Trong Phật giáo, Vedanā (tiếng Pali, Sanskit: वेदना, tiếng Việt: Thọ hay Thụ) là một thuật ngữ cổ đại, được dịch theo ý nghĩa truyền thống là "cảm xúc"[1] hoặc là "cảm giác"[2]. Một cách tổng quát, cảm thọ ám chỉ cho các cảm giác dễ chịu, cảm giác không dễ chịu, và cảm giác trung tính. Những cảm giác trên xuất hiện khi mà các cơ quan cảm thọ của chúng ta có sự tương tác với các đối tượng của các giác quan cùng với thức tương ứng.

Thông tin Nhanh Bản chuyển ngữ của vedanā, Tiếng Anh ...
Bản chuyển ngữ của
vedanā
Tiếng Anhfeeling, sensation, feeling-tone
Tiếng Phạnवेदना (vedanā)
Tiếng Paliवेदना (vedanā)
Tiếng Miến Điệnဝေဒနာ
(IPA: [wèdənà])
Tiếng Trung Quốc受 (shòu)
Tiếng Nhật受 (ju)
Tiếng Khmerវេទនា
(UNGEGN: vétônéa)
Tiếng Hàn수 (su)
Tiếng Mônဝေဒနာ
([wètənɛ̀a])
Tiếng Shanဝူၺ်ႇတၼႃႇ
([woj2 ta1 naa2])
Tiếng Tạng tiêu chuẩnཚོར་བ།
(Wylie: tshor ba;
THL: tsorwa
)
Tiếng Tháiเวทนา
(RTGS: wetthana)
Tiếng Việt受 (thụ, thọ)
Thuật ngữ Phật Giáo
Đóng
Thêm thông tin 12 Nhân Duyên ...
  12 Nhân Duyên  
Vô minh
Hành
Thức
Danh & Sắc
Lục nhập
Xúc
Thọ
Ái
Thủ
Hữu
Sinh
Già & Chết
 
Đóng

Cảm thọ được xác định trong phương pháp giảng dạy của Đức Phật như sau:

  • Một trong bảy tâm sở biến hành trong Vi Diệu Pháp/ A Tỳ Đàm của hệ phái Thượng Tọa Bộ.
  • Một trong năm tâm sở biến hành trong Vi Diệu Pháp/ A Tỳ Đàm của hệ phái Đại Thừa.
  • Một trong mười hai liên kiết trong học thuyết Duyên Khởi (trong cả truyền thống Thượng Tọa Bộ và Đại Thừa).
  • Một trong các ngũ uẩn (trong cả truyền thống Thượng Tọa Bộ và Đại Thừa).
  • Một trong các đối tượng để quán sát nằm trong phương pháp thực hành về bốn nền tảng của chánh định.

Trong ngữ cảnh của mười hai liên kết trong Duyên Khởi, sự tham áisự giữ chặt đối với các cảm thọ sẽ dẫn đến sự đau khổ. Một cách tương hỗ nhau, sự nhận thức một cách tập trung và sự thấu hiểu một cách xuyên suốt về cảm thọ có thể dẫn đến sự giác ngộsự chấm dứt các nguyên nhân gây ra sự đau khổ.

Các định nghĩa về thọ

Hệ phái Thượng Tọa Bộ (Theravada)

Tỳ kheo Bodhi nói rằng:

Cảm thọ là một loại tâm sở mà nó cảm nhận đối tượng. Đó là một kiểu thuộc về cảm xúc mà trong đó đối tượng được trải nghiệm. Trong tiếng Pali, từ vedanā (thọ) không biểu hiện cảm xúc (là cái thể hiện một hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều tâm sở khác nhau xuất hiện một cách đồng thời), nhưng biểu hiện cái đặc tính cơ bản, đơn giản nhất thuộc về cảm xúc đối với một trải nghiệm, nghĩa là - hoặc là tính dễ chịu, tính đau đớn, hoặc là tính trung tính...[3]

Chú thích

Nguồn tham khảo

Liên kết ngoài

Wikiwand in your browser!

Seamless Wikipedia browsing. On steroids.

Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.

Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.