Mỹ Tho
Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang From Wikipedia, the free encyclopedia
Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang From Wikipedia, the free encyclopedia
Mỹ Tho (美湫[3]) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Mỹ Tho
|
|||
---|---|---|---|
Thành phố thuộc tỉnh | |||
Thành phố Mỹ Tho | |||
Biệt danh | Mỹ Tho đại phố Đất tổ của nghệ thuật cải lương | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Tiền Giang | ||
Trụ sở UBND | 36 Hùng Vương, phường 1 | ||
Phân chia hành chính | 8 phường, 6 xã | ||
Thành lập | 1967 | ||
Loại đô thị | Loại I | ||
Năm công nhận | 2016 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Thành Công | ||
Bí thư Thành ủy | Trần Kim Trát | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°21′8″B 106°22′1″Đ | |||
| |||
Diện tích | 82,24 km²[1] | ||
Dân số (31/12/2022) | |||
Tổng cộng | 256.998 người[1] | ||
Mật độ | 3.124 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Hoa, Chăm, Khmer | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 815[2] | ||
Mã bưu chính | 860000 | ||
Biển số xe | 63-B9-C1-AS | ||
Website | mytho | ||
Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại I, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh loại I đầu tiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỹ Tho cũng là một trong những đô thị trọng điểm của vùng.
Thành phố Mỹ Tho nằm ở trung tâm tỉnh Tiền Giang, thuộc khu vực bắc sông Tiền, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Nam, có vị trí địa lý:
Dữ liệu khí hậu của Mỹ Tho | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 34.8 (94.6) |
35.1 (95.2) |
36.8 (98.2) |
38.2 (100.8) |
38.9 (102.0) |
36.6 (97.9) |
36.5 (97.7) |
35.8 (96.4) |
36.8 (98.2) |
37.8 (100.0) |
36.2 (97.2) |
34.5 (94.1) |
38.9 (102.0) |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | 30.2 (86.4) |
30.9 (87.6) |
32.2 (90.0) |
33.6 (92.5) |
33.3 (91.9) |
32.2 (90.0) |
31.7 (89.1) |
31.5 (88.7) |
31.3 (88.3) |
30.9 (87.6) |
30.8 (87.4) |
30.2 (86.4) |
31.6 (88.9) |
Trung bình ngày °C (°F) | 25.5 (77.9) |
26.1 (79.0) |
27.3 (81.1) |
28.6 (83.5) |
28.4 (83.1) |
27.7 (81.9) |
27.3 (81.1) |
27.1 (80.8) |
27.0 (80.6) |
26.8 (80.2) |
26.7 (80.1) |
25.8 (78.4) |
27.1 (80.8) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | 22.2 (72.0) |
22.8 (73.0) |
24.2 (75.6) |
25.4 (77.7) |
25.6 (78.1) |
25.0 (77.0) |
24.6 (76.3) |
24.6 (76.3) |
24.6 (76.3) |
24.3 (75.7) |
23.8 (74.8) |
22.6 (72.7) |
24.1 (75.4) |
Thấp kỉ lục °C (°F) | 14.9 (58.8) |
15.9 (60.6) |
15.7 (60.3) |
19.4 (66.9) |
21.5 (70.7) |
21.2 (70.2) |
19.6 (67.3) |
21.2 (70.2) |
21.2 (70.2) |
19.9 (67.8) |
17.6 (63.7) |
16.1 (61.0) |
14.9 (58.8) |
Lượng mưa trung bình mm (inches) | 8.1 (0.32) |
1.8 (0.07) |
6.6 (0.26) |
41.3 (1.63) |
149.7 (5.89) |
203.2 (8.00) |
189.2 (7.45) |
192.6 (7.58) |
231.3 (9.11) |
263.7 (10.38) |
95.4 (3.76) |
35.6 (1.40) |
1.419,7 (55.89) |
Số ngày mưa trung bình | 1.6 | 0.6 | 1.3 | 4.4 | 14.9 | 18.7 | 20.0 | 20.2 | 20.3 | 19.6 | 10.5 | 5.8 | 137.5 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 79.2 | 78.4 | 78.4 | 78.0 | 81.4 | 83.1 | 83.7 | 84.3 | 85.0 | 85.3 | 83.2 | 81.4 | 82.2 |
Số giờ nắng trung bình tháng | 244.1 | 249.3 | 284.9 | 261.5 | 209.8 | 180.7 | 188.5 | 187.9 | 165.4 | 170.5 | 198.5 | 198.0 | 2.531,1 |
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[4] |
Thành phố Mỹ Tho có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 9, 10, Tân Long và 6 xã: Đạo Thạnh, Trung An, Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh, Thới Sơn, Phước Thạnh.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Mỹ Tho | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
Có nhiều ý kiến về nguồn gốc địa danh Mỹ Tho. Đa số ý kiến cho rằng Mỹ Tho bắt nguồn từ phương ngữ gốc Khmer như Mi Sâr biến thể thành Mỹ và Tho, có nghĩa là xứ có người con gái da trắng, đẹp. Từ đó Mỹ, chữ Hán nghĩa là đẹp, nhưng từ Tho không có trong chữ Hán nên có lối viết khác nhau qua chữ Nôm, có hai lối viết, để chỉ vùng nước thơm hay cỏ thơm.[5]
Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, "mỹ" và "tho", không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là "Srock Mỳ Xó" (xứ nàng trắng). Người Việt gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock, chỉ còn giữ lại Mỳ Xó.
Mỹ Tho trong lịch sử là một vùng đất quan trọng được sớm khai phá bởi người Hoa, là một thành phố có tổ chức… trích dẫn như sau:
Vào năm 1679, một nhóm khoảng 3.000 người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này. Trong nhóm do Dương Ngạn Địch đứng đầu, lập Mỹ Tho đại phố (chữ Hán: 美萩大浦) ở làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa. Khu đại phố này kéo dài đến Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong hiện nay. Rất nhiều làng xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho: Thái Trấn lập làng An Hoà (sau đổi là Thạnh Trị), Nguyễn Văn Trước lập làng Điều Hòa.
Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là Cù lao Phố, Biên Hòa). Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ Tho cho thấy nền sản xuất nông - ngư nghiệp và kinh tế hàng hóa địa phương ở thời điểm đó đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là đối với ngành thương mại.
Năm 1772, Mỹ Tho thuộc đạo Trường Đồn, đến năm 1779 đạo Trường Đồn được nâng lên thành dinh Trường Đồn. Năm 1781, dinh Trường đồn lại đổi tên thành dinh Trấn Định. Đến năm 1785, quân Xiêm đã tràn sang và biến nơi đây thành bãi chiến trường (Trận Rạch Gầm - Xoài Mút). Phố xá bị tàn phá, của cải bị cướp bóc nên Mỹ Tho đại phố trở nên tiêu điều. Thương nhân ở đây hầu hết đều chuyển lên làm ăn ở Sài Gòn - Bến Nghé. Năm 1788, mặc dù được khôi phục dần, nhưng không còn nhộn nhịp như trước. Đến năm Nhâm Tý (1792), Chúa Nguyễn cho dời lỵ sở dinh Trấn Định về chợ Mỹ Tho thuộc thôn Mỹ Chánh (khu vực Chợ Cũ thuộc phường 2 ngày nay) và cũng tại đây chúa Nguyễn đã cho xây dựng thành Trấn Định. Thành được xây theo đồ họa kiến trúc của ông Trần Văn Học.
Năm 1826, vua Minh Mạng lại cho dời lỵ sở trấn Định Tường sang phía tây sông Bảo Định thuộc hai thôn Điều Hòa và Bình Tạo của huyện Kiến Hưng (nay thuộc các phường 1 và 4), phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Cũng trong năm này, ông Dương Tấn Tuyên lập một ngôi chợ bên cạnh thành mới tại khu vực chợ Mỹ Tho ngày nay.
Mỹ Tho luôn luôn là trị sở, tỉnh lỵ tỉnh Định Tường và đến năm 1900 trở thành tỉnh lỵ tỉnh Mỹ Tho khi tỉnh này được thành lập.
Mỹ Tho từng có đường xe lửa nối với Sài Gòn dài 71 km, khánh thành ngày 20 tháng 7 năm 1885, bị phá hỏng thời chống Pháp.
Thời Pháp thuộc (1862-1945), theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Định Tường cùng với Biên Hòa và Gia Định bị cắt nhượng cho Pháp. Lúc đầu địa bàn tỉnh Định Tường được chia làm 4 hạt Thanh tra, tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở. Đó là:
Ngày 5 tháng 12 năm 1868, giải thể hạt Thanh tra Cai Lậy nhập vào hạt Thanh tra Mỹ Tho, kể từ ngày 15 tháng 12 năm 1868. Tiếp theo, ngày 23 tháng 12 năm 1868, giải thể hạt Thanh tra Chợ Gạo nhập vào hạt Thanh tra Mỹ Tho. Nhưng đến ngày 20 tháng 10 năm 1869 hạt Thanh tra Cai Lậy được lập lại theo địa bàn cũ và đến ngày 8 tháng 9 năm 1870 dời trụ sở về Cái Bè, nên gọi là hạt Thanh tra Cái Bè. Ngày 20 tháng 9 năm 1870, giải thể hạt Thanh tra Cần Lố, đưa hai tổng Phong Hòa và Phong Phú vào hạt Thanh tra Cái Bè, đồng thời đưa hai tổng Phong Nẫm và Phong Thạnh qua hạt Thanh tra Sa Đéc. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, giải thể hạt Thanh tra Cái Bè nhập vào địa bàn hạt Thanh tra Mỹ Tho. Như vậy 4 hạt Thanh tra trên lần lượt bị giải thể và hợp nhất lại thành Hạt Thanh tra Mỹ Tho.
Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, các hạt Thanh tra được thay bằng hạt Tham biện. Năm 1876, tỉnh Định Tường bị Pháp giải thể và biến thành 2 tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) là Mỹ Tho và Gò Công, thuộc khu vực hành chính (circonscription) Mỹ Tho.
Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Mỹ Tho trở thành tỉnh Mỹ Tho. Tỉnh lỵ Mỹ Tho đặt tại làng Điều Hòa thuộc tổng Thuận Trị, quận Châu Thành.
Năm 1912, chính quyền thực dân Pháp chia tỉnh lỵ Mỹ Tho ra hai vùng: vùng 1 thị tứ có 2 đại lý (délégation), vùng 2 có hai làng Điều Hòa và Bình Tạo. Ngày 1 tháng 1 năm 1933, mở rộng ranh giới tỉnh lỵ Mỹ Tho về phía tây, lấy thêm phần đất các làng Thạnh Trị, Đạo Ngạn và Bình Tạo.
Ngày 16 tháng 12 năm 1938, Mỹ Tho được công nhận là thị xã hỗn hợp (còn gọi là Hiệp xã). Ngày 29 tháng 7 năm 1942, chia Hiệp xã Mỹ Tho thành 4 khu hành chánh:
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), về phía chính quyền Cách mạng, cho thành lập thị xã Mỹ Tho trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Địa bàn thị xã Mỹ Tho khi đó còn bao gồm luôn ba xã vùng ven: Trung An, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh số 143-NV để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Định Tường được thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho (trừ vùng nằm phía nam sông Tiền Giang là quận An Hóa thì đổi tên thành quận Bình Đại và nhập vào tỉnh Kiến Hòa) và tỉnh Gò Công cũ. Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường đặt tại Mỹ Tho và vẫn giữ nguyên tên là "Mỹ Tho", về mặt hành chánh thuộc xã Điều Hòa, quận Châu Thành.
Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể thị xã Mỹ Tho, nhập địa bàn vào xã Điều Hòa, quận Châu Thành. Trong giai đoạn 1956-1960, xã Điều Hòa vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Định Tường.
Ngày 08 tháng 11 năm 1960, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Định, đồng thời dời quận lỵ tới xã Long Định. Lúc này, về mặt hành chánh tỉnh lỵ Mỹ Tho thuộc địa bàn xã Điều Hòa, quận Long Định, tỉnh Định Tường. Ngày 23 tháng 5 năm 1964, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia quận Long Định thành quận Châu Thành và quận Long Định. Khi đó, xã Điều Hòa trở lại thuộc quận Châu Thành và tỉnh lỵ Mỹ Tho tiếp tục nằm trong địa bàn xã Điều Hòa, quận Châu Thành cho đến năm 1970. Ngoài ra, từ năm 1964 đến năm 1975 quận lỵ quận Châu Thành đặt tại xã Trung An.
Địa bàn xã Điều Hòa khi đó bao gồm 25 ấp trực thuộc: Lạc Hồng, Võ Tánh, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Trương Vĩnh Ký, Thái Lập Thành, Nguyễn Trãi, Phan Văn Trị, Trịnh Hoài Đức, Đinh Bộ Lĩnh, Mỹ Chánh, Phan Thanh Giản, Học Lạc, Đốc Binh Kiều, Nguyễn Huỳnh Đức, Mỹ Phúc, Xóm Dầu, Cộng Hòa, Quyết Tiến, Cộng đồng, Đồng Tiến, Dân Chủ, Võ Thắng, Bình Thành, Bình Tạo.
Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 114/SL-NV cải biến xã Điều Hòa thành thị xã Mỹ Tho, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Định Tường. Ngày 10 tháng 6 năm 1971, chia địa bàn thị xã Mỹ Tho thành 6 khu phố:
Ngày 3 tháng 1 năm 1972, đổi tất cả các đơn vị ấp thành khóm trực thuộc khu phố; đồng thời khóm Bình Thành thuộc Khu phố 6 được chia làm 3 khóm: Bình Thành, Lý Thường Kiệt, Ngô Tùng Châu
Tuy nhiên chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Định Tường và vẫn giữ tên tỉnh cũ là tỉnh Mỹ Tho. Đồng thời, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn duy trì thị xã Mỹ Tho trực thuộc tỉnh Mỹ Tho trong giai đoạn 1956-1967.
Ngày 24 tháng 8 năm 1967, Trung ương cục miền Nam đã chuẩn y tách thị xã Mỹ Tho ra khỏi tỉnh Mỹ Tho, đồng thời nâng thị xã lên thành thành phố Mỹ Tho trực thuộc Khu 8.
Lúc bấy giờ, chính quyền cách mạng chia thành phố Mỹ Tho thành 4 quận, 1 thị trấn, 6 phường và 5 xã:
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho cho đến đầu năm 1976.
Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Long An, tỉnh Bến Tre, tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.
Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh.
Ngày 24 tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho để thành lập tỉnh mới: tỉnh Tiền Giang (trừ huyện Bình Đại nằm phía nam sông Tiền đã nhập vào tỉnh Bến Tre từ trước). Đồng thời, các quận cũ trực thuộc (quận 1, quận 2, quận 3 và quận 4) cũng bị giải thể và các phường xã trực thuộc thành phố do thành phố Mỹ Tho lúc này chuyển thành thành phố cấp huyện trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Thành phố Mỹ Tho đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang cho đến ngày nay.
Năm 1976, thành phố Mỹ Tho được Trung ương công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Thành phố Mỹ Tho khi đó bao gồm 8 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 5 xã vùng ven: Tân Long, Tân Mỹ Chánh, Đạo Thạnh, Mỹ Phong, Trung An.[6].
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 154/2003/NĐ-CP[7] về việc thành lập phường, xã thuộc thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nội dung Nghị định về việc thành lập các phường mới thuộc thành phố Mỹ Tho như sau:
Ngày 7 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 248/2005/QĐ-TTg[8] về việc công nhận thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang là đô thị loại II.
Ngày 26 tháng 9 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP[9] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang như sau:
1. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho: Mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho trên cơ sở điều chỉnh 2.585,77 ha diện tích tự nhiên và 24.440 nhân khẩu của huyện Châu Thành (bao gồm toàn bộ 1.211,64 ha diện tích tự nhiên và 5.505 nhân khẩu của xã Thới Sơn; 329,90 ha diện tích tự nhiên và 4.174 nhân khẩu của xã Long An; 177,69 ha diện tích tự nhiên và 1.754 nhân khẩu của xã Thạnh Phú; 510,01 ha diện tích tự nhiên và 6.177 nhân khẩu của xã Phước Thạnh; 356,53 ha diện tích tự nhiên và 6.830 nhân khẩu của xã Bình Đức) và 709,51 ha diện tích tự nhiên và 6.917 nhân khẩu của huyện Chợ Gạo (bao gồm 502,33 ha diện tích tự nhiên và 4.986 nhân khẩu của xã Lương Hòa Lạc; 207,18 ha diện tích tự nhiên và 1.931 nhân khẩu của xã Song Bình) về thành phố Mỹ Tho quản lý.
Thành phố Mỹ Tho có 8.154,08 ha diện tích tự nhiên và 204.142 nhân khẩu.
2. Điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo.
3. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo:
Thành phố Mỹ Tho sau khi điều chỉnh, mở rộng có diện tích tự nhiên là 8.154,08 ha (tăng 3.295,28 ha), dân số 204.142 người (tăng 94.725 người), 17 đơn vị hành chính phường – xã (tăng 02 đơn vị). Diện tích và dân số tăng thêm để mở rộng TP được điều chỉnh từ một phần của các xã: Long An, Phước Thạnh, Thạnh Phú, Bình Đức và toàn bộ xã Thới Sơn (huyện Châu Thành) và một phần các xã: Song Bình – Lương Hoà Lạc (Chợ Gạo). 17 đơn vị hành chính cấp phường – xã của TP Mỹ Tho khi được điều chỉnh mở rộng bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tân Long và các xã: Phước Thạnh, Trung An, Thới Sơn, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong [10].
Ngày 05 tháng 2 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg[11] về việc công nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Như vậy, tính đến thời điểm này, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I thứ hai của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sau thành phố Cần Thơ, là thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được công nhận đô thị loại I và là đô thị loại I thứ 17 của cả nước.
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1202/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[12] Theo đó:
Thành phố Mỹ Tho có 8 phường và 6 xã.
Thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 36,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 47,5% và nông, ngư nghiệp chiếm 15,6% (số liệu năm 2004), trong đó ngư nghiệp chiếm khoảng 20% với đoàn tàu đánh bắt 400 phương tiện, được trang bị khá hiện đại các thiết bị đánh bắt và phục vụ đánh bắt.
Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1995 đến nay trên 15%; giá trị công nghiệp xây dựng trên địa bàn đến năm 2006 khoảng 1.000 tỷ đồng, thu ngân sách 150 tỷ đồng, đầu tư xây dựng trên 110 tỷ đồng.
Thành phố có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch xanh miệt vườn, sông nước. Số lượng khách tham quan du lịch hàng năm đều tăng (năm 2001: 350.000 khách, năm 2002: 400.000 khách đến tham quan du lịch thành phố Mỹ Tho).
Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông Tiền là một trong hai nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang tính đối ngoại của thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông về Thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ có Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 là những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của thành phố. Trong tương lai không xa sẽ có tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương và tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho.
Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của toàn thành phố là 32.8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 20,881 triệu đồng- mức cao nhất của toàn tỉnh. Nếu như năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt trên 1.598 tỷ đồng (tăng 26,47% so với năm 2005), thì năm 2007 ước đạt trên 2.302 tỷ đồng (cao nhất so với các địa phương trong tỉnh), tăng 41,91% so với năm 2006.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của thành phố tiếp tục có những diễn biến tốt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao 27,03%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 33,53%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 29,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 55,45%, các khu vực kinh tế đều tăng cao so với năm 2007, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khá cao (trên 70%), vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trên 81%.
Thu nhập bình quân đầu người: 1842 USD Tỉ lệ hộ nghèo: 0.3%
Ước tính ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 33,84% trong tổng cơ cấu GDP của thành phố. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 40% giá trị của cả tỉnh.
Ngày nay, toàn thành phố có 1 khu công nghiệp quy mô lớn là Khu Công nghiệp Mỹ Tho (79 ha) và 2 cụm Công nghiệp Tân Mỹ Chánh, Cụm công nghiệp Trung An... đều làm ăn có hiệu quả và luôn có mức tăng trưởng cao so với các KCN ở tỉnh lân cận và đang là nơi thu hút nguồn lao động lớn. Do có vị trí trung tâm, nơi đây còn là đầu mối chính chuyển hàng hoá từ TP. Hồ Chí Minh về toàn vùng đồng bằng và là đầu mối thu hút nhiều nguồn nông sản từ các tỉnh khác về. Dự kiến xây dựng mới cụm công nghiệp xã Mỹ Phong với diện tích 20 ha.[13]
Ngành thương mại – dịch vụ chiếm 57,68% trong tổng cơ cấu GDP của toàn thành phố với tốc độ phát triển nhanh, phân bố rộng khắp trong nội thị. Do đó thành phố được xem là đầu mối dịch vụ hàng đầu của toàn tỉnh. Hệ thống giao dịch, trao đổi hàng hóa phân bố rộng và ngày càng được nâng cao về quy mô lẫn chất lượng. Phía đông nam là Bến Xe Tiền Giang và đông bắc là Cảng Mỹ Tho có công suất 1500 tấn - một cảng quan trọng trong hệ thống cảng của toàn đồng bằng và cả nước, có thể đón tàu có trọng tải lớn và là nơi trung chuyển hàng hóa của vùng.
Hoạt động hội chợ thương mại diễn ra rất sôi nổi, dưới sự quản lý của Trung tâm xúc tiến thương mại (thuộc Sở Công Thương Tiền Giang). Từ năm 2008 đến nay tại thành phố Mỹ Tho trung bình mỗi năm có 5 hội chợ triển lãm. Đặc biệt là hội chợ tổ chức vào dịp tết (mỗi năm một lần).
Trên địa bàn thành phố hiện đã có nhiều ngân hàng chọn nơi đây để mở các chi nhánh và phòng giao dịch của mình như: ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu), Sacombank (Ngân hàng Sài Gòn Thương tín), Vietcombank (Ngân hàng ngoại thương Việt Nam), Vietinbank (Ngân hàng công thương Việt Nam), BIDV (Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam), MB (Ngân hàng quân đội), MHB (Ngân hàng phát triển nhà ĐB Sông Cửu Long), SCB (Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn), Eximbank (Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Vịệt Nam), Ngân hàng Phương Nam, Đông Á Bank (Ngân hàng Đông Á), Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam), ABBank (Ngân hàng An Bình), TP Bank (Ngân hàng Tiên Phong), Kienlong Bank (Ngân hàng Kiên Long), Sea Bank (Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á),... cùng một hệ thống các máy rút tiền tự động (ATM) trên toàn địa bàn thành phố giúp cho việc giao dịch của người dân và du khách rất thuận lợi. Ngoài ra Thành phố Mỹ Tho còn có nhiều chuỗi siêu thị như: Trung tâm thương mại BigC Go Mỹ Tho, siêu thị Coopmart - Mỹ Tho (thuộc hệ thống Sài Gòn Coop), siêu thị điện máy Chợ Lớn liền kề, siêu thị điện máy Nguyễn Kim, siêu thị văn hóa Tiền Giang (siêu thị sách Nguyễn Văn Cừ), siêu thị Vinatex (thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam), siêu thị Baby Mark,siêu thị ViNCOM,... Ngoài ra, hệ thống Trung tâm Thương mại Mỹ Tho quy mô gồm 1 hầm thông và 5 tầng lầu ở vị trí Trung tâm thành phố.
Người Việt chiếm đa số, ngoài ra còn có người Hoa, Chăm, Khmer cùng chung sống.
Thành phố Mỹ Tho có diện tích 81,54 km², dân số ngày 1/4/2019 là 228.109 người,[14] mật độ dân số đạt 2.798 người/km².
Thành phố Mỹ Tho có diện tích 82,24 km², dân số quy đổi tính ngày 31/12/2022 là 256.998 người,[1] mật độ dân số đạt 3.124 người/km².
Mỹ Tho có đặc sản nổi tiếng là Hủ tiếu Mỹ Tho. Khác với Hủ tiếu Nam Vang, nước dùng Hủ tiếu Mỹ Tho được nấu từ tôm và mực khô. Sợi hủ tiếu Mỹ Tho làm từ gạo thơm, dẻo (nổi tiếng là thứ gạo Gò Cát của làng Mỹ Phong), phải dùng trong ngày, do vậy có mùi thơm của gạo, to và trong, trụng nước sôi thì mềm nhưng không bị bở, nhai dai dai, nên gọi là hủ tiếu dai, ăn không có mùi chua. Hủ tiếu Mỹ Tho thường ăn với phụ gia là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tương, rau cải, (sau này còn có thêm cần tây, sườn heo và trứng cút), có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen [15].
Ngoài ra không thể bỏ qua hai món nổi tiếng khác của Mỹ Tho đó là Hủ tiếu sa tế, hủ tiếu bò viên và bún gỏi dà. Đây là những món ăn khoái khẩu của người dân thành phố có hương vị đậm đà, thơm ngon.
Các địa điểm tham quan: Chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Phật Ân, chùa Linh Phước, chùa Phổ Đức, Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho, nhà thờ tin lành Ấp Bắc, nhà thờ Thánh Giuse Lao Công, nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình, nhà thờ Giáo xứ Thánh An Tôn, trại rắn Đồng Tâm, Bảo tàng Tiền Giang, Cù lao Thới Sơn, Giếng Nước, Bến Tắm Ngựa, Bờ Kè Sông Tiền, Quảng Trường Mỹ Tho,...
Mỹ Tho đã và đang phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch theo tour liên kết và du lịch miệt vườn với nhiều chương trình tour đa dạng và mở rộng liên với Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Nhiều khu vui chơi du lịch trung tâm như: chùa Vĩnh Tràng, Trại rắn Đồng Tâm, khu vui chơi tổng hợp và du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long Cù Lao Thới Sơn với các cồn: Cồn Long, cồn Lân, cồn Quy, cồn Phụng hợp thành vùng đất tứ linh vô cùng độc đáo mà du khách không thể không ghé qua. Ngoài ra, du khách còn có thể đón tàu ở bến Lạc Hồng để tham quan các cù lao miền sông nước, ăn trái cây, thăm trại làm mật ong, nghe hát cải lương đặc sắc Nam Bộ, đón tàu cao tốc Greenlines DP ở bến tàu du lịch Tiền Giang để đi Vũng Tàu.
Đường Alexandre De Rhodes nay là đường Nguyễn Tri Phương Đường Gia Long nay là đường 30 tháng 4 Đường Ngô Tùng Châu nay là đường Lê Thị Hồng Gấm Đường Nguyễn Viết Thanh (trước năm 1970 là đường Lý Thường Kiệt) nay là đường Rạch Gầm Đường Lý Thường Kiệt nối dài (trước năm 1960 là đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho cũ) nay là đường Lý Thường Kiệt |
Đường Pasteur (trước năm 1960 là đường Vòng Nhỏ) nay là đường Trần Hưng Đạo Đường Trương Công Định nay là đường Trương Định Đại lộ Ông bà Nguyễn Trung Long (trước năm 1960 là đại lộ Trần Quốc Tuấn) nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa Đường Thái Lập Thành nay là đường Giồng Dứa Đường Nguyễn Tri Phương nay là đường Ấp Bắc |
Đường Châu Văn Tiếp nay là đường Lê Thị Phỉ Đường Lộ Đất nay là đường Dương Khuy Đại lộ Đại tá Trần Hoàng Quân (trước năm 1960 là đường Pasteur) nay là đường Tết Mậu Thân Đường Tạ Thu Thâu nay là đường Nguyễn Văn Nguyễn Đường Lộ Ma nay là đường Thái Sanh Hạnh Đường Trần Quốc Tuấn nay là đường Trần Quốc Toản |
Trước năm 1975, tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho trở thành tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.