Remove ads
Kênh Thể thao - Giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam From Wikipedia, the free encyclopedia
VTV3 là kênh truyền hình thể thao - giải trí và tin tức của Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng chính thức từ ngày 31 tháng 3 năm 1996. Đây là một trong những kênh truyền hình phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay với nhiều thể loại chương trình phong phú nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả cả nước thuộc mọi lứa tuổi. Nội dung của kênh phần lớn được Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí của VTV đảm trách.
Quốc gia | Việt Nam |
---|---|
Trụ sở | 43 Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam |
Chương trình | |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Định dạng hình | 16:9 1080i HDTV |
Sở hữu | |
Chủ sở hữu | Đài Truyền hình Việt Nam |
Kênh liên quan | VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ |
Lịch sử | |
Lên sóng | 1 tháng 4 năm 1994 (thử nghiệm) 31 tháng 3 năm 1996 (chính thức) |
Liên kết ngoài | |
Website | vtv.vn |
Có sẵn | |
Mặt đất | |
DVB-T2 | Kênh 25 UHF tần số 506MHz, Toàn quốc, thay đổi theo khu vực |
AVG | Kênh 5 |
Thaicom 6 | 4034 H 19200 |
Trực tuyến | |
VTVGo | Xem trực tiếp |
VTV.vn | Xem trực tiếp |
FPT Play | Xem trực tiếp |
Bên cạnh các chương trình giải trí, VTV3 còn sản xuất nhiều chương trình về văn hóa - nghệ thuật, tư tưởng, các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình đặc biệt để phát sóng trên các kênh sóng VTV của Đài Truyền hình Việt Nam.
Bài viết này dường như chứa quá nhiều thông tin rắc rối, rườm rà mà chỉ một nhóm đối tượng độc giả quan tâm. (tháng 10 năm 2024) |
Kênh VTV3 lên sóng lần đầu tiên vào lúc 15:00 ngày 1 tháng 4 năm 1994. Kênh được phát sóng thử nghiệm trên kênh 9 VHF tại Hà Nội vào khung giờ buổi chiều của VTV1 và được phủ sóng toàn quốc trên vệ tinh Thaicom 1, với nội dung là Thể thao – Văn hoá – Giải trí tổng hợp.
Vào lúc 10:00 ngày 31 tháng 3 năm 1996, chương trình VTV3 phát sóng chính thức với nội dung là Thể thao – Văn hoá – Giải trí – Thông tin kinh tế.[1] Thời lượng phát sóng của kênh khi đó là 12:00–19:00 thứ 2 đến thứ 7, 10:00–19:00 ngày chủ nhật và 23:00 – 00:00 tất cả các ngày trong tuần. VTV3 là kênh truyền hình đầu tiên phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam, bắt đầu từ mùa giải 1996–97;[2][3][4] đồng thời kênh cũng được biết đến với việc phát sóng trực tiếp các giải bóng đá như V.League,[5] UEFA Champions League và UEFA Europa League (từ mùa giải 1998–99 đến 2014–15 và 2016–17),[6][7][8] và nhất là Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 tổ chức tại Việt Nam.[9] Cho đến hết năm 2007, VTV3 còn dành ra một phần thời lượng buổi chiều để phát sóng phim hoạt hình lúc 17:00 hàng tuần phục vụ khán giả nhỏ tuổi.
Từ tháng 1 năm 1997, VTV3 có thêm chương trình phát sóng vào buổi tối. Chương trình buổi tối của VTV3 chỉ phát sóng trên kênh 22 UHF, phát sóng từ 19:00 đến hết ngày, trong khi chương trình buổi sáng của VTV3 vẫn tiếp tục phát chung cùng với VTV1 và VTV2.[10] Cũng trong năm 1997, Ban Biên tập chương trình Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế được thành lập, là đơn vị chủ lực sản xuất chương trình cho kênh VTV3.
Vào ngày 31 tháng 3 năm 1998, VTV3 được tách thành kênh riêng trên vệ tinh Thaicom 3, phủ sóng toàn quốc. Tại Hà Nội và khu vực lân cận, VTV3 chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên kênh 22 UHF, phát sóng từ 12:00 – 24:00 thứ 2 – thứ 7 và 10:00 – 24:00 chủ nhật.[10] Về sau, chương trình ngày thứ 7 được phát sóng sớm hơn, từ 10:00 đến 24:00.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2002, kênh VTV3 nâng thời lượng phát sóng từ 06:00 đến 24:00 hằng ngày.[11][12][13] Cuối năm 2003, Ban Biên tập chương trình Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế được đổi tên thành Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế.
Từ năm 2005 đến cuối năm 2016, chương trình phát sóng gameshow lúc 20h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần thay cho khung giờ phim truyện nước ngoài.
Từ ngày 1 tháng 9 năm 2006, VTV3 chính thức được phát sóng liên tục với thời lượng 24/7. Vào ngày 21 tháng 11 cùng năm, Phòng Thanh thiếu niên thuộc Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế được tách ra để thành lập Trung tâm Thanh thiếu niên, phục vụ cho kênh VTV6 ra mắt năm 2007.
Từ ngày 11 tháng 2 năm 2008, VTV3 mở thêm khung giờ phim Việt giờ vàng buổi tối lúc 21:00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Từ ngày 31 tháng 3 năm 2013, kênh VTV3 được phát sóng thử nghiệm theo chuẩn truyền hình độ nét cao[14] và được phát sóng chính thức từ ngày 1 tháng 6 cùng năm. Từ ngày 1 tháng 10 năm 2013, Phòng Thể thao được tách ra khỏi Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế và trở thành Trung tâm sản xuất các chương trình thể thao, nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế.[15] Từ ngày 7 tháng 9 năm 2014, Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế được đổi tên thành Ban Sản xuất các chương trình Giải trí, nhưng bộ nhận diện của kênh với dòng chữ Kênh Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế vẫn được sử dụng đến hết năm 2014. Năm 2015, VTV3 được phát sóng với chuẩn âm thanh Dolby Digital Plus trên Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB–T2.
Từ năm 2014, hầu hết các sự kiện thể thao trên VTV3 được chuyển sang các kênh khác như VTV2, sau đó là VTV6[ghi chú 1] và VTV5. Hiện nay, một số sự kiện thể thao diễn ra trong ngày đang được phát sóng trên kênh VTV2 và VTV5. VTV3 chỉ phát sóng vào ban đêm.
Từ ngày 18 tháng 7 năm 2014 đến sau dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020, khung giờ phim Việt vào thứ 6 được thay thế bằng các chương trình gameshow, truyền hình thực tế.
Từ ngày 12 tháng 10 năm 2015, hầu hết một số chương trình thể thao trên sóng VTV3 được chuyển sang kênh VTV6[ghi chú 1], sau này là kênh VTV5, chỉ còn lại một số sự kiện diễn ra vào buổi đêm như FIFA World Cup, UEFA Euro, Thế vận hội mùa hè và bản tin Nhịp đập thể thao. Từ ngày 12 tháng 4 năm 2021 đến ngày 9 tháng 10 năm 2022, bản tin Nhịp đập thể thao phát sóng song song trên VTV3 và VTV6. Từ ngày 10 tháng 10 năm 2022, sau khi kênh VTV6 đã ngừng phát sóng, bản tin Nhịp đập thể thao chỉ còn phát sóng trên VTV3 vào lúc 6h00 hàng ngày. Từ ngày 14 tháng 2 năm 2022 (sau Tết Nguyên Đán Nhâm Dần), hầu hết một số chương trình thể thao như chuyên đề khai thác chính thức trở lại trên kênh VTV3 vào khung giờ buổi sáng và buổi chiều, từ đó đưa nội dung thể thao chính thức trở lại trên kênh VTV3 sau khoảng 7 năm dừng phát sóng.
Từ ngày 16 tháng 9 năm 2016, kênh VTV3 chính thức phát sóng HD toàn thời gian, thay cho việc phát sóng HD bán thời gian.
Từ ngày 2 tháng 1 năm 2017 đến hết ngày 16 tháng 2 năm 2025, các khung giờ gameshow trong tuần sẽ được lùi lại khung giờ 20h30 từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần[16]. Sau đó, từ ngày 7 tháng 2 năm 2020, khung giờ gameshow thứ 6 lúc 21h15 bị loại bỏ, còn khung giờ gameshow lúc 20h00 được lùi xuống 20h30, vì lúc đó, VTV bổ sung thêm phim Việt lúc 21h30 vào thứ 6.
Từ ngày 19 tháng 3 đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2020, do yêu cầu chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID–19, kênh VTV3 rút ngắn thời gian phát sóng xuống còn 05h00 - 24h00 tất cả các ngày trong tuần. Sau đó, kênh chính thức phát sóng trở lại thời lượng 24/7 từ ngày 01/05/2020.
Từ ngày 3 tháng 7 năm 2022 đến 8 tháng 3 năm 2024, tạm dừng phát sóng khung phim truyện nước ngoài lúc 18h00, thay thế cho khung giờ này là chiếu lại phim Việt; từ ngày 9 tháng 3 năm 2024, khung giờ này đã được phát sóng trở lại sau hơn 1 năm vắng bóng.
Từ ngày 4 tháng 3 năm 2024, chính thức phát sóng khung phim Việt đặc sắc do SK Pictures sản xuất lúc 20h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Từ ngày 6 tháng 6 năm 2024, chính thức ngừng phát sóng khung phim truyện nước ngoài buổi trưa lúc 11h20 từ thứ 2 đến thứ 6, sau gần 8 năm ra mắt khán giả và thay đổi lịch phát sóng khung giờ 11h00 trong các ngày này. Theo đó, các chương trình về Thể thao được chuyển sang phát sóng vào lúc 11h10[ghi chú 2], sau đó lần lượt là chương trình Hoa vui ca[ghi chú 3] và sitcom Phụ nữ là số 1.[ghi chú 4]
Từ ngày 28 tháng 9 năm 2024, chính thức ngừng phát sóng khung giờ phim truyện Việt Nam cuối tuần lúc 14h00.
Từ ngày 1 tháng 11 năm 2024, ngay sau khi kết thúc 1909 tập của bộ phim Tây Ban Nha Phía sau một tình yêu (Tên bộ phim trước đây là "Bí mật cây cầu cũ"), VTV3 sẽ chiếu lại các bộ phim nước ngoài cũ đã phát sóng trên kênh VTV2 nhưng vẫn phát sóng khung giờ phim truyện nước ngoài lúc 13h45 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV3.
Từ ngày 7 tháng 11 năm 2024, VTV3 phát sóng ba bộ phim đều do K+ sản xuất Đi về phía lửa (2024), Mẹ ác ma, cha thiên sứ (2021) và Nhà mình lạ lắm (2023) trong khung giờ vàng phim Việt khi VFC chưa thể sản xuất loạt phim mới,[17] đánh dấu lần đầu tiên kênh phát lại phim cũ trong khung giờ này kể từ năm 2008.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.