From Wikipedia, the free encyclopedia
Hệ thống kiểm duyệt và phân loại phim điện ảnh có vai trò kiểm duyệt, chỉnh sửa và sắp xếp các phim điện ảnh sao cho phù hợp từng đối tượng khán giả dựa trên những yếu tố như nội dung, hình ảnh tình dục, khỏa thân, kinh dị, bạo lực, ngôn từ tục tĩu, sử dụng chất gây nghiện và một số nội dung gây tranh cãi khác như chính trị, tôn giáo, lịch sử...
Có nhiều mức phân loại phim tùy theo từng quốc gia. Mức cao nhất là "cấm trình chiếu" đối với những phim có nội dung, hình ảnh vi phạm pháp luật. Đối với những phim được trình chiếu, mức phân loại độ tuổi cao nhất thường là "cấm người xem dưới 18 tuổi" (vì 18 tuổi là độ tuổi trưởng thành theo pháp luật đa số các nước)
Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA) là hiệp hội tại Hoa Kỳ đại diện cho năm hãng phim lớn của Hoa Kỳ, cũng như dịch vụ phát trực tuyến video Netflix.[1][2] MPA cũng xếp hạng các đoạn trailer giới thiệu phim, quảng cáo trên báo in, áp phích và các phương tiện truyền thông khác được sử dụng để quảng bá phim. Hệ thống phân loại phim ảnh hiện hành của Mỹ do MPA tiến hành bao gồm:[3]
Nội dung phân loại | |
---|---|
| |
| |
| |
| |
|
Not Rated (): Khi một bộ phim lưu hành mà chưa được phân loại, nó sẽ phải mang nhãn NR (Not Rated/Chưa phân loại). "NR" không phải là một nhãn thuộc hệ thống phân loại của MPAA. Vì hệ thống phân loại của MPAA rất uy tín và người xem, người mua phim rất tin tưởng nên các bộ phim chưa phân loại theo hệ thống của MPAA, nhưng dự tính sẽ phân loại theo hệ thống này thường quảng cáo bằng câu: "This Film is Not Yet Rated" hoặc thường xuyên hơn cả là "Rating Pending" (đang phân loại).
Unrated (): là phim chưa được kiểm duyệt, chỉ phát hành ở dạng video-DVD home chứ không chiếu rạp vì phim chiếu rạp thì phải trải qua kiểm duyệt (rated).
Các phương tiện truyền thông khác, ví dụ như các chương trình truyền hình, video ca nhạc và trò chơi điện tử, được xếp hạng bởi các tổ chức khác, như Nguyên tắc dành cho phụ huynh về TV, RIAA và ESRB tương ứng[6].
Ngoài hệ thống phân loại phim của MPAA, Mỹ còn có hệ thống kiểm duyệt phim thuộc chính quyền ở các tiểu bang. Các hệ thống này có quyền yêu cầu chỉnh sửa phim phát hành trong phạm vi tiểu bang của mình.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, các bộ phim đã bị cấm trình chiếu ở Mỹ do vi phạm pháp luật. Ví dụ như năm 2008, bộ phim "Hillary: The Movie", một bộ phim tài liệu chính trị về ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton, đã bị cấm trình chiếu trong một thời gian bởi Ủy ban bầu cử liên bang do họ coi đây là một "sản phẩm truyền thông vận động bầu cử" của một ứng cử viên Tổng thống, điều này vi phạm Đạo luật vận động tranh cử năm 2002[7]
Phân loại phim ở Hàn Quốc gồm các mức:[8][9]
Những bộ phim mọi lứa tuổi đều xem được |
Những bộ phim trên 12 tuổi có thể xem được |
Ngững người từ 15 tuổi trở lên có thể xem phim |
Phim không dành cho thanh thiếu niên | Phim cấm chiếu Yêu cầu một số hạn chế nhất định trong việc chiếu, quảng cáo và tuyên truyền |
Sản phẩm video được luật định nghĩa là 'tác phẩm trong đó hình ảnh liên tục được chứa trong phương tiện kỹ thuật số hoặc thiết bị như băng hoặc đĩa, được tái tạo bằng thiết bị cơ, điện, điện tử hoặc truyền thông và được sản xuất sao cho có thể được xem hoặc nghe thấy'. Có 4 mức phân loại.
Các chương trình được phát sóng từ tất cả các công ty phát sóng ở Hàn Quốc dựa trên xếp hạng sau do Ủy ban tiêu chuẩn truyền thông Hàn Quốc quy định theo Đạo luật phát sóng hiện hành và nhà điều hành kinh doanh phát sóng tự cân nhắc trước khi sản xuất vì lý do xếp hạng và phân loại (chủ đề, bạo lực, giật gân, ngôn ngữ sử dụng, nguy cơ trẻ nhỏ bắt chước). Đây cũng là một hệ thống bắt buộc.
Ngoài ra, do lịch sử từng bị Nhật Bản đô hộ nên người Hàn Quốc có tâm lý bài Nhật rất mạnh, và chính phủ Hàn Quốc kiểm duyệt rất khắt khe các bộ phim, video ca nhạc của Nhật Bản. Kiểm duyệt truyền thông Nhật Bản tại Hàn Quốc gồm các đạo luật do chính phủ Hàn Quốc tạo ra để ngăn chặn việc nhập khẩu và phân phối truyền thông từ Nhật Bản. Tính đến năm 2018, Hàn Quốc vẫn còn một số luật hạn chế phát sóng phim ảnh Nhật Bản. Phim truyền hình Nhật Bản và âm nhạc Nhật Bản vẫn bị cấm phát sóng trên truyền hình mặt đất tại Hàn Quốc.[10] Năm 2014, bài hát tiếng Hàn Uh-ee của ban nhạc Hàn Quốc Crayon Pop bị KBS cấm phát sóng vì có từ tiếng Nhật pikapika trong lời bài hát.[11] Năm 2018, nhóm nhạc nữ IZ*ONE có các bài hát tiếng Nhật đã không được phép phát sóng trên truyền hình mặt đất vì nội dung quá đậm tính Nhật Bản. Fuji News Network nhận xét "sự ghê tởm đối với văn hóa Nhật Bản (tại Hàn Quốc) vẫn còn rất mạnh mẽ".
Mục 4 của Đạo luật video ghi hình năm 1984 yêu cầu các video được bán ở Anh phải được chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền[12] và BBFC (Hội đồng phân loại phim của Anh) trở thành cơ quan Chính phủ được chỉ định vào năm 1985.[13]
Các mức độ phân loại:
Từ năm 1985 đến năm 2018, BBFC đã duy trì lệnh cấm với 39 bộ phim có những nội dung được xem là vi phạm pháp luật và đạo đức. Ngoài ra, BBFC đã yêu cầu chỉnh sửa, cắt bỏ với rất nhiều bộ phim khác. Ví dụ như năm 1999, bộ phim chiến tranh The Dam Busters (1955) đã bị kiểm duyệt, tất cả các cảnh phim gọi đến tên của một con chó là "Nigger" đã bị xóa (do "Nigger" là từ miệt thị người da đen). Hoặc bộ phim Black Friday (2004) chỉ được cấp phép phát hành tại Vương quốc Anh sau khi 17 giây cảnh chọi gà trong phim bị xóa, bởi luật pháp Anh không cho phép trình chiếu bất kỳ cảnh phim nào có nội dung ngược đãi động vật[14]
Tại Ấn Độ, mọi bộ phim chiếu rạp và phim truyền hình đều phải được kiểm duyệt bởi Ủy ban Chứng nhận Phim Trung ương (CBFC), cơ quan kiểm duyệt và phân loại theo luật định trực thuộc Bộ Thông tin và Phát thanh của Chính phủ Ấn Độ. Các bộ phim có nội dung, hình ảnh xâm phạm đạo đức truyền thống của Ấn Độ sẽ được cơ quan này yêu cầu chỉnh sửa, thậm chí là bị cấm trình chiếu. CBFC được coi là một trong những cơ quan kiểm duyệt mạnh mẽ nhất trên thế giới do cách thức hoạt động và thẩm quyền nghiêm ngặt của nó.
Phân loại phim ở Phillipines gồm các mức:[15]
Phân loại phim ở Hồng Kông gồm các mức:
Trong 4 phân cấp, cấp I, IIA và IIB chỉ là một sự khuyến cáo và không đưa ra hình phạt. Riêng phim cấp III được quản lý chặt chẽ, người xem phim cũng như người bán vé sẽ bị xử lý theo pháp luật nếu cho phép người dưới 18 tuổi vào rạp. Các cửa hàng băng đĩa cũng sẽ bị phạt nếu bán phim cấp III cho người dưới 18 tuổi.
Viện Phim ảnh và Nghệ thuật Nghe nhìn (Instituto de Cine y Artes Audiovisuales, INCAA) thông qua Hội đồng Tư vấn Biểu diễn Điện ảnh (Comisión Asesora de Exhibición Cinematográfica) đã sử dụng hệ thống phân loại dưới đây:
Phòng Phân loại Phim và Văn học (Office of Film and Literature Classification, OFLC) là tổ chức do chính phủ Úc tài trợ có vai trò phân loại tất cả các phim phát hành trước công chúng. Nay nó được đổi tên là Ủy ban Phân loại phim Úc (ACB), nó hoạt động theo Đạo luật Phân loại Liên bang năm 1995 và là cơ quan chuyên trách thực hiện kiểm duyệt phim trong nước Úc.
Ủy ban phân loại chủ yếu bao gồm các thành viên tự do. Trên nhãn của OFLC thường có dòng chữ "Informing your Choices" (Thông báo lựa chọn của bạn) và sẽ có những biểu tượng viền màu cho mỗi mức phân loại. Nó sẽ đi kèm những khuyến cáo cho người tiêu dùng như nhẹ, trung bình, mạnh hay mức độ cao các yếu tố ngôn ngữ thô tục, khỏa thân, tình dục, chủ đề... Các phim loại MA15+, R18+ và X18+ là sẽ bị giới hạn người xem theo pháp lý.
Loại E được sử dụng cho những phim không cần phải phân loại, như phim tài liệu giáo dục. Tuy nhiên những phim tài liệu hay hòa nhạc nếu mà vượt quá ngưỡng loại PG thì cũng sẽ được đưa ra để xếp loại. Những bậc phân loại là:
Từ năm 1976 đến ngày 1 tháng 5 năm 1998, có ba loại xếp hạng:
Vào ngày 1 tháng 5 năm 1998, bốn hạng mục xếp hạng mới đã được giới thiệu:[16] R15 và R18 là các danh mục bị hạn chế và không được phép bán vé, cho thuê, bán, triển lãm DVD hoặc phát hành hình ảnh chuyển động cho một người chưa đủ tuổi. Vi phạm như vậy là một hành vi phạm tội hình sự với mức xử phạt nghiêm ngặt.
Biểu tượng | Mô tả |
---|---|
G: General Audiences. Mọi lứa tuổi được cho phép. | |
Xếp hạng R15 + và R18 + bị giới hạn độ tuổi bán vé. Tất cả các rạp chiếu phim đều được yêu cầu về mặt pháp lý là phải kiểm tra tuổi của tất cả khách hàng muốn xem phim được xếp hạng R15 + hoặc R18+. Cho phép những người chưa đủ tuổi vào xem những bộ phim như vậy được coi là một tội hình sự và có thể bị trừng phạt bằng tiền phạt/phạt tù.[cần dẫn nguồn] | |
R15+ (R-15): Chỉ giới hạn cho thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên. Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 15 tuổi bị cấm xem phim. | |
R18+ (R-18): Chỉ giới hạn cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi bị cấm xem phim. | |
Banned: Cấm trình chiếu. Ví dụ như 1 tập phim hoạt hình Gia đình Simpson là "Thirty Minutes Over Tokyo (1999)" đã bị cấm chiếu ở Nhật vì có những chi tiết châm biếm đất nước Nhật Bản. |
Mức cao nhất là cấm trình chiếu. Vào ngày 9 tháng 8 năm 2011, Cơ quan Tư pháp Liên bang đã ra lệnh cấm trình chiếu "A Serbian Film", một bộ phim kinh dị năm 2010 của Serbia, vì bộ phim này có những cảnh bạo lực quá mức, và những chi tiết "xúc phạm chính phủ Brazil"[17] (ngoài ra phim này cũng bị cấm chiếu ở Tây Ban Nha, Đức, Australia, New Zealand, Malaysia, Singapore và Na Uy, hàng chục nước khác thì chỉ cho phép chiếu sau khi đã cắt bỏ nhiều cảnh phim)
Nội dung bộ phim phải được 37 thành viên của Hội đồng duyệt phim quốc gia thông qua. Họ gồm các quan chức, viện sĩ, biên tập tạp chí điện ảnh và đạo diễn, cùng ngồi lại xem xét các chi tiết hình ảnh, lời thoại liên quan đến tình dục, bạo lực và yếu tố chính trị của bộ phim. Phim điện ảnh muốn phát hành ở thị trường điện ảnh Trung Quốc đều phải trải qua khâu kiểm duyệt rất khắt khe, từ quy định hạn chế số lượng phim nước ngoài tối đa được thông qua trong một năm (không quá 34 phim chiếu rạp/năm), cho tới kiểm soát chặt chẽ nội dung.[18]
Đầu năm 2017, Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng hệ thống phân loại phim mới với các quy định chi tiết hơn, gồm 4 cấp:[19]
Mức cao nhất là cấm trình chiếu, áp dụng với những phim có quá nhiều nội dung, cảnh quay vi phạm pháp luật Việt Nam mà không thế sửa chữa được.
Ngoài ra, vào 5/2023, đã bổ sung 1 hệ thống phân loại phim mới có tên là "K", tức là phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha mẹ hoặc người giám hộ.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.