Somali (vùng)

From Wikipedia, the free encyclopedia

Somali (vùng)
Remove ads

Vùng Somali (tiếng Somalia: Gobolka Soomaalida) là vùng cực đông trong số 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc (kililoch) của Ethiopia. Vùng thường được gọi là Soomaali Galbeed ("Tây Somalia") do có vị trí ở phía tây của Đại Somalia.[1] Thủ phủ của vùng Somali là Jijiga. Trước đây, chính quyền vùng tập trung tại Kebri Dahar (Qabridahare) cho đến năm 1992, khi được chuyển đến Gode/Godey. Vào tháng 4 năm 1994, thủ phủ lại được chuyển đến vị trí hiện nay vì nguyên nhân chính trị.[2] Các đô thị khác của vùng là: Degehabur (tiếng Somali: Dhagaxbuur), Kebri Dahar (Qabridahare), Shilavo (Shilaabo), Geladin (Geladi), Kelafo (Qalaafe), Werder (Wardheer) và Shinile (Shiniile). Vùng giáp với các vùng khác của Ethiopia Oromia, AfarDire Dawa (Diridhawa) ở phía tây, giáp với các vùng ArtaAli Sabieh của Djibouti ở phía bắc, giáp với các vùng Gedo, Bakool, Hiran, Galguduud, Mudug, Nugal, Sool, Togdheer, Woqooyi GalbeedAwdal của Somalia ở phía bắc, đông, và nam, giáp với các hạt Mandera, WajirMarsabit của Kenya ở phía tây-nam.

Thông tin Nhanh Vùng Somali Gobolka Soomaalida, Quốc gia ...
Remove ads

Thành phần dân tộc của vùng: người Somali (97,2%), người Amhara (0,66%), người Oromo (0,46%), người Somali sinh ở hải ngoại (0,20%) và người Gurage (0.12%). Tiếng Somali được 96,82% cư dân của vùng nói. Các ngôn ngữ khác là tiếng Amhara (0,67%), và tiếng Oromo (0,51%). 98,4% cư dân trong vùng là người Hồi giáo, 0,6% là tín hữu Ki-tô giáo Chính thống, và 1,0% theo các tôn giáo khác.[3]

Remove ads

Tham khảo

Loading content...

Liên kết ngoài

Loading content...

Đọc thêm

Loading related searches...

Wikiwand - on

Seamless Wikipedia browsing. On steroids.

Remove ads