From Wikipedia, the free encyclopedia
Raneb hay Nebra là tên Horus của vị vua thứ hai thuộc Vương triều thứ hai của Ai Cập. Năm cai trị của ông không được biết chính xác: Danh sách Vua Turin không cho biết năm trị vì của ông bởi vì nó đã bị hủy hoại;[1] Manetho cho rằng ông cai trị 39 năm[2]. Các nhà Ai Cập học hiện đại xác định ông chỉ cai trị khoảng 14 năm[3]: Theo các tác giả khác nhau, Nebra cai trị Ai Cập vào giai đoạn khoảng năm 2850 TCN[4], từ năm 2820 trước Công nguyên đến năm 2790 trước Công nguyên (Donald B. Redford), 2800 TCN đến 2785 TCN (Jürgen von Beckerath) hoặc 2765 TCN đến 2750 TCN (J. Malek)[5].
Raneb | |
---|---|
Nebre | |
Bia mộ của Raneb tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan | |
Pharaon | |
Vương triều | 10-14 năm (Vương triều thứ hai) |
Tiên vương | Hotepsekhemwy |
Kế vị | Nynetjer |
Con cái | có thể là Nynetjer |
Cha | có thể là Hotepsekhemwy |
Sinh | Thế kỷ 29 TCN |
Mất | 2890 TCN |
Tên Raneb xuất hiện tên một số bình chậu bằng đá, phần lớn được làm bằng đá phiến, thạch cao tuyết hoa và đá cẩm thạch. Hầu hết các bát đá này được tìm thấy ở Abydos, Giza và Saqqara. Những chữ khắc trên đó mô tả các đền thờ tôn giáo; ví dụ như ngôi nhà của thần Ka và miêu tả các vị thần khác như Bastet, Neith và Seth; cùng các hoạt động và nghi lễ tôn giáo. Điều thú vị là, tên của Raneb xuất hiện cùng với tên của vị tiên vương Hotepsekhemwy hoặc cùng với vị vua kế tục ông, Nynetjer. Tên của Raneb không bao giờ xuất hiện một mình[6]. Rất nhiều dấu triện mang tên của ông được tìm thấy bên dưới đường bờ của Kim Tự Tháp Unas và bên trong một hành lang hầm mộ lớn ở Saqqara. Tại đó người ta tìm thấy hàng chục dấu triện với tên của Hotepsekhemwy và do đó đã dẫn đến một cuộc tranh cãi về việc lăng mộ này thuộc về Raneb hay là của tiên vương Hotepsekhemwy[7].
Năm 2012, Pierre Tallet và Damien Leisnay đã công bố phát hiện về ba câu khắc trên đá với tên Horus của Raneb được tìm thấy ở phía nam của bán đảo Sinai. Mỗi bản khắc đá được tìm thấy trong một wadi khác nhau: Wadi Abu Madawi, Wadi Abu Koua và Wadi Ameyra. Những nơi mà tên của Raneb được tìm thấy nằm dọc theo một lộ trình cổ xưa vốn được sử dụng cho các cuộc viễn chinh từ bờ biển phía tây của đảo Sinai vào khu vực nội địa, nơi có các mỏ đồng và ngọc lam. Dọc theo các wadi, tên của các vị vua từ thời sơ kỳ vương quốc đến các pharaon của vương triều thứ 4 đều nằm tại cùng một nơi[8].
Tên serekh của Nebra còn nhận được sự quan tâm lớn đến từ các nhà Ai Cập học, bởi vì nó được viết với kí hiệu bằng chữ tượng hình của mặt trời, mà vốn vẫn chưa trở thành một biểu tượng thiêng liêng được tôn thờ dưới triều đại của ông. Dưới triều đại của vua Nebra, điều quan trọng nhất trong tôn giáo của người Ai Cập đó là tập trung vào việc giữ gìn tình trạng cân bằng trong việc thờ cúng các vị thần bảo hộ của đất nước là Horus và Seth. Không có gì quan trọng hơn việc giữ được sự cân bằng đó. Theo đó, các vị vua tự cho rằng bản thân họ là người đại diện của hai vị thần thiêng liêng này. Mặt trời chỉ được coi là một vật thể chịu sự cai quản của Horus hoặc như trong trường hợp của vua Seth-Peribsen,là bởi thần Seth. Vào thời điểm đó, mặt trời chưa được coi như một vị thần. Bằng chứng đầu tiên về việc xuất hiện của vị thần mặt trời Ra là vào giai đoạn đầu Vương triều thứ ba, dưới triều đại của vua Djoser. Và dưới triều đại của vua Radjedef, vị vua thứ ba của vương triều thứ 4, tôn giáo thờ thần mặt trời đã được xác lập một cách chính thức. Ông ta là vị vua đầu tiên kết nối tên của mình với tên của thần Ra, bắt đầu tạo nên một niềm tin tôn giáo vĩ đại rằng các vị vua Ai Cập là hiện thân của thần mặt trời cùng với Horus và Seth[9][10]
Do đó, tên Horus của Nebra lại trở thành một vấn đề đang còn nằm trong sự tranh cãi về cách giải thích và ý nghĩa của nó. Cách diễn giải điển hình của tên Nebra đó là "Ra là chúa tể của tôi", có thể được đọc là "Raneb", điều này đặt ra câu hỏi đó là đó là liệu rằng vào thời điểm đó Mặt Trời đã được tôn thờ như một vị thần độc lập hay chưa. Do vậy, các nhà Ai Cập học đã đưa ra một cách diễn giải khác là "Chúa tể của mặt trời (của Horus)" mà được đọc là "Nebra" và mang ngụ ý về sự cai trị của pharaoh vươn tới cả mặt trời (như một thiên thể), mà thực sự cũng nằm dưới sự cai quản của thần Horus hay Seth. Vào thời điểm đó, vẫn chưa có bất kỳ tôn giáo thờ mặt trời hay biểu tượng mặt trời nào được hình thành dưới bất kỳ hình thức nào và do đó người ta cho rằng vua Nebra có thể thực sự là vị vua đầu tiên đã chấp nhận tư tưởng tôn giáo rộng lớn hơn về mặt trời và bầu trời.[9][10]
Vua Nebra thường được đồng nhất với tên gọi là Kakau vào thời kỳ Ramesses, nó có thể được dịch là "Con bò của Apis". Điều này liên quan đến giai thoại của Manetho, ông ta ghi lại rằng dưới thời vua Kêchoós (tên theo tiếng Hy Lạp của Kakau) các vị thần Apies, vị thần dê của Mendes và Menevus được "đón nhận và thờ cúng như là những vị thần". Quan điểm này bị các nhà Ai Cập học hiện đại nghi ngờ, bởi vì đã tồn tại một giáo phái thờ cúng thần Apis ngay từ triều đại thứ nhất, nếu không thì phải là từ trước đó. Cái tên "Kakau" bản thân nó còn là một vấn đề đang được nghi vấn, bởi vì không có nguồn gốc tên gọi nào từ thời của Nebra mà có thể đã được sử dụng để tạo nên từ này.[11]
Tên riêng của Nebra cũng không rõ ràng. Một giả thuyết được nhà Ai Cập học Jochem Kahl đưa ra đó là Nebra được đồng nhất với vị vua bí ẩn Weneg-Nebti. Các nhà Ai Cập học khác như Jürgen von Beckerath và Battiscombe Gunn đồng nhất Nebra với một vị pharaoh bí ẩn khác: Nubnefer. Điều này bị các học giả khác nghi ngờ, bởi vì các vị vua của triều đại thứ hai thường viết tên riêng họ và tên Horus theo cùng một cách (ví dụ: Hor-Nebra → Nisut-Bity-Nebty-Nebra). Do đó cái tên "Nubnefer" có thể là tên riêng của một vị vua khác [12][13]
Có ít thông tin được biết đến về vương triều của Nebra. Việc phát hiện những dấu triện mang tên của Nebra cùng dấu triện của Hotepsekhemwy tại Saqqara cho thấy rằng Nebra đã tiến hành việc an táng Hotepsekhemwy và là người kế vị trực tiếp của vua Hotepsekhemwy.[14]. Củng cố thêm cho nhận định này là một bức tượng và một bát đá [15]- cả hai đều mang serekh của Hotepsekhemwy và Nebra ở cạnh nhau. Những dòng chữ khắc các trên bình vò và các dấu triện khác còn sót lại thuộc về triều đại của ông cho thấy chỉ diễn ra duy nhất một sự kiện đáng chú ý đó là lễ dựng các "trụ cột của Horus". Dưới triều đại của ông, những hình vẽ miêu tả đầu tiên về nữ thần Bastet đã xuất hiện. Niên đại chính xác của triều đại Nebra hiện vẫn đang được nghiên cứu. Quá trình phục dựng lại tấm bia đá Palermo nổi tiếng, mà trên đó có ghi chép lại các sự kiện hàng năm của các vị vua bắt đầu từ triều đại thứ nhất cho đến vua Neferirkare, đã giúp đưa đến kết luận rằng Nebra và vị tiên vương trước đó là vua Hotepsekhemwy đã cai trị tổng cộng trong 39 năm. Bởi vì triều đại của Nebra có ít ghi chép lại hơn so với của Hotepsekhemby, cho nên Nebra được cho là đã cai trị trong khoảng thời gian ngắn hơn. Thường được ước tính là từ 10 năm đến 14 năm.[16][17][18]
Vị trí lăng mộ của Nebra hiện chưa được xác định rõ. Các nhà Ai Cập học như Wolfgang Helck và Peter Munro tin rằng Nebra đã được chôn cất trong ngôi mộ táng hành lang B bên dưới đường bờ của Kim tự tháp Unas ở Saqqara. Thật vậy, hầu hết các hiện vật mang tên Raneb đều được tìm thấy ở đó[19][20].
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.