Edward Estlin Cummings (14 tháng 10 năm 1894 - 3 tháng 9 năm 1962), thường viết là e e cummings, là một nhà thơ, họa sĩ, nhà soạn kịch, nhà văn người Mỹ. E. E. Cummings là tác giả của hơn 900 bài thơ, nhiều vở kịch, tác phẩm hội họa và một số tiểu thuyết, được coi là một nhà thơ xuất sắc của thế kỉ 20.
E. E. Cummings sinh ở Cambridge, Massachusetts, học Đại học Harvard trong các năm 1911-1916. Năm 1915 ông nhận bằng cử nhân (B. A.) và năm 1916 bằng thạc sĩ (M. A.). O6ng bắt đầu làm thơ từ năm 1912 và thường in thơ ở báo Harvard Monthly. Năm 1916 ông có một số bài thơ trong cuốn Eight Harvard Poets (Tám nhà thơ Harvard), cũng trong năm này ông tình nguyện sang Pháp làm lính cứu thương. Năm tháng sau khi sang Pháp, ông bị bắt giam ở trại Dépôt de Triage gần 4 tháng vì bị nghi làm gián điệp. Ký ức về những ngày tháng trong trại giam được Cummings kể lại trong tiểu thuyết The Enormous Room (Phòng to). Sau khi được trả tự do nhờ sự can thiệp của bố, Cummings trở về Mỹ và phục vụ trong quân đội đến tháng 11 năm 1918. Năm 1923 Cummings trở lại Pháp học tiếp hội họa mà trước đây đã học ở Harvard. Thời gian này Cummings đi du lịch nhiều ở châu Âu, kể cả sang Liên Xô.
Từ những tập thơ đầu Tulips and Chimneys (Hoa Tuylíp và Ống khói, 1923), Is 5 (Bằng 5, 1926) Cummings đã sử dụng kiến thức hội họa trong thơ, bắt buộc người đọc không chỉ "đọc" mà còn phải "ngắm" thơ và luôn làm đau đầu các nhà in thời đó. Thí dụ, bài thơ "a leaf falls loneliness" được viết:
l(a
le
af
fa
ll
s)
one
l
iness
E. E. Cummings không chỉ là người sáng tạo ra một phong cách thơ độc đáo mà thơ ông có nội dung sâu sắc và chất hài hước chua cay. Mặc dù vậy, trong thơ của Cummings vẫn nói nhiều về tình yêu, tình bạn và những tình cảm khác của con người.
The Enormous Room (Phòng to, 1922), tiểu thuyết
Tulips and Chimneys (Hoa Tuylíp và Ống khói, 1923), thơ
Bài thơ này mới xem qua, ta ngỡ là một trò chơi chữ ngộ nghĩnh. Trên thực tế, đây là câu chuyện buồn về một người lính Mỹ. Anh ta không tin, hoặc có thể, chưa hiểu lắm những học thuyết của Plato, Lão Tử, Giê-su nhưng có một điều còn thuyết phục hơn học thuyết của các nhà tư tưởng, nói được với anh ta về cái Thiện và cái Ác. Đó là "a nipponized bit of the old sixth avenue el", nghĩa là mảnh đạn Nhật, làm từ sắt của đường hầm số Sáu (ở New York). Những năm 30 thế kỉ XX người Mỹ bán sắt đường hầm này thành sắt vụn cho người Nhật. Trong chiến tranh, đạn của Nhật làm từ sắt Mỹ rơi lên đầu lính Mỹ.