From Wikipedia, the free encyclopedia
Học Lạc (1842–1915) tên thật là Nguyễn Văn Lạc, biệt hiệu Sầm Giang; là nhà thơ Việt Nam thời Pháp thuộc.
Học Lạc là người làng Mỹ Chánh, thuộc tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Xuất thân là con nhà nghèo, nhưng nhờ học giỏi nên ông được tuyển thẳng vào ngạch học sinh (ngạch do triều đình nhà Nguyễn đặt ra, được cấp lương và được học tại trường của nhà nước địa phương). Do đó, người ta gọi ông là "học sinh Lạc", dần dần bỏ mất chữ "sinh", còn lại hai chữ "Học Lạc" [1].
Tuy học giỏi, nhưng ông thi mãi không đậu. Sau khi, triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862 nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, thì Học Lạc không còn thiết tha đến việc thi cử nữa. Ông rời bỏ làng Mỹ Chánh, dời nhà về chợ Thuộc Nhiêu (Mỹ Tho) chọn nghề dạy học và bốc thuốc mưu sinh cho đến hết đời (1915), thọ 73 tuổi.
Theo báo Mai số 58 ngày 24 tháng 4 năm 1937, Học Lạc mất vào năm Ất Mão (1915). Còn ngày sinh của Học Lạc, nếu bài ca trù dưới đây đúng là của ông thì ông sinh vào năm Nhâm Dần (1842), niên hiệu Thiệu Trị thứ hai. Trích 4 câu đầu:
Hiện nay tên của ông được đặt làm tên đường ở nhiều nơi. Riêng ở Sài Gòn có hai con đường mang tên ông: đó là đường Học Lạc ở quận 5 và con đường được viết tên thật của ông là đường Nguyễn Văn Lạc ở quận Bình Thạnh.
Trong khuynh hướng thi văn, nhiều nhà nghiên cứu văn học xếp Học Lạc vào các nhà thơ có khuynh hướng trào phúng và châm biếm như Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến...Thơ Học Lạc hiện chỉ còn trên mười bài, đa phần là thơ quốc âm luật Đường vần trắc. Trích một số nhận xét viết về ông & tác phẩm của ông:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.