã đóng một vai trò quan trọng trong trận Artenay vào ngày 10 tháng 10 năm 1870.[4] Tại đây, sư đoàn của ông, cùng với Quân đoàn Bayern I dưới quyền tướng Von der Tann và Sư đoàn Bộ binh số 22 của Phổ, đã tấn công và đánh tan tác quân đội Pháp dưới quyền tướng Reyan,[5] gây cho đối phương những thiệt hại nặng nề.[4] Trong trận Orléans lần thứ hai từ ngày 3 cho đến ngày 4 tháng 12 năm 1870 – một chiến thắng không nhỏ đã khiến cho quân đội Đức tái chiếm Orléans sau thất bại trong trận Coulmiers vào ngày 9 tháng 11, một số lính thương kỵ binh dưới quyền của ông đã tiến công và gần như là tiêu diệt hoàn toàn một nhóm kỵ binh Spahis đến từ Bắc Phi của Pháp, cho thấy rằng lính kỵ binh châu Phi không phải là một đối thủ của kỵ binh Phổ như người Pháp kỳ vọng.[6]
Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, Albrecht đã được thăng làm Thượng tướng (Generaloberst. Ông qua đời vào năm 1872 tại kinh thành Berlin, và được chôn cất ở khu Lăng mộ Công viên Cung điện Charlottenburg ở Berlin.
Ông là Hiệp sĩ Đại Thập tự thứ 74 của Huân chương Quân sự Torre e Espada (Bồ Đào Nha).
Vào ngày 14 tháng 9 năm 1830, Albrecht kết hôn với Công chúa Marianne, con gái của Vua Willem I của Hà Lan, tại Den Haag. Hai người đã ly hôn vào ngày 28 tháng 3 năm 1849.
Họ có những người con sau đây:
Năm 1863, Albrecht kết hôn với Rosalie von Rauch, Nữ bá tước Hohenau, con gái của Gustav von Rauch, Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ từ năm 1812 cho đến năm 1813 và là Bộ trưởng Chiến tranh Phổ từ năm 1837 cho đến năm 1841. Họ có những người con sau đây:
Do tính chất đăng đối của cuộc hôn nhân nói trên, đôi vợ chồng đã bị buộc phải từ bỏ cuộc sống ở cung đình Phổ trong một khoảng thời gian. Albrecht đã mua một vườn nho tại Loschwitz gần Dresden, Sachsen, nơi ông đã cho xây dựng một dinh thự là Lâu đài Albrechtsberg vào năm 1854.
Vào năm 1830, Albrecht đã mua một dinh thự trên con đường Wilhelmstraße tại Berlin, khi ấy gọi là Dinh Hoàng thân Albrecht. Một con đường kề bên Wilhelmstraße được thiết lập vào năm 1891 đã được tên là Đường Hoàng thân Albrecht (Prinz-Albrecht-Straße). Sau khi Đảng phát xít Đức lên nắm quyền, con đường đã trở nên khét tiếng như là nơi đặt trụ sở của lực lượng Gestapo và Reichsführer-SS. Bản thân cung điện Albrecht đã trở thành tổng hành dinh của lực lượng SS Sicherheitsdienst dưới quyền Reinhard Heydrich vào năm 1934, và của Reichssicherheitshauptamt từ năm 1939. Vào năm 1944, công trình đã bị hư hại nghiêm trọng do các cuộc không kích của quân Đồng Minh và cuối cùng đã bị phá hủy vào năm 1955. Kể từ năm 1951, chính quyền cộng sản Đông Đức đã đổi tên con đường này thành Niederkirchnerstraße, và khu vực này hiện nay đang nằm trong dự án Topographie des Terrors.
Tổ tiên của Albrecht của Phổ (1809–1872) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.