Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam From Wikipedia, the free encyclopedia
Nguyễn Chơn (1 tháng 1 năm 1927 – 30 tháng 12 năm 2015) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng, ông từng đảm nhận chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, khóa VII; Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương); Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nguyễn Chơn | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 1987 – 1994 |
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng | Lê Đức Anh (1987–1991) Đoàn Khuê (1991–1997) |
Tiền nhiệm | Đoàn Khuê |
Kế nhiệm | Nguyễn Trọng Xuyên |
Nhiệm kỳ | 1987 – 1994 |
Tổng tham mưu trưởng | Đoàn Khuê (1987–1991) Đào Đình Luyện (1991–1994) |
Nhiệm kỳ | 17 tháng 6 năm 1987 – 18 tháng 9 năm 1992 5 năm, 93 ngày |
Chủ tịch Quốc hội | Lê Quang Đạo |
Đại diện | Quảng Nam – Đà Nẵng |
Tư lệnh Quân khu 5 | |
Nhiệm kỳ | 1985 – 1987 |
Tiền nhiệm | Đoàn Khuê |
Kế nhiệm | Phan Hoan |
Tư lệnh Quân đoàn 2 | |
Nhiệm kỳ | 1979 – 1982 |
Nhiệm kỳ | 24 tháng 6 năm 1976 – 23 tháng 6 năm 1981 4 năm, 364 ngày |
Chủ tịch Quốc hội | Trường Chinh |
Đại diện | Quảng Nam – Đà Nẵng |
Thông tin cá nhân | |
Danh hiệu | Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1970) |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 1 tháng 1, 1927[1] Hòa Thắng, Hòa Vang, Quảng Nam, Liên bang Đông Dương |
Mất | 30 tháng 12, 2015 tuổi) Hà Nội, Việt Nam | (88
Nơi an nghỉ | Nghĩa trang Quân khu 5, Hòa Vang, Đà Nẵng |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Vợ | Trần Thị Lý |
Phục vụ trong quân đội | |
Thuộc | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1946 – 1999 |
Cấp bậc | |
Chỉ huy |
|
Tham chiến |
|
Tặng thưởng | Huân chương Độc lập hạng Nhất Huân chương Chiến thắng hạng Nhì Huân chương Kháng chiến hạng Nhất Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba Huy chương Quân kỳ quyết thắng |
Nguyễn Chơn sinh vào ngày 1 tháng 1 năm 1927 trong một gia đình bần nông ở xã Hòa Minh, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay Hòa Vang thuộc Đà Nẵng). Sau Cách mạng Tháng Tám, ông là đoàn viên thanh niên xã và nhập ngũ vào ngày 15 tháng 2 năm 1946. Sau khi nhập ngũ, ông trở thành chiến sĩ của Tiểu đoàn 19 tỉnh Quảng Nam, tham gia chiến đấu chống thực dân Pháp ở chiến trường miền Trung Nam Bộ (Khu 5). Tháng 11 năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.[2]
Tháng 7 năm 1954, Nguyễn Chơn tập kết ra Bắc theo hiệp định Giơ-ne-vơ, học tại Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam khóa 10. Tại đây, ông được chọn tham gia duyệt binh và được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau gần 5 năm học tập, tháng 1 năm 1959, Nguyễn Chơn cùng 29 cán bộ trở về chiến trường miền Nam. Về tới Khu 5, Nguyễn Chơn và các cán bộ chủ chốt được giao nhiệm vụ xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang của tỉnh Quảng Nam.[2]
Tháng 4 năm 1959 đến tháng 1 năm 1965, ông là cán bộ tham mưu, Trung đoàn 1 (Trung đoàn Ba Gia), Khu 5. Giai đoạn 1965–1970, ông giữ các chức vụ Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 9; Trung đoàn phó – Tham mưu trưởng, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2; Tham mưu phó, Tham mưu trưởng, rồi Phó tư lệnh Sư đoàn 2, Khu 5. Đến tháng 8 cùng năm, ông được cử ra miền Bắc và được điều trở lại chiến trường khu 5 vào tháng 10. Giai đoạn 1970–1976, ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 2, Sư đoàn 711, Khu 5.[2]
Năm 1970, Nguyễn Chơn trở thành Sư đoàn trưởng của Sư đoàn 2, được lệnh tiêu diệt và chặn đứng cuộc hành quân của Sư đoàn American của Mỹ. Trận này, ông đã dùng chiến thuật “nghi binh nhử địch, phục kích theo thế chân vạc”, khiến quân địch hao tổn lực lượng hết sức nặng nề. Vì thành tích này nên cùng năm, Nguyễn Chơn được tuyên dương và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[3] Đầu năm 1971, ông chỉ huy Sư đoàn 2 tham gia Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào giành thắng lợi lớn, rồi được lệnh quay vào giải phóng cao nguyên Bô-lô-ven của Lào.[4] Đầu năm 1972, Sư đoàn 2 được lệnh trở vào Tây Nguyên tham gia Chiến dịch Đắc Tô – Tân Cảnh. Sư đoàn 2 đã tiến công, đánh chiếm và làm chủ quận lỵ Đắc Tô.[5] Trong cuộc Tổng tiến công năm 1975, Sư đoàn 2 do Nguyễn Chơn chỉ huy đã tiến công giải phóng thị xã Tam Kỳ, sau đó cùng lực lượng vũ trang Quân khu 5 tiến công giải phóng thành phố Đà Nẵng.[6][7]
Trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất cả nước năm 1976 (khóa VI), Nguyễn Chơn được bầu làm đại biểu Quốc hội.[8] Đầu năm 1977, ông được cử ra Hà Nội học văn hóa và chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay), khi trở về, ông giữ chức Phó tư lệnh Quân đoàn 2.[7] Đến tháng 12 cùng năm, ông trở thành Tư lệnh Quân đoàn 2. Năm 1982, ông được cử đi học tại Học viện quân sự Vôrôsilôp Liên Xô, khi về nước, ông giữ chức Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 5. Năm 1984, ông giữ chức Quyền Tư lệnh Quân khu 5 rồi Tư lệnh Quân khu 5, Phó bí thư Đảng ủy quân khu. Năm 1987, ông giữ chức Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.[2]
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) và lần thứ VII (tháng 6 năm 1991), Nguyễn Chơn được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; ông tiếp tục là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII (1987–1992). Năm 1999, ông nghỉ hưu và trở về thành phố Đà Nẵng sinh sống. Ngày 30 tháng 12 năm 2015, ông qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, thọ 88 tuổi.[9] Tang lễ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, Hà Nội, sau đó thi hài được đưa về Nhà tang lễ Viện Quân y 17 và an táng tại Nghĩa trang Quân khu 5, Đà Nẵng.[10][11]
Nguyễn Chơn kết hôn với nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Thị Lý (1943–2000), người Quảng Bình. Đám cưới của hai người được tổ chức vào năm 1977 do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Chí Công làm chủ hôn.[12] Ông Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thay mặt đem quà của Bác gồm hai chiếc đồng hồ Poljot và vài mét vải để tặng hai người trong lễ cưới.[8] Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi tặng 1 chai rượu và 2 cây bút máy.[12] Hai ông bà sinh được 2 người con gái.
“ | Dựa vào dân là chiến thắng.[4] | ” |
“ | Chỉ có tiến, không có lùi![4] | ” |
“ | Dân chủ quân sự, trí tuệ của tập thể nhất thiết phải thể hiện qua phương án, cách đánh trên sa bàn, bản đồ; từ cán bộ mới đề bạt đến tân binh vừa bổ sung đều nắm vững các tình huống diễn tập, huấn luyện thì mới quyết định thắng lợi. Thao trường có đổ mồ hôi, chiến trường mới bớt đổ máu.[4] | ” |
“ | 1 diệt, 4 cắt.[4] | ” |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.