From Wikipedia, the free encyclopedia
Nga Mi là một môn phái võ thuật Trung Hoa ra đời tại núi Nga Mi và được truyền bá rộng rãi ở Tứ Xuyên. Nga Mi phái là môn phái do nữ giới sáng lập.
Núi Nga Mi, cao 3.099 m, là một trong bốn ngọn núi danh thắng được gọi là Tứ đại Phật giáo danh sơn ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Đây cũng chính là ngọn núi xuất phát lịch sử võ thuật của một môn phái võ đã đi vào huyền thoại lịch sử võ thuật Trung Hoa mà cho đến nay không còn ai nghe thấy sự tồn tại của nó có hay không, hay chỉ là những lời đồn thổi vô căn cứ huyền hoặc và chỉ tồn tại trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, đó là võ phái Nga Mi, còn gọi là Nga Mi quyền hay Nga Mi công phu hay Nga Mi võ phái.
Theo các tài liệu văn bản được viết bằng tiếng Anh bởi người Trung Hoa [1][2], võ phái Nga Mi có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, Hà Nam do các sư tăng của Thiếu Lâm đến núi Nga Mi hoằng dương Phật pháp vào khoảng từ triều nhà Đường và phát triển mạnh từ thời nhà Nguyên đến thời nhà Minh.
Cho đến nay nguồn gốc của Nga Mi võ phái vẫn chưa có ai biết được sư tổ sáng lập ra môn võ này là ai, có lẽ đây là môn phái có nhiều người sáng tạo trải qua nhiều thế hệ do tính chất phong phú đa dạng và không nhất quán về đường lối kỹ pháp của nó nhất trong các phái võ miền Bắc Trung Hoa.
Theo tài liệu của Giáo sư Vũ Đức ghi rằng:
Do kỹ pháp của Nga Mi chịu ảnh hưởng nhiều của lối luyện công Thiền đạo của Phật giáo nhiều hơn Phép đạo dẫn của Đạo gia nên võ phái Nga Mi được xem như là một chi phái trong hệ phái Thiếu Lâm và có một tên gọi khác nữa là Thiếu Lâm Nga Mi (Shaolin Emei).
Theo sách Ngô Việt Xuân Thu, viết bởi Triệu Diệp, đời Đông Hán, và theo các tài liệu ở Lạc Sơn và núi Nga Mi, phái Nga Mi đã bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Tần. Tổ sư sáng lập tên thật là Tư Đồ Bạch, tự là Y Tam, lên núi Nga Mi để tu Đạo giáo, tu tiên và lấy pháp danh là Huyền Không, hiệu là Động Linh Tử. Sau nhiều năm liền quan sát loài vượn trắng trên núi này, ông sáng tạo ra 1 pho võ công gọi là Bạch Viên thông tí quyền, hay đời sau gọi là Nga Mi thông tí quyền, và 1 pho kiếm pháp gọi là Bạch Viên kiếm pháp. Ông hay mặc áo trắng, tập võ vượn nên được gọi là Bạch Viên công (ông già vượn trắng), đệ tử Nga Mi sau này hay gọi là Bạch Viên tổ sư.
Sự tồn tại của Nga Mi Võ Phái đã được nhà văn Kim Dung tiểu thuyết hóa trong bộ tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký, cho rằng võ lâm Trung Hoa có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi độc lập với nhau về mặt kỹ pháp và luyện công và sư tổ sáng lập ra Nga Mi võ phái là Quách Tương, con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung.
Các chưởng môn trong tiểu thuyết Kim Dung:
Theo các tài liệu tiếng Anh của người Trung Hoa viết và một số tài liệu được cho là của Giáo sư Vũ Đức thì Nga Mi Võ Phái có 5 lưu phái và 8 bộ môn quyền thuật [3].
5 lưu phái của Nga Mi:
Về hệ thống quyền thuật thì có 8 bộ môn quyền thuật - còn gọi là "Bát Diệp"
Tài liệu của Giáo sư Vũ Đức có chú giải thêm như sau:
"... Theo như ghi chép trong "Nga Mi quyền phổ" thời Thanh thì quyền thuật Nga Mi là:
"Ngũ mai" ở đây là chỉ 5 đại chi phái của Nga Mi... "Bát diệp" là nói đến tám loại quyền thuật của Nga Mi..."
Quyền pháp Nga Mi rất phong phú do có sự tích hợp các loại quyền thuật của Thiếu Lâm và Võ Đang Phái nên có đầy đủ các loại tượng Ngũ hình quyền như Long Rồng, Xà quyền Rắn, Hổ hình quyền Hổ, Báo, Hạc, Phụng, Quy, Đường Lang Bọ ngựa, Hầu Khỉ... và Bát Quái Chưởng, Hình Ý Quyền.
Trong hệ quyền Nga Mi có các thế tấn (bộ hình) chủ yếu như: hư bộ giống như chảo mã tấn của Thiếu Lâm, trường sơn bộ (thác bộ) như cung bộ (còn gọi là đinh tấn) của Thiếu Lâm.
Bộ pháp di chuyển chủ yếu có: xà hình bộ (chi tự bộ) di chuyển như rắn bò hình chữ chi tiến về phía trước y hệt như thế tấn tam giác bộ của Bạch Mi Quyền do Bạch Mi đạo nhân thời nhà Thanh sau này sáng tác; tiễn bộ (tiễn là cắt hay (nhảy) bắn về phía trước hoặc phía sau) tức hoàn khiêu bộ (nhảy đổi); thỏ tử bộ (bước thỏ) như sau: chân trước bước lên trước, chân sau bước lên một bước thống nhất (chụm hai chân vào cùng một vị trí), chân trước lại lên trước một bước, tức là loại bộ pháp ba bước như trên liền nhau; thoa bộ (bước thoi đưa) di chuyển tới lui liên tiếp; lưỡng tính bộ (bước hai chân ngang nhau) tiến về phía trước hay phía ngang hông; v.v…
Thân pháp yêu cầu lên xuống như làn sóng giống nguyên lý "phù trầm thôn thổ" (hụp xuống trồi lên khi di chuyển tới lui) của Bạch Mi Quyền, uyển chuyển luồn lách như rắn bò, có thôn, thổ, phù, trầm, đằng, thiểm, toản v.v… (nghĩa là có nuốt, nhả, nổi, chìm, lăng, né, chọc v.v…) thể hiện đặc điểm "quyền rắn luyện nhu" có đầy đủ yếu tố nhanh chậm cương nhu.
Trong Đấu pháp thì Phép đánh có điểm, bàn, quan, đề (điểm, xoay, đóng, nâng) y hệt nguyên lý vận động của Thiếu Lâm như nâng, đè, kéo, đẩy, chấn, điểm, cản (bế), phức (phóng).
Đặc trưng quyền pháp là động tác nhỏ biến hóa lớn, lấy nhu khắc cương (dĩ nhu chế cương), mượn sức dùng sức (của địch) như nguyên lý "dẫn tiến lạc không" (đưa kẻ địch vào chỗ hư không) của Thiếu Lâm và nguyên lý "không vận sức mới vận sức tận lực" và "dụng ý bất dụng lực" của Vịnh Xuân Quyền, hay như nguyên lý "tứ lượng bát thiên cân" (bốn lạng đỡ ngàn cân) của Thái cực quyền. Khi công thủ thì lấy cánh tay lăn áp tới sau quyền, thuận thế trước công vào, mượn sức phản kích phản công địch trên cùng trung tâm tuyến, xông thẳng và leo vào trực diện trên đường thẳng tấn công của đối phương. Đòn đánh gây tử vong có phép điểm huyệt, phép cầm nã bẻ tay chân đối phương, …
Về phong cách quyền pháp thể hiện có tính nghiêm ngặt, chặt chẽ của Thiếu Lâm và tính khoáng đạt của Thái cực quyền và Võ Đang Phái, nghĩa là có tính nghiêm trang của Phật gia và phong thái ung dung tự tại của Đạo gia. Thế quyền vận động rất bay bổng như Trường Quyền của Bắc Thiếu Lâm trông rất mỹ cảm và lả lướt, ngoạn mục. Phong thái đa dạng biến ảo hư hư thực thực cho nên các môn đồ của Nga Mi Quyền có danh tiếng là lai vô ảnh, khứ vô hình (đến thì không có hình thù nhân dạng, đi cũng không để lại dấu vết), mờ mờ ảo ảo, đi mây về gió, không biết rõ là môn quyền của tông phái nào, đặc trưng của môn phái nào cũng có đầy đủ cả.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.