trường đại học công lập tại Việt Nam thuộc Bộ Y tế From Wikipedia, the free encyclopedia
Trường Đại học Y Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi Medical University – HMU) là một trường đại học đầu ngành chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Trường có sứ mạng đào tạo bác sĩ, cử nhân có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế.
Trường Đại học Y Hà Nội | |
---|---|
Hanoi Medical University | |
Địa chỉ | |
1 phố Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội , , Phân hiệu Thanh Hóa: Phố Quang Trung 3 - Phường Đông Vệ - TP Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa | |
Thông tin | |
Tên cũ | Trường Y khoa Hà Nội (1902)[1] Trường Y khoa Đông Dương (1913)[1] |
Loại | Đại học y khoa hệ công lập |
Thành lập | 27 tháng 2 năm 1902 |
Mã trường | YHB |
Hiệu trưởng | GS. TS. Nguyễn Hữu Tú |
Website | https://hmu.edu.vn/ |
Thông tin khác | |
Viết tắt | HMU |
Thành viên của | Bộ Y tế |
Tổ chức và quản lý | |
Phó hiệu trưởng | GS. TS. Đoàn Quốc Hưng ThS. Phạm Xuân Thắng |
Tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội là École de Médecine de Hanoi (Trường Y khoa Hà Nội) do Pháp thành lập năm 1902. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Bác sĩ Alexandre Yersin. Cùng với các trường chuyên ngành đã được thành lập cùng thời kỳ đó, như Trường Dạy nghề Hà Nội (École Professionelle de Hanoi) do Phòng Thương mại Hà Nội lập ra vào năm 1898, Trường Hậu bổ Hà Nội (École d'Aministration de Hanoi) năm 1897, Trường Công chính (École des Travaux Publics) năm 1902, đây là một trong những trường đào tạo theo lối giáo dục phương Tây đầu tiên ở Việt Nam.[2] Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau thành lập Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương trở thành một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương và vẫn tiếp tục đào tạo sau khi viện đại học này tạm ngừng hoạt động từ năm 1908.[2] Năm 1913, Toàn quyền Albert Sarraut ký nghị định thành lập Trường Y Dược khoa Đông Dương trên cơ sở Trường Y khoa cũ.[2] Cho tới năm 1914, trường đã đào tạo được 237 y sĩ, y tá và nữ hộ sinh.[2]
Trường Y khoa nguyên thủy đặt tại đường Lê Thánh Tông, và đằng sau trường là bệnh viện thực hành nay mang tên Bệnh viện 108. Năm 1945, Trường đổi tên thành Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giáo trình đổi theo mô hình giáo dục Liên Xô. Ngoài việc đào tạo chuyên môn, trường theo đuổi học tập chính trị qua những đợt chỉnh huấn, tham gia "học tập công nông". Năm 1958, 1/6 thời giờ học trình dành cho việc học tập chính trị. Từ sáu năm học, học trình rút xuống còn bốn năm nhưng đến năm 1962 thì trở lại chương trình sáu năm vì phẩm chất kém. Tuy nhiên, 12% thời giờ vẫn là học chính trị và khi tốt nghiệp sinh viên không trình luận án mà thi hai phần: chuyên môn và chính trị để ra trường.[3] Năm 1961, Trường Đại học Dược Hà Nội tách ra và lấy khuôn viên này, Trường Đại học Y Hà Nội chuyển đến số 1 đường Tôn Thất Tùng và ở đó cho đến nay, cạnh Bệnh viện Bạch Mai. Từ 1968 đến 1975, trường quản lý phân hiệu tại tỉnh Bắc Thái mang tên Phân hiệu Đại học Y khoa Miền núi[4], nay là Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên. Hiện tại, nó cũng có cơ quan nằm trong Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cơ sở thực nghiệm của Trường Đại học Y Hà Nội, đã được đưa vào hoạt động năm 2007. Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hoá, đây là viện quốc gia do Bộ Y tế thành lập theo quyết định 1368/QĐ–BYT ngày 27/4/2010. Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo, khám chữa bệnh, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống bệnh đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hoá. Nhà trường đã kỷ niệm 110 năm thành lập vào năm 2012. Ngày 15 tháng 12 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Phân hiệu Đại Học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, có địa chỉ tại Phố Quang Trung 3 – Phường Đông Vệ – TP Thanh Hóa.
Bộ Y tế Trường Đại học Y Hà Nội | ||
Phòng chức năng (10) | Đơn vị đào tạo (08) | Đơn vị chức năng (04) |
---|---|---|
1. Phòng Công nghệ thông tin và Truyền thông |
1. Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt | 1. Văn phòng Đảng - Đoàn |
2. Phòng Công tác Học sinh Sinh viên và Quản lý Ký túc xá | 2. Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng |
2. Thư viện |
3. Phòng Quản lý Đào tạo Đại học | 3. Khoa Y |
3. Tạp chí Nghiên cứu Y học |
4. Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học | 4. Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh | 4. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội |
5. Phòng Hành chính | 5. Khoa Y học cổ truyền | |
6. Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ | 6. Khoa Khoa học cơ bản | |
7. Phòng Quản trị và Vật tư - Trang thiết bị | 7. Khoa Kỹ thuật Y học | |
8. Phòng Tài chính kế toán | 8. Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa | |
9. Phòng Thanh tra - Pháp chế | ||
10. Phòng Tổ chức Cán bộ |
Viện trưởng: PGS. TS. Tống Minh Sơn.
Viện trưởng: PGS. TS. Lê Minh Giang.
(11 bộ môn, 03 phòng chức năng, 01 trung tâm và 01 phòng khám).
(36 bộ môn, 01 văn phòng khoa).
(07 bộ môn và 01 văn phòng khoa)
(06 bộ môn và 01 văn phòng khoa)
(05 bộ môn và 01 văn phòng khoa)
Số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.
Phố Quang Trung 3 – Phường Đông Vệ – TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
Số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Gồm có hơn 1000 cán bộ giảng dạy và công chức, viên chức: 711 cán bộ có trình độ trên đại học và sau đại học (trong đó có 154 Giáo sư Phó giáo sư, 80 Tiến sĩ, 237 Thạc sĩ, 25 BSCKII, 17 BSCKI, 236 cán bộ đại học, 25 cán bộ cao đẳng, 122 cán bộ trung học) và rất nhiều các bác sĩ ở bệnh viện tuyến trung ương (Bạch Mai, Nhi trung ương, Việt Đức,...) làm giảng viên kiệm nhiệm giảng dạy thực hành tại bệnh viện.
Hiệu trưởng qua các thời kỳ:[5] Hồ Đắc Di (1945–1976), Nguyễn Trinh Cơ (1976–1983), Nguyễn Năng An (1983–1985), Hoàng Đình Cầu (1985–1988), Nguyễn Thụ (1988–1993), Tôn Thất Bách (1993–2003), Nguyễn Lân Việt (2003–2007), Nguyễn Đức Hinh (2008–2018), Tạ Thành Văn, Đoàn Quốc Hưng (phụ trách) (2018 - 2021), Nguyễn Hữu Tú (từ tháng 11/2021 - nay).
(172 chuyên ngành và hệ đào tạo)
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.