Remove ads
From Wikipedia, the free encyclopedia
Saint-John Perse (31 tháng 5 năm 1887 - 20 tháng 9 năm 1975) là nhà thơ Pháp đoạt giải Nobel Văn học năm 1960.
Saint-John Perse | |
---|---|
Sinh | 31 tháng 5 năm 1887 Pointe-à-Pitre, Guadeloupe |
Mất | 20 tháng 9 năm 1975 Provence, Pháp |
Nghề nghiệp | Nhà thơ |
Quốc tịch | người Pháp |
Sait-John Perse sinh tại Pointe-à-Pitre, Guadeloupe, học luật và kinh tế chính trị, và phục vụ trong ngành ngoại giao. Năm 1899, cả gia đình ông chuyển về Pháp. Ông học luật ở Bordeaux và tự học môn kinh tế chính trị. Ra trường (1914), ông phục vụ trong ngành ngoại giao, có một sự nghiệp đầy hứa hẹn: làm đại sứ Pháp ở Bắc Kinh và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ ngoại giao Pháp.
Năm 1940, do phê phán chính sách thân Hitler của giới cầm quyền Pháp, ông bị cách chức. Ngay trước khi nước Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng, ông đã kịp thời chạy trốn sang Mỹ; ông bị chính quyền Vichy tước quyền công dân, chức tước, phần thưởng và tịch thu tài sản. Từ năm 1941 tới 1945, Saint - John Perse là cố vấn văn học cho Thư viện Quốc hội Mỹ. Sau Thế chiến II, ông được phục hồi tư cách công dân và chức tước nhưng không quay trở lại nghề ngoại giao. Năm 1950, ông chính thức về hưu với danh hiệu Đại sứ của nước Pháp, sinh sống thường xuyên ở Mỹ.
Các tác phẩm văn học của ông, trong đó có tập thơ đầu tiên Tụng ca (một thể loại thơ điền viên, viết năm 1910) được xuất bản một phần dưới tên thật của ông nhưng chủ yếu dưới tên Saint-John Perse. Sau nhiều bài thơ phản ánh ấn tượng về thời niên thiếu, ông viết trường ca Anabase (tiếng Hi Lạp có nghĩa là Đi vào nội tâm) vào năm 1924 khi ông ở Trung Quốc. Đó là một tác phẩm gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phê bình và đã có người cho rằng người Châu Á hiểu tập thơ này hơn người Phương Tây; tập trường ca đã được T.S. Eliot chuyển ngữ sang tiếng Anh năm 1930. Nhiều tác phẩm của Saint-John Perse được viết sau khi ông định cư ở Mỹ như Lưu đày (1942), Bài thơ tặng người phụ nữ nước ngoài (1943), Mưa rào (1943)... Các tác phẩm Saint-John Perse viết trong thời kỳ làm công việc ngoại giao phần lớn chưa được in, nên toàn bộ sự nghiệp văn học của ông chỉ thu lại trong bảy tập sách.
Năm 1957, Saint-John Perse quay về Pháp; mặc dù chủ yếu vẫn ở Mỹ như trước, nay ông dành một phần thời gian cùng với người vợ Mỹ cưới năm 1958 về sống tại quê nhà. Năm 1960, ông được tặng giải thưởng Nobel. Trong bài Diễn từ, ông nói về chức năng của thơ ca: "Thơ không chỉ là nhận thức, mà còn là chính cuộc sống trong sự đủ đầy trọn vẹn của nó. Nhà thơ đã sống trong lòng người ăn lông ở lỗ và sẽ sống trong lòng người thời đại nguyên tử, bởi vì thơ ca là một đặc tính không thể tách rời của nhân loại". Saint-John Perse mất năm 1975 tại Presquile-de-Giens (Pháp).
Sait-John Perse là bút danh của nhà ngoại giao Alexis Saint Leger. Phần đầu của bút danh này: Sait-John - là cách viết bằng tiếng Anh của Thánh Giăng (Thánh tông đồ) – người được coi là tác giả của Kinh Phúc âm IV, sách Khải Huyền và ba lá thư trong Tân Ước. Phần sau: "Perse" - đấy là họ của nhà thơ trào phúng La Mã Aulus Persius Flaccus (34-62), người cùng thời với Hoàng đế Nero. Cách chọn bút danh này cho thấy thái độ của nhà thơ đối với văn minh đương thời đi cùng với di sản văn hoá của quá khứ trong mục đích và sáng tạo của mình.
Những trường ca nổi tiếng của Sait-John Perse đã được dịch ra tiếng Việt gồm Anabase, Mưa rào và Những mốc ngoài khơi – phản ánh những giai đoạn khác nhau trong sáng tác của Sait-John Perse, đồng thời cho thấy sự thống nhất trong nguyên tắc nghệ thuật của ông. Cả ba trường ca này đã in trong cuốn Những nhà thơ giải Nobel 1901 - 2006. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2006.
Anabase(1924) trích đoạn đầu, chương 7 và đoạn kết. "Anabase" là tên một tác phẩm của nhà văn, nhà sử học Hy Lạp cổ đại Xenophon (434-359 tr. CN) về cuộc hành trình của người Hy Lạp đi vào tổ quốc mình (Upcountry March)… "Anabase" của Sait-John Perse là hành trình đi sâu vào tâm hồn – một cuộc hành trình khó nhọc của nhận thức chân lý, con đường dài của sự tìm tòi từ những giá trị của văn minh phương Tây (theo cách hiểu của Sait-John Perse là giả dối và trống rỗng) đến những đỉnh cao của ý nghĩ và tâm hồn mà những nền văn minh trong quá khứ – trước hết là những nền văn minh phương Đông, để lại cho nhân loại.
Mưa Rào cũng trích dịch một số phần. Trường ca này Sait-John Perse cho vào tập "Lưu đày", bao gồm các trường ca: "Lưu đày" (1941); "Mưa rào" (1944); "Tuyết" (1944); "Trường ca cho người đàn bà ngoại quốc" (1943) (trật tự sắp xếp này là của Sait-John Perse). Tất cả các trường ca trong tập này được viết trong thời kì chiến tranh thế giới thứ II, thời nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Nhà ngoại giao Alexis Saint Léger nổi tiếng với những quan điểm chống phát xít bị chính phủ Pétain cách chức và tước quốc tịch Pháp. Bắt đầu một thời kì lưu đày của ông. Trường ca "Mưa rào" là nỗi niềm cay đắng về sự thất sủng, tuy vậy cốt lõi của nó là sự miệt thị đối với thói đểu giả, sự phản bội, là lòng tin vào thắng lợi của chính nghĩa. "Mưa rào" là bài ca về một hiện tượng tự nhiên với lời kêu gọi hãy rửa sạch mối đe dọa, rửa sạch gương mặt hành tinh và những tâm hồn người u ám.
Những mốc trên biển (1957) dịch sang tiếng Việt 5 chương của phần đầu. "Những mốc trên biển" mở ra trước mắt người đọc một thế giới bao la của biển, ca ngợi sự hòa nhập của thiên nhiên, con người và sáng tạo. Sait-John Perse sinh ra ở Guadeloupe – một hòn đảo thuộc Pháp ở vùng biển Caribê, bốn bề mênh mông sóng nước, ông lớn lên giữa những vẻ đẹp tuyệt vời của miền nhiệt đới. Sau đó lại băng qua đại dương về Pháp học tập và làm việc. Nghề ngoại giao cho phép ông đi đến nhiều nơi, nhiều xứ lạ. Ông từng đi qua cao nguyên Gôbi của Mông Cổ và bơi suốt Ấn Độ dương…
Tác phẩm của Sait-John Perse mở ra trước mắt ta một thế giới kỳ lạ - thế giới của đại dương bao la, thế giới của những nền văn minh cổ đại, thế giới của những người du mục, những người đi chinh phục, những nhà thơ, những nhà tiên tri… với những lời kêu gọi hướng tới những hành động cao cả của con người. Những lời kêu gọi này luôn cao thượng và mang đầy chất nhân văn nhưng cũng rất bí ẩn.
Trong thơ của Sait-John Perse có một điều gì đó rất đặc biệt, có một sự bí ẩn huyền diệu nào đấy mà hình như chỉ ánh lên ở chốn xa xôi, đồng thời lại luôn gần gũi. Không chỉ đặc biệt ở vẻ mới lạ của hình tượng, lối ẩn dụ, không chỉ ở ý nghĩa triết học sâu xa mà còn ở cấu trúc thơ, nhạc trong thơ và nhịp điệu của nó…
…………………………………………¢ ? �…………………………..
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.