trang định hướng Wikimedia From Wikipedia, the free encyclopedia
S-400 Triumf (tiếng Nga: C-400 «Триумф», tên mã định danh của NATO: SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Đây là 1 phiên bản tên lửa thuộc họ tên lửa tầm cao S-300. Đây là hệ thống phòng không đa năng có tầm bắn xa nhất thế giới cho tới khi hệ thống S-500 ra đời.
S-400 Triumf (ký hiệu NATO:SA-21 Growler) | |
---|---|
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 | |
Loại | Tên lửa đất-đối-không di động chiến lược tầm xa |
Nơi chế tạo | Nga |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 2004 |
Sử dụng bởi | Nga Thổ Nhĩ Kì |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Almaz / Antei: |
Năm thiết kế | 1990-2000 |
Nhà sản xuất | Cục thiết kế chế tạo máy móc Fakel |
Giai đoạn sản xuất | 2004-nay |
40N6 | |
---|---|
Loại | Tên lửa đất đối không |
Nơi chế tạo | Nga |
Lược sử chế tạo | |
Các biến thể | Không |
Thông số | |
Chất nổ đẩy đạn | Sử dụng nhiên liệu rắn |
Tầm hoạt động | 400 kilômét (250 mi) (250 dặm) |
Trần bay | 185 kilômét (607.000 ft) [1] |
Tốc độ | Mach 14 |
Hệ thống chỉ đạo | Radar giám sát theo dõi mục tiêu sau đó bắn quán tính rồi dẫn đường bằng radar chủ động. |
Nền phóng | S-400 |
Trong quá trình phát triển, Triumf được gọi bằng tên định danh là S-300PMU3, về sau đổi thành S-400 vì cái tên này mang hàm ý quảng bá nhiều hơn. Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về các thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm bốn loại tên lửa mới cho hệ thống, giúp người sử dụng có thể tùy chỉnh các tên lửa mang theo nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các thể loại mục tiêu nhất định.[2] Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40–120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6.[3]
S-400 có nhiều khả năng hơn S-300. Nó có thể phát hiện mục tiêu cách xa 600 km và cao 40–50 km.[4], có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km. S-400 có thể tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách tới 400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km. So với hệ thống đối thủ MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số: Thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn (5 phút so với 30 phút), tầm bắn xa hơn (400 km so với 240 km), số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn (300 so với 100), cự lý phát hiện mục tiêu lớn hơn (600 km so với 350 km) cũng như có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn (4,8 km/giây so với 2 km/giây).
Việc nghiên cứu S-400 bắt đầu từ tháng 1 năm 1990. Đúng 9 năm sau, tháng 1 năm 1999, lực lượng phòng không Nga chính thức công bố hệ thống này. Ngày 12 tháng 2 năm 1999, kết quả của các cuộc thử nghiệm cho thấy tên lửa đã rất thành công trong hoạt động. Năm 2001, Nga bắt đầu lên kế hoạch trang bị S-400 cho quân đội Nga.
Năm 2003, Nga tuyên bố chưa sẵn sàng trang bị hệ thống này. Hai quan chức cấp cao trong Quân đội Nga lo ngại rằng hệ thống S-400 vẫn còn nhiều khiếm khuyết do còn sử dụng hệ thống điện tử đánh chặn "lỗi thời" từ S-300P. Vì thế, S-400 chưa sẵn sàng sản xuất.[5]
Cuối cùng, vào năm 2004, dự án S-400 hoàn thành chỉnh sửa và được công bố vào tháng 2 năm 2004. Trong tháng 4, Nga thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn 48N6DM tầm bắn 250 km trang bị cho S-400. Năm 2014, Nga thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tầm bắn 400 km trang bị cho S-400.
Tốc độ tối đa của mục tiêu (km/s) | 4,8[7] |
Tầm phát hiện mục tiêu (km) | 600 |
Tầm của mục tiêu khí động học (km)
|
400[8] 2 |
Trần bay của mục tiêu mà tên lửa có thể bắn hạ (km)
|
27 km (dễ dàng)[7]/30 (tối đa)[9](56 km [10] với tên lửa 9M96) 5 mét (tên lửa 9M96)/10 mét (các loại tên lửa khác) |
Tầm của mục tiêu tên lửa đạn đạo (km)
|
60 5[11] |
Số lượng tối đa mục tiêu của thể đồng thời đánh chặn (full cast WRU) | 80[12][13] |
Số lượng tên lửa định vị có thể đồng thời triển khai (full cast WRU) | 160[12][12] |
Thời gian triển khai hệ thống (phút) | 5[14][15] |
Thời gian từ khi hành quân chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu (phút) | 3 |
Thời gian có thể hoạt động trước mỗi lần đại tu (giờ) | 10 000 |
Tuổi thọ (năm)
|
ít nhất 20 15 |
Một đơn vị cấp lữ đoàn S-400 bao gồm
Hệ thống chỉ huy 30К6Е có thể điều khiển các hệ thống vũ khí sau:[11]
S-400 sử dụng rađa đa chế độ 92N6E đặt trên xe tải MZKT-7930, phiên bản nâng cấp từ 30N6E2 dùng trên S-300, với chất lượng và tầm quan sát được cải thiện đáng kể. 92N6E có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu. Việc nâng cấp ra đa dẫn đến việc nâng cấp hệ thống ống truyền tín hiệu nhằm nâng cao hiệu suất và khẩu độ, cùng với việc cải tiến các thiết bị kích thích và khả năng nhảy tần tự động. Ngoài ra, S-400 cũng sử dụng ra đa tiếp nhận 96L6 với tầm quét 300 km, cũng đặt trên xe tải MZKT-7930. Một rađa khác được tích hợp là ra đa mảng pha 3 chiều 91N6E, phiên bản nâng cấp từ 64N6E2.[2]
Một số loại ra đa khác có thể được sử dụng trên S-400 là ra đa băng tần L 59N6 Protivnik GE và 67N6 Gamma DE, ra đa tần số rất cao (VHF) 1L119 Nebo SVU, hoặc ra đa đa tần Nebo M. Người ta hiện đang thử nghiệm các hệ thống định vị phát xạ Topaz Kolchuga M, KRTP-91 Tamara, và 85V6 Orion với nhiệm vụ "tìm bắt" các mục tiêu đã "qua mặt" hệ thống ra đa tiếp nhận hoặc khi ra đa tiếp nhận đã bị đối phương gây nhiễu.[2]
Phía Nga cũng đang thử triển khai các thiết bị điện tử của S-400 lên dòng xe tải BAZ Voschina, ví dụ 92N6 và 96L6-1 trên BAZ-69096, và 40V6M/T cùng 91N6 trên BAZ-6403.01. Tháp chỉ huy đang được dự tính triển khai trên BAZ-69092-012, và máy chuyển đổi năng lượng 63T6A cùng với máy phát điện 5I57A sẽ được đặt trên một phiên bản khác của BAZ-69092-012.[2]
1 tiểu đoàn S-400 có thể theo dõi 300 mục tiêu ở phạm vi 600 km,. Một lữ đoàn tác chiến (gồm 6 tiểu đoàn hợp thành) có thể khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này. Năm 2015, nhà sản xuất tuyên bố tính năng của S-400 đã được tăng cường, một lữ đoàn tác chiến lớn (gồm 6 tiểu đoàn hợp thành) có thể khóa 80 mục tiêu và điều khiển đồng thời 160 tên lửa tấn công 80 mục tiêu này.
Thường thì 1 tiểu đoàn S-400 có khoảng 12 xe phóng với 48 tên lửa tầm xa hoặc rất xa (mỗi xe phóng có 4 tên lửa). Nếu muốn mang được nhiều tên lửa hơn thì có thể dùng loại tên lửa cỡ nhỏ và có tầm bắn ngắn hơn như 9M96E hoặc 9M96E2 (mỗi ống phóng tên lửa cỡ lớn có thể thay bằng 4 ống phóng tên lửa cỡ nhỏ), nếu dùng toàn bộ tên lửa 9M96E/E2 thì 12 xe phóng có thể mang tới 192 tên lửa. Khả năng tiêu diệt mục tiêu phụ thuộc vào tên lửa và hệ thống sử dụng.[21]
Theo báo cáo từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, S-400 thực sự có thể theo dõi các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600 km, điều này đã được chứng thực khi Thổ Nhĩ Kỳ dùng radar 96L6E của S-400 phát hiện tiêm kích F-16 từ cách xa tới 600 km, với điều kiện là mục tiêu ở độ cao 20 km và không có nhiễu địa hình địa vật. Khi mục tiêu ở độ cao dưới 5 km, hiệu suất phát hiện của nó sẽ bị giảm 30 - 40%[22] Khi mục tiêu nằm ở độ cao 1 km, phạm vi phát hiện và tiêu diệt hiệu quả của S-400 giảm xuống còn 70 - 180 km (tùy thuộc vào địa hình), và khi mục tiêu nằm ở độ cao dưới 1 km thì S-400 chỉ nhận biết được ở khoảng cách 20 - 40 km. Nguyên nhân là do sóng radar của bất kỳ hệ thống tên lửa phòng không nào cũng bị giới hạn bởi đường chân trời do bề mặt cong của vỏ trái đất.[23].
Cũng theo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống phòng không S-400 Triumf của họ đã có thể bắt được tín hiệu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ bay trên biên giới Syria - Iraq vào ngày 17 tháng 12 năm 2019. Khi đó F-35 của Mỹ đã bay ở khoảng cách 450 - 550 km từ vị trí triển khai hệ thống phòng không S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ[24]
Vào ngày 21 tháng 5 năm 2007, Không quân Nga đã có thông báo rằng hệ thống S-400 sẽ được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu xung quanh Moscow và miền trung của Nga từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.[30] Hệ thống S-400 cũng đã được triển khai gần Elektrostal.[31]
Vào ngày 26 tháng 8 năm 2007, trung đoàn S-400 đầu tiên đã được đưa vào hoạt động ở Moskva, theo Kênh 1. Đây là trung đoàn cận vệ tên lửa phòng không 606 của sư đoàn 9, quân đoàn 1 thuộc Bộ tư lệnh trung tâm Lực lượng Phòng không thuộc Bộ chỉ huy mục tiêu đặc biệt.[32]
Vào ngày 8 tháng 2 năm 2008, trung tướng Vladimir Sviridov nói rằng Nga sẽ thay thế các hệ thống S-300 ở tây bắc bằng các hệ thống S-400. Các chuyên gia quân sự Nga kì vọng rằng hệ thống sẽ là một nhân tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tới năm 2020.[33]
Tháng 9 năm 2006, phó thủ tướng Nga Sergei Ivanov đã đưa ra chương trình mua sắm vũ khí mới từ 2007-2015, bao gồm việc mua 18 tiểu đoàn S-400.[34]
Ngày 17 tháng 3 năm 2009, bộ trưởng bộ quốc phòng Nga đã thông báo về trung đoàn S-400 thứ 2 đã được đưa vào hoạt động.[35]
Ngày 26 tháng 8 năm 2009, bộ tổng tham mưu Nga nói rằng đã đưa hệ thống S-400 tới vùng viễn đông Nga để đánh chặn các tên lửa đạn đảo thử nghiệm của Triều Tiên và ngăn chặn các mảnh vỡ của tên lửa rơi xuống Nga.[36]
Tháng 2 năm 2011, đơn vị thứ hai của hệ thống S-400 sẽ được triển khai đến Dubrovki, bắc Moscow.[37] Cũng trong tháng 2, một hệ thống S-400 sẽ được triển khai đến phía nam Quần đảo Kuril để "bảo vệ chủ quyền Nga ở vùng viễn đông".[38]
Hạm đội Baltic ở Kaliningrad cũng đưa hệ thống S-400 vào hoạt động từ tháng 4 năm 2012.[39]
Tính đến tháng 9 năm 2013, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga có năm trung đoàn S-400: 2 ở Moscow, 1 ở Hạm đội thái bình duơng, 1 ở hạm đội biển đen và 1 ở Quân khu miền nam. Từ 2014, 2-3 hệ thống S-400 sẽ được bàn giao mỗi năm.
Tháng 11 năm 2015, đã có thông tin rằng tàu tuần duơng Đô đốc Nakhimov sẽ được tái hoạt động trong năm 2018. Nó sẽ được trang bị tên lửa phòng không 48N6DMK dựa trên phiên bản S-400 trên đất liền. Tên lửa giúp tăng tầm tác chiến phòng không của tàu lên từ 100 km của hệ thống S-300FM lên 250 km.[40] Tư lệnh hạm đội biển bắc trong cùng năm đã nói rằng lực lượng phòng thủ bờ biển thuộc hạm đội biển bắc đã triển khai hệ thống S-400.[41][42]
Ngày 1 tháng 3 năm 2016, thiếu tướng Vladimir Korytkov, chỉ huy Không lực số 14 và Lực lượng phòng không nói rằng 6 hệ thống S-400 đã được đưa vào hoạt động. TASS cũng báo cáo rằng tới cuối nắm 2015, tổng cộng 11 trung đoàn tên lửa của Nga đã được trang bị S-400 và đang tiếp tục tăng đến 16 trung đoàn.[43]
Tháng 11 năm 2015, đã có thông tin rằn hệ thống S-400 sẽ được triển khai đến Syria cùng với bộ binh Nga và các thiết bị quân sự khác trong chiến dịch quân sự trên không do lực lượng Nga tiến hành.[44] Tuy nhiên, thông tin này đã bị bác bỏ bởi Nga.[45] Ngày 25 tháng 11 năm 2015, sau Vụ bắn rơi Sukhoi Su-24 năm 2015, Nga đã thông báo về việc triển khai hệ thống S-400 đến Syria để đáp trả.[46] Đơn vị S-400 đầu tiên đã được khai gần căn cứ không quân Khmeimim. Đơn vị thứ hai cũng được triển khai 13 km về phía bắc Masyaf vào tháng 4 và tháng 7 năm 2017.[47]
Ngày 22 tháng 5 năm 2018, chỉ huy Không quân Isarel, thiếu tướng Amikam Norkin thông báo rằng Isarel sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới sử dụng tiêm kích F-35I Adir trong chiến đấu.[48] GIữa 2020, một vài nguồn tin, bào gồm cả Thổ Nhĩ Kì đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả chiến đấu thực sự của hệ thống S-400.[49] Cuối 2021, một vài máy bay của Không quân Isarel đã bay qua khu vực được bảo vệ bỏi hệ thống S-400 và hệ thống Pantsir ở Syria và không kích vào các mục tiêu của Hezbollah ở Latakia.[50] Dựa trên tầm bắn được giới thiệu của S-400, hệ thống đã có thể bắn vào các máy bay của Isarel nhưng không có tên lửa nào đã được phóng. Ngoài ra cũng không có tiêm kích nào của Nga tiến hành đánh chặn các máy bay của Isarel.[51] Vì thế đã có giả thuyết cho rằng đã có một thỏa thuận giữa Isarel và Nga về việc Isarel sẽ đảm bảo an toàn cho người và phuơng tiện của Nga trong các cuộc không kích và ngược lại, Nga sẽ không tấn công các máy bay của Isarel hay đáp trả các cuộc tấn công của Isarel.[52]
Theo Ukraine, ngày 25 tháng 2 năm 2022, một chiếc Su-27 do Oleksandr Oksanchenko lái đã bị bắn rơi bởi hệ thống S-400 tại Kyiv.[53]
Ngày 14 tháng 4 năm 2022, Bộ quốc phòng Nga đã nói rằng một chiếc Mi-8 của Ukraine đã bị bắn rơi gần Horodnia, Chernihiv khi đang qua lại sân bay sau cuộc tấn công lên lãnh thổ Nga gần Klimovo, Bryansk.[54]
Ngày 4 tháng 7 năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng họ đã phóng hơn 1 tá tên lửa S-400, bắn hạ 3 tên lửa đạn đạo OTR-21 Tochka và 6 máy bay không người lái tấn công Tupolev Tu-143 của Ucraina.
Army Recognition dẫn lại một bức ảnh được tài khoản Twitter “Special Kherson Cat” đăng tải ngày 30/5 năm 2023 cho thấy xe chỉ huy 55K6E thuộc hệ thống phòng không S-400 của Nga bị hư hại nghiêm trọng sau một đợt pháo kích vào trận địa tên lửa S-400. Nhiều khả năng quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS trong nhiệm vụ này.[55]
Newsweek dẫn thông tin từ cơ quan tình báo quân đội Ukraine tuyên bố rằng khoảng 10h ngày 23/8/2023, các đơn vị của họ đã đánh trúng một hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Mũi Tarkhankut, phía tây bán đảo Crimea. Tổng cục tình báo Ukraine (GUR) cho biết trên Telegram kèm một video cho thấy một vụ nổ lớn và khói bốc lên dày đặc.[56]
Thông cáo báo chí của quân đội Ukraine đưa ra ngày 14/9 năm 2023 cho biết, lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố đã đánh trúng một hệ thống tên lửa S-400 Triumf của Nga gần thành phố Yevpatoriya, Crimea. Một đoạn video ghi lại khoảnh khắc tấn công nói trên cũng đã xuất hiện trên mạng xã hội Twitter, cho thấy một vụ nổ đã xảy ra, tiếp theo là sóng xung kích và khói cuộn lên hình thành một đám mây hình nấm. Một số nguồn tin đã xác nhận một số xe phóng trong hệ thống tên lửa S-400 này đã bị tiêu diệt bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình Neptune. Cụ thể, máy bay không người lái của Cơ quan an ninh Ukraine SBU đã phát hiện được vị trí đặt hệ thống radar của tổ hợp S-400 trước khi lực lượng hải quân bắn tên lửa hành trình Neptune đánh trúng hệ thống.[57]
Theo thống kê vào thời điểm từ sau khi chiến sự Ukraine bùng nổ, Nga đã bố trí tổng cộng 5 hệ thống tên lửa đất đối không S-400 Triumf, bao gồm cả radar của chúng trên khu vực Bán đảo Crimea mà họ đang kiểm soát. Tuy nhiên trong khoảng thời gian chưa đầy một tháng, Lực lượng vũ trang Ukraine đã làm hư hại được 2 tổ hợp. Điều quan trọng cần lưu ý là mỗi lần một hệ thống Triumf bị hư hại đều dẫn tới sự suy giảm thành trì phòng thủ của Hạm đội Biển Đen tại khu vực cảng Sevastopol.[58]
Năm 2011, bộ trưởng bộ ngoại giao của Nhà nước Liên minh Pavel Borodin đã thông báo về việc Nga sẽ cung cấp hệ thống S-400 cho Belarus.[59]
Tháng 3 năm 2014, tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua việc bán hệ thống S-400 cho Trung Quốc. Vào ngày 14 tháng 4 năm 2015, tổng giám đốc điều hành của Rosoboronexport xác nhận rằng Trung Quốc đã kí hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400.[60] Việc chuyển giao bắt đầu từ tháng 1 năm 2018. Trung Quốc đã tiến hành bắn thử hệ thống S-400 lần đầu vào tháng 8 năm 2018.[61][62]
Hợp đồng bao gồm 6 bệ phóng, giúp tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ không gian và phòng thủ trước các cuộc tấn công tầm xa từ trên không của Trung Quốc. Với tầm bắn 400 km, toàn bộ Đài Loan sẽ nằm trong tầm bắn của hệ thống từ Phúc Kiến, và Quần đảo Senkaku cũng có thể được bao quát từ Sơn Đông, gây khó khác cho Mĩ và Nhật Bản trong triển khai máy bay chiến đấu qua không phận này. Tuy nhiên, Đài Loan cũng có thể tìm kiếm các vị trí các hệ thống S-400 thông qua trinh sát tín hiệu và phá hủy chúng bằng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và tên lửa chống bức xạ.[63]
Cuối 2017, một hợp đồng trị giá 2,5 tỉ đô về việc chuyển giao hệ thống S-400 đã được kí bởi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.[64][65] Bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kì đã bày tỏ mối lo ngại về hợp đồng này, nhưng đã bị bác bỏ bởi tổng thống Erdogan và các chính trị gia Thổ Nhi Kỳ khác, họ chỉ trích về việc Mĩ không bán gói nâng cấp cho hệ thống MIM-104 Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống đầu tiên được chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào 12 tháng 7 năm 2019.[66] Ngày 17 tháng 7 năm 2019, Mĩ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chuơng trình phát triển tiêm kích F-35 vì "F-35 không thể cùng tồn tại với nền tảng thu thập công nghệ của Nga vì nó sẽ biết về những tính năng đặc biệt" [67] và vào ngày 14 tháng 12 năm 2020, Mĩ đã áp đặt Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ.[68] Tính tới năm 2020, 4 bệ phóng bao gồm 36 đơn vị phóng và hơn 192 tên lửa đã được giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.[69]
Thỏ Nhĩ Kỳ đã thử nghiệm hệ thống S-400 với các máy bay không người lái và tiêm kích F-16 bay thấp. Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội nước này đã phát hiện 1 số nhược điểm với khả năng tác chiến của hệ thống với mục tiêu bay thấp và chậm.[70][71]
Vào ngày 15 tháng 10 năm 2016, Ấn Độ và Nga đã kí một hợp đồng về việc cung cấp 5 trung đoàn tên lửa S-400.[72] Hợp đồng trị giá giá 5,43 tỉ đô đã được kí chính thức vào ngày 5 tháng 10 năm 2018, bỏ qua lời đe dọa về các lệnh trừng phạt của Mĩ.[73]
Tháng 3 năm 2021, bộ trưởng bộ ngoại giao Mĩ Lloyd Austin đã thảo luận với Ấn Độ về việc mua hệ thống S-400 và cảnh báo rằng việc mua hệ thống có thể kích hoạt Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt như với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.[74]
Tháng 11 năm 2021, Nga nói rằng đã bắt đầu việc chuyển giao hệ thống S-400 cho Ấn Độ và việc triển khai vẫn đang diễn ra theo kế hoạch được thỏa thuận.[75][76]
Tháng 4 năm 2022, Nga xác nhận đã giao hàng trung đoàn S-400 thứ hai tới Ấn Độ. Kế hoạch chuyển giao đã không bị cản trở bởi xung đột Nga - Ukraine.[77]
Giá của 1 hệ thống S-400 hiện nay là gần 200 triệu USD (thời giá 2007). 23-8-2007, Nga tuyên bố họ sẽ không xuất khẩu loại vũ khí này trong những năm tiếp theo.
Rất nhiều quốc gia muốn mua hệ thống này như Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Ả rập Saudi, Ấn Độ, Iran.... Phó chủ tịch Duma quốc gia nga Vladimir Zhirinovsky kêu gọi xuất khẩu hệ thống này cho Iran
Ngày 24-8-2009, Belarus đệ trình yêu cầu muốn mua S-400 từ Nga [78]. Trong chương trình tên lửa chống máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ thì Istanbul tỏ ý muốn mua S-400 hơn là đối thủ của nó là Patriot.
Năm 2011, Trung Quốc tỏ ý muốn mua S-400 và máy bay Sukhoi Su-35 của Nga nhưng bị từ chối vì từ trước đến nay Trung Quốc luôn sao chép công nghệ vũ khí mà Nga xuất khẩu cho. Hàn Quốc đang phát triển một phiên bản đơn giản của S-400 được gọi là M-SAM Cheolmae-2 với sự giúp đỡ của Almaz. Đây là một trong những động thái để đối phó với Bắc Triều Tiên của Hàn Quốc.[79].
Bộ quốc phòng Nga đã chấp thuận việc xuất khẩu S-400 vào năm 2016. Có thông tin cho rằng Việt Nam dự kiến sẽ mua 4-6 hệ thống S-400 sau khi Nga đồng ý xuất khẩu.
Do việc không mua được S-400 nên vừa rồi Trung Quốc vừa công bố đang phát triển một tổ hợp tên lửa mới mang tên HQ-19 (Hồng Kỳ 19). Trung Quốc tuyên bố HQ-19 có tính năng tương đương có khi còn tốt hơn phiên bản S-400 của Nga nhưng lại rẻ hơn rất nhiều. Người ta cho rằng đây là 1 phiên bản sao chép S-400 của Trung Quốc nhưng đương nhiên sẽ không tốt bằng S-400 [80]. Năm 1997, Trung Quốc cũng ra mắt tổ hợp tên lửa mới mang tên HQ-9 (Hồng Kỳ 9) sao chép y gần như y nguyên từ bề ngoài đến công nghệ của các hệ thống S-300PMU1 mà Trung Quốc mua của Nga những năm 1993, tuy vậy về tính năng kỹ thuật nó lại không hoàn hảo và còn nhiều khuyết điểm so với S-300.[81]
Ấn Độ
Thổ Nhĩ Kỳ
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ:
Belarus
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về S-400. |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.