Quân đội nhân dân là một nhật báo trực thuộc Tổng cục Chính trị đại diện cho tiếng nói của Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam, đây cũng là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.[1] Ấn phẩm ra mắt số báo in đầu tiên vào ngày 20 tháng 10 năm 1950 tại thôn Khau Diều, xã Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.[2]
Loại hình | Báo in, Báo điện tử |
---|---|
Hình thức | Báo giấy, báo trực tuyến |
Tình trạng | Đang hoạt động |
Chủ sở hữu | Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng |
Thành lập | 20 tháng 10 năm 1950 |
Giấy phép | Giấy phép số 259/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 12/05/2021 |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Hán, Tiếng Lào, Tiếng Campuchia |
Trụ sở | Số 7 Đường Phan Đình Phùng, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội |
Quốc gia | Việt Nam |
Website | www |
Lịch sử
Vào ngày 15 tháng 2 năm 1947, Quân ủy Trung ương đã triệu tập Hội nghị Chính trị viên toàn quân lần thứ nhất. Võ Nguyên Giáp – Bí thư Quân ủy và Văn Tiến Dũng – Cục trưởng Cục Chính trị Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ chủ trì.[3] Tại đây hội nghị đã đi đến quyết định xuất bản báo Vệ Quốc quân.[4] Đến tháng 7 năm 1950, hai ấn phẩm truyền thông tin tức Quân du kích và Vệ Quốc quân hợp nhất lại để thành lập nên một tờ báo mới, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên là báo Quân đội nhân dân,[5] ra đời ngay trong thời điểm cuộc Chiến tranh Đông Dương đang tiến đến giai đoạn cao trào.[6]
Ngày 20 tháng 12 năm 2002, ấn phẩm báo điện tử chính thức được hòa mạng Internet,[7] đồng thời ra mắt các phiên bản ngoại ngữ qua từng giai đoạn như Tiếng Anh (2006), Tiếng Hán (2012), Tiếng Lào và Tiếng Khmer (2017).[8] Tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2021, Quân đội nhân dân nằm ở vị trí thứ 34 (hoặc 33 trong ngày 16/10) trên bảng xếp hạng 50 website hàng đầu có lượng truy cập nhiều nhất tại Việt Nam do công ty Alexa của tập toàn Amazon Hoa Kỳ công bố kết quả thống kê.[9][10][11]
Ban lãnh đạo
Giai đoạn | Tổng biên tập | Ct. |
---|---|---|
1953 – 1956 | Hoàng Xuân Tùy | [12] |
1963 – 1967 | Lê Quang Hòa | [13] |
1974 – 1978 | Nguyễn Đình Ước | [14] |
1978 – 1988 | Trần Công Mân | [15] |
1988 – 1997 | Phan Khắc Hải | [16] |
1997 – 2008 | Nguyễn Quang Thống | [17] |
2008 – 2014 | Lê Phúc Nguyên | [18] |
2014 – 2020 | Phạm Văn Huấn | [19] |
2020 – nay | Đoàn Xuân Bộ | [20] |
Danh hiệu
Quốc gia | Năm | Giải thưởng | Ct. |
---|---|---|---|
Việt Nam | 1956 | Huân chương Quân công hạng Ba | [21] [22] [23] |
1961 | Huân chương Chiến công hạng Nhất | ||
1963 | Huân chương Lao động hạng Nhì | ||
1984 | Huân chương Quân công hạng Nhất | ||
1990 | Huân chương Hồ Chí Minh | [24] | |
2000 | Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân | [25] | |
2006 | Huân chương Sao Vàng | [26] | |
2010 | Anh hùng Lao động | [27] | |
2020 | Huân chương Độc lập hạng Ba | [28] | |
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikiwand in your browser!
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.