Quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam From Wikipedia, the free encyclopedia
Quân đoàn 3, còn gọi là Binh đoàn Tây Nguyên là một trong các quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Tây Nguyên[1], giải thể ngày 15 tháng 12 năm 2024. Quân đoàn 3 cùng Quân đoàn 4 được tổ chức lại thành Quân đoàn 34.
Quân đoàn 3 | |
---|---|
Quân đội Nhân dân Việt Nam | |
Chỉ huy | |
từ tháng 2 năm 2019 | |
Quốc gia | Việt Nam |
Thành lập | 26 tháng 3 năm 1975 |
Quân chủng | Lục quân |
Phân cấp | Quân đoàn (Nhóm 4) |
Nhiệm vụ | Lực lượng cơ động |
Quy mô | 36.000 quân đến 40.000 quân |
Bộ chỉ huy | Đường Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, Pleiku, Gia Lai |
Khẩu hiệu | Quyết thắng - sáng tạo - đoàn kết - thống nhất - nghiêm túc - tự lực |
Tham chiến | Chiến dịch Hồ Chí Minh Chiến tranh biên giới Tây Nam |
Giải thể | tháng 12 năm 2024 |
Chỉ huy | |
Chỉ huy nổi bật | |
Chiến dịch Tây Nguyên thành công lớn, quân đội Việt Nam Cộng hòa bị xóa sổ khỏi Tây Nguyên và bỏ chạy về duyên hải miền trung. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, các đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam tại Tây Nguyên tập hợp lại thành một đơn vị cấp quân đoàn.[2] Khi đó gồm có: Sư đoàn 316 (đoàn Bông Lau); Sư đoàn 10 (đoàn Đăktô), Sư đoàn 320 (đoàn Đồng Bằng); Sư đoàn 2 (Quảng – Đà) ở phía bắc quân khu; Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn đặc công 198 và một số đơn vị hỗ trợ.
Ngay sau khi thành lập, quân đoàn 3 hành quân cơ giới xuống Nam bộ, tập kết ở Củ Chi và đánh Đồng Dù, rồi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Riêng Sư đoàn 2 trở lại Quân khu 5 , tiến công Sài Gòn từ hướng Tây Bắc.[3], Trung đoàn 198 được tăng cường cho sư đoàn đặc công của Lê Bá Ước, trong khi đó 2 trung đoàn Gia Định được phối thuộc tạm thời cho QĐ3.
Sau ngày thống nhất đất nước, Quân đoàn 3 trú ở khu vực Tây Nguyên và Trung bộ, tham gia truy quét FULRO.[3] Quân đoàn 3 có thêm Sư đoàn 31 (đoàn Tà Sanh) từ khu vực Cánh Đồng Chum trở về.
Từ năm 1978, Quân đoàn 3 truy quét đánh đổ Khmer Đỏ và giải phóng toàn bộ Campuchia.[3]
Từ năm 1979 Quân đoàn bàn giao toàn bộ địa bàn Campuchia cho Quân đoàn 4 tiếp quản. Và toàn bộ quân đoàn 3 ra bắc để thành lập tuyến phòng thủ Sông Cầu, chống quân Trung Quốc từ năm 1979 đến 1987 trong chiến tranh biên giới phía bắc tại Bắc Thái.[3]
Từ năm 1987... Quân đoàn 3 trở lại đóng quân ở khu vực Tây Nguyên.[3]. để hỗ trợ cho quân đội Việt Nam, quân đoàn 4 rút hoàn toàn quân đóng tại Campuchia về nước. Đồng thời, lập tuyến phòng thủ Tây Nguyên.
Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đặt tại đường Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai. Trước năm 1975, đây là Thành Pleime và là trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn II Việt Nam Cộng hòa.
Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[4] Tổ chức Đảng bộ trong Quân đoàn 3 theo phân cấp như sau:
Về thành phần của Đảng ủy Quân đoàn 3 thường bao gồm như sau:
Ban Thường vụ
Ban Chấp hành Đảng bộ
TT |
Họ tên
(Năm sinh–năm mất) |
Thời gian đảm nhiệm | Cấp bậc tại nhiệm | Chức vụ cuối cùng | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Vũ Lăng (1921–1988) |
1975–1977 | Thiếu tướng (1974) Trung tướng (1980) |
Thượng tướng (1986) Giám đốc Học viện Lục quân (1977–1988) |
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân |
2 | Nguyễn Kim Tuấn (1926–1979) |
1977–1979 | Thiếu tướng | Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân | |
3 | Nguyễn Quốc Thước (1926–) |
1979–1982 | Trung tướng (1987) | Tư lệnh Quân khu 4 (1987–1996) | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân |
4 | Khuất Duy Tiến (1931–) |
1982–1989 | Thiếu tướng (1984)
Trung tướng (1990) |
Cục trưởng Cục Quân lực (1989–1994) Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 (1994–1997) |
Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân |
5 | Trần Tất Thanh
(1938–1998) |
1989–1991 | Thiếu tướng (1988)
Trung tướng (1998) |
Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 (1992–1994)
Phó tư lệnh–TMT Quân khu 2(1994–1998) Tư lệnh Quân khu II (1998– mất) |
|
6 | Lê Quang Bình
(1947–) |
1992-1993 | Thiếu tướng (1993)
Trung tướng (1999) |
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng– An ninh Quốc hội(2001–2011) | |
7 | Đỗ Công Mùi
(1942–2014) |
1993-1997 | Thiếu tướng | Thiếu tướng
Phó Tư lệnh Quân khu III; Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam khóa V |
|
8 | Nguyễn Hữu Hạ
(1947–2022) |
1997–2000 | Thiếu tướng (2002)
Trung tướng (2006) |
Cục trưởng Cục Điều tra Hình sự (2000–2002) Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục Quân 1 (2002–2007) |
|
9 | Phạm Xuân Hùng (1953–) |
2002–2004 | Thiếu tướng (2002) Trung tướng (2006) Thượng tướng (2014) |
Giám đốc Học viện Quốc phòng (2007–2008) Phó Tổng Tham mưu trưởng (2008–2016) |
Ủy viên TW Đảng Khóa 10,11 (2006–2016) |
10 | Nguyễn Trung Thu (1954–) |
2004–2007 | Thiếu tướng (2002) Trung tướng (2007) |
Tư lệnh Quân khu 5 (2007–2010), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (2012) Phó Tổng Tham mưu trưởng (2010–2014) |
|
11 | Nguyễn Vĩnh Phú
(1954–) |
2007–2009 | Thiếu tướng (2007) Trung tướng (2011) |
Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (2009–2014) | |
12 | Nguyễn Đức Hải
(1958–) |
2009–2012 | Thiếu tướng (2009) Trung tướng (2014) |
Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng (2014–2018) | |
13 | Đậu Đình Toàn
(1958–) |
2012–6.2015 | Thiếu tướng (2012)
Trung tướng (2016) |
Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (6.2015–7.2018) | |
14 | Vũ Văn Sỹ[18] | 6.2015–7.2018 | Thiếu tướng (2015) | Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (7.2018–2.2020)
Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (2.2020–nay) |
|
15 | Thái Văn Minh | 7.2018–2.2020 | Thiếu tướng (2018) | Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (2.2020–nay) | 2.2020–nay |
16 | Nguyễn Anh Tuấn | 4.2020– 9/2023 | Thiếu tướng | Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng | |
17 | Nguyễn Bá Lực | 10/2023-nay | Đại tá |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.