Giải đua ô tô Công thức 1 From Wikipedia, the free encyclopedia
Giải đua ô tô Công thức 1 Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Gran Premio de España, tiếng Catalunya: Gran Premi d'Espanya) là một chặng đua Công thức 1 hiện được tổ chức tại trường đua Barcelona-Catalunya. Chặng đua này là một trong những chặng đua lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn được tổ chức và tranh tài.
Trường đua Barcelona-Catalunya (2023) | |
Thông tin | |
---|---|
Số lần tổ chức | 65 |
Lần đầu | 1913 |
Thắng nhiều nhất (tay đua) | Michael Schumacher (6) Lewis Hamilton (6) |
Thắng nhiều nhất (đội đua) | Ferrari (12) |
Chiều dài đường đua | 4,657 km |
Chiều dài cuộc đua | 307,236 km |
Số vòng | 66 |
Chặng đua gần đây nhất (2024) | |
Vị trí pole | |
| |
Bục trao giải | |
| |
Vòng đua nhanh nhất | |
|
Chặng đua có một khởi đầu khiêm tốn vì là một cuộc đua ô tô sản xuất. Bị gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới thứ nhất, chặng đua này đã phải đợi một thập kỷ cho đến phiên bản thứ hai trở thành một chặng đua chính trong lịch đua của các chặng đua châu Âu. Năm 1927, nó là một phần của giải vô địch các nhà sản xuất ô tô thế giới. Vào năm 1935, chặng đua này đã được thăng hạng lên giải vô địch đua xe châu Âu vào năm 1935 trước khi Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc môn đua xe. Chặng đua này đã được hồi sinh thành công vào năm 1967 và là một phần thường xuyên của Công thức 1 kể từ năm 1968 (ngoại trừ 1982-1985) tại nhiều địa điểm khác nhau.
Giải đua ô tô Công thức 1 Tây Ban Nha sẽ diễn ra tại trường đua Barcelona-Catalunya cho đến năm 2026.
Giải đua ô tô Công thức 1 Tây Ban Nha được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1913. Sự kiện này được tổ chức trên quãng đường dài 300 km tại Guadarrama, gần Madrid, trên đường tới Valladolid với tư cách là cuộc đua dành cho xe du lịch thay vì theo thể thức Grand Prix thời đó[1]. Nó được đặt tên chính thức là RACE Grand Prix theo tên của Câu lạc bộ Ô tô Hoàng gia Tây Ban Nha[2]. Carlos de Salamanca với Rolls-Royce là tay đua chiến thắng cuộc đua này.
Trước đó, các sự kiện đua xe ô tô đã diễn ra ở Tây Ban Nha — đáng chú ý nhất trong số đó là Cúp Catalan được tổ chức hàng năm từ 1908 đến 1910 trên các con đường quanh Sitges, gần Barcelona. Giosuè Giuppone với chiếc xe Lion-Peugeot giành chiến thắng vào cuộc đua năm 1908 và Jules Goux, cũng lái chiếc Lion-Peugeot, giành chiến thắng vào cuộc đua của những năm 1909 và 1910[3]. Những cuộc đua này đã thiết lập một truyền thống đua xe phát triển mạnh mẽ ở Tây Ban Nha cho đến ngày nay. Sự nhiệt tình dành cho môn đua xe đã dẫn đến kế hoạch xây dựng một trường đua cố định tại Sitges với hình dạng bầu dục dài 2 km với tên gọi Sitges-Terramar. Trường đua này là địa điểm của cuộc đua đầu tiên chính thức với danh hiệu giải đua ô tô Grand Prix Tây Ban Nha vào năm 1923.
Sau chặng đua đầu tiên tại trường đua Sitges-Terramar, trường đua này rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và do vậy ban tổ chức phải tìm địa điểm tổ chức khác. Năm 1926, giải đua ô tô Grand Prix Tây Ban Nha chuyển đến trường đua Lasarte dài 17,749 km ở khu vực bờ biển phía bắc gần Bilbao, quê hương của Grand Prix Tây Ban Nha trong những năm 1920, giải đua ô tô Grand Prix San Sebastián. Giải đua này là một phần của giải vô địch các nhà sản xuất thế giới AIACR 1927 nhưng chặng đua này vẫn chưa được thành lập. Vào năm 1930, giải đua ô tô Grand Prix Tây Ban Nha, dự kiến diễn ra vào ngày 27 tháng 7, đã bị hủy bỏ do tình hình kinh tế tồi tệ sau sự sụp đổ thị trường chứng khoán ở Phố Wall vào tháng 10 năm 1929. Vào những năm 1931 và 1932, giải đua ô tô Grand Prix Tây Ban Nha cũng bị hủy bỏ do các vấn đề chính trị và tình hình kinh tế khó khăn. Vào năm 1933, giải đua ô tô Grand Prix Tây Ban Nha đã được hồi sinh tại Lasarte với sự hậu thuẫn của chính phủ. Sau cuộc đua năm 1935, Tây Ban Nha rơi vào nội chiến và sự kiện đua xe này không thể tổ chức được. Năm 1946, giải đua ô tô Grand Prix Tây Ban Nha với tên gọi Penya Rhin Grand Prix chính thức được tổ chức trở lại tại trường đua Pedralbes ở Barcelona.
Năm | Tay đua | Đội đua | Địa điểm | Chi tiết |
---|---|---|---|---|
1913† | Carlos de Salamanca | Rolls-Royce | Guadarrama | Chi tiết * |
1914
– 1922 |
Không tổ chức | |||
1923 | Albert Divo | Sunbeam | Sitges-Terramar | Chi tiết |
1924
– 1925 |
Không tổ chức | |||
1926 | Bartolomeo Costantini | Bugatti | Lasarte | Chi tiết |
1927 | Robert Benoist | Delage | Lasarte | Chi tiết |
1928 | Louis Chiron | Bugatti | Lasarte | Chi tiết * |
1929 | Louis Rigal[4][5] | Alfa Romeo | Chi tiết * | |
1930 | Achille Varzi | Maserati | Chi tiết | |
1931
– 1932 |
Không tổ chức | |||
1933 | Louis Chiron | Alfa Romeo | Lasarte | Chi tiết |
1934 | Luigi Fagioli | Mercedes-Benz | Chi tiết | |
1935 | Rudolf Caracciola | Mercedes-Benz | Lasarte | Chi tiết |
1936
– 1950 |
Không tổ chức | |||
1951 | Juan Manuel Fangio | Alfa Romeo | Pedralbes | Chi tiết |
1952
– 1953 |
Không tổ chức | |||
1954 | Mike Hawthorn | Ferrari | Pedralbes | Chi tiết |
1955
– 1966 |
Không tổ chức | |||
1967 | Jim Clark | Lotus-Cosworth | Jarama | Chi tiết |
1968 | Graham Hill | Lotus-Ford | Jarama | Chi tiết |
1969 | Jackie Stewart | Matra-Ford | Montjuïc | Chi tiết |
1970 | Jackie Stewart | March-Ford | Jarama | Chi tiết |
1971 | Jackie Stewart | Tyrrell-Ford | Montjuïc | Chi tiết |
1972 | Emerson Fittipaldi | Lotus-Ford | Jarama | Chi tiết |
1973 | Emerson Fittipaldi | Lotus-Ford | Montjuïc | Chi tiết |
1974 | Niki Lauda | Ferrari | Jarama | Chi tiết |
1975 | Jochen Mass | McLaren-Ford | Montjuïc | Chi tiết |
1976 | James Hunt | McLaren-Ford | Jarama | Chi tiết |
1977 | Mario Andretti | Lotus-Ford | Chi tiết | |
1978 | Mario Andretti | Lotus-Ford | Chi tiết | |
1979 | Patrick Depailler | Ligier-Ford | Chi tiết | |
1980 | Alan Jones | Williams-Ford | Jarama | Chi tiết |
1981 | Gilles Villeneuve | Ferrari | Jarama | Chi tiết |
1982
– 1985 |
Không tổ chức | |||
1986 | Ayrton Senna | Lotus-Renault | Jerez | Report |
1987 | Nigel Mansell | Williams-Honda | Report | |
1988 | Alain Prost | McLaren-Honda | Report | |
1989 | Ayrton Senna | McLaren-Honda | Report | |
1990 | Alain Prost | Ferrari | Report | |
1991 | Nigel Mansell | Williams-Renault | Catalunya | Report |
1992 | Nigel Mansell | Williams-Renault | Report | |
1993 | Alain Prost | Williams-Renault | Report | |
1994 | Damon Hill | Williams-Renault | Report | |
1995 | Michael Schumacher | Benetton-Renault | Report | |
1996 | Michael Schumacher | Ferrari | Report | |
1997 | Jacques Villeneuve | Williams-Renault | Report | |
1998 | Mika Häkkinen | McLaren-Mercedes | Report | |
1999 | Mika Häkkinen | McLaren-Mercedes | Report | |
2000 | Mika Häkkinen | McLaren-Mercedes | Report | |
2001 | Michael Schumacher | Ferrari | Report | |
2002 | Michael Schumacher | Ferrari | Report | |
2003 | Michael Schumacher | Ferrari | Report | |
2004 | Michael Schumacher | Ferrari | Report | |
2005 | Kimi Räikkönen | McLaren-Mercedes | Report | |
2006 | Fernando Alonso | Renault | Report | |
2007 | Felipe Massa | Ferrari | Report | |
2008 | Kimi Räikkönen | Ferrari | Report | |
2009 | Jenson Button | Brawn-Mercedes | Report | |
2010 | Mark Webber | Red Bull-Renault | Report | |
2011 | Sebastian Vettel | Red Bull-Renault | Report | |
2012 | Pastor Maldonado | Williams-Renault | Report | |
2013 | Fernando Alonso | Ferrari | Report | |
2014 | Lewis Hamilton | Mercedes | Report | |
2015 | Nico Rosberg | Mercedes | Report | |
2016 | Max Verstappen | Red Bull Racing-TAG Heuer | Report | |
2017 | Lewis Hamilton | Mercedes | Report | |
2018 | Lewis Hamilton | Mercedes | Report | |
2019 | Lewis Hamilton | Mercedes | Report | |
2020 | Lewis Hamilton | Mercedes | Report | |
2021 | Lewis Hamilton | Mercedes | Report | |
2022 | Max Verstappen | Red Bull Racing-RBPT | Report | |
2023 | Max Verstappen | Red Bull Racing-Honda RBPT | Chi tiết | |
2024 | Max Verstappen | Red Bull Racing-Honda RBPT | Chi tiết |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.