Trong thần thoại Sumer, mẹ của Dumuzid là Sirtur, chị gái là Geshtinanna, nữ thần nông nghiệp, sinh sản và giải nghĩa chiêm bao. Ông là người phối ngẫu chính của nữ thần Inanna (sau này được biết đến như Ishtar).
Trong bài thơ Sumer Inanna thích người trồng lúa, Dumuzid chiến thắng người trồng lúa Enkimdu để được cưới Inanna. Trong Inanna đi xuống Địa ngục, sau khi Inanna thoát khỏi Địa ngục, bà phát hiện ra Dumuzid không khóc tang cho mình nên để cho quỷ galla kéo ông xuống Địa ngục thế chỗ cho bà. Sau đó bà hối hận và cho phép Dumuzid dành nửa năm dưới Âm phủ, nửa năm trên Thiên giới, nhưng Geshtinanna phải xuống Âm phủ thay cho Dumuzid, dẫn đến sự thay đổi của các mùa trong năm.
Thần thoại Sumer
Hôn nhân với Inanna
Trong bài thơ Sumer, Inanna thích người trồng lúa (ETCSL 4.0.8.3.3), Dumuzid cạnh tranh với người trồng lúa Enkimdu để xin cưới Inanna. Ban đầu, Inanna thích người trồng lúa hơn,[4] nhưng anh trai bà Utu và Dumuzid dần dần thuyết phục bà nghiêng về phía Dumuzid, vì thứ gì người trồng lúa có thể tặng bà, người chăn cừu cũng đều có thể tặng thứ tốt hơn.[5] Cuối cùng, Inanna lấy Dumuzid.[5] Người chăn cừu và người trồng lúa làm hòa và trao quà cho nhau.[6] Samuel Noah Kramer so sánh huyền thoại này với câu chuyện Cain và Abel trong Kinh thánh vì cả hai huyền thoại đều xoay quanh một người trồng trọt và một người chăn nuôi tranh giành nhau sự ưu ái của thần và đến cuối cùng vị thần đều chọn người chăn cừu.[4]
Cái chết
Trong Inanna đi xuống Địa ngục (ETCSL 1.4.1), sau khi Inanna thoát khỏi Địa ngục, các con quỷ galla đi theo để tìm bắt một người kéo xuống Địa ngục để thế chỗ cho bà. Sau khi gặp ba người tùy tùng đang khóc tang cho Inanna, họ gặp Dumuzid. Mặc dù Inanna vừa chết, Dumuzid vẫn ăn vận lộng lẫy, nằm nghỉ ngơi bên dưới tán cây, hoặc trên ngai vàng, với một đàn nữ nô lệ vây quanh. Inanna thấy không hài lòng nên đồng ý cho galla bắt ông ta đi.[7][8][9] Sau đó Dumuzid bị kéo xuống Địa ngục.[7][8]
Một văn bản khác được gọi là Giấc mơ của Dumuzid (ETCSL 1.4.3) mô tả những lần Dumuzid cố trốn thoát khỏi bọn con quỷ galla, trong đó có một lần ông được thần mặt trời Utu trợ giúp.[10][11][c]
Trong bài thơ Sumer Sự trở lại của Dumuzid, bắt đầu từ đoạn Giấc mơ của Dumuzid kết thúc, chị gái của Dumuzid, Geshtinanna, cùng với Inanna, lúc này đã hối hận, và bà mẹ Sirtur[12] liên tục than khóc cho đến khi tìm thấy Dumuzid theo lời chỉ dẫn của một con ruồi.[13][14] Inanna cho phép Dumuzid sống nửa năm ở Địa ngục với Ereshkigal và nửa năm còn lại ở Thiên Đàng với bà, trong thời gian đó, Geshtinanna sẽ xuống Địa ngục thế chỗ cho ông,[15][8][16] dẫn đến sự thay đổi của các mùa trong năm.
Thần thoại Akkad
Trong huyền thoại về Adapa, Dumuzid và Ningishzida là hai người canh cổng của Anu, vua của Thiên giới.[17][18][19], và đã lên tiếng ủng hộ Adapa, tư tế của Ea, khi ông bị Anu xét xử.[17][19]
Trong Phiến đất sét VI của Sử thi Gilgamesh bản Tiếng Akkad tiêu chuẩn, Ishtar (Inanna) cố gắng quyến rũ người anh hùng Gilgamesh,[20][21] nhưng ông cự tuyệt bà, nhắc lại rằng bà đã đánh Tammuz (Dumuzid), "Người tình khi [bà] trẻ", bắt ông ta "khóc mãi năm này qua năm khác".[20][21] Gilgamesh mô tả Tammuz là một con chim allalu sặc sỡ (có thể là một con chim sẻ ngực hoa cà), [20][22] gãy cánh và giờ đây dành cả ngày trong rừng than khóc 'Cánh của tôi!' (Phiến VI, phần ii, dòng 11-15).[23] Gilgamesh có thể đề cập đến một phiên bản thay thế về cái chết của Dumuzid, khác với những gì được ghi lại trong các văn bản còn tồn tại.[21]
cuneiform:𒌉𒍣𒉺𒇻; Tiếng Sumer: Dumuzid sipad,[2] biến thể của từ Sumer có nghĩa là "người con đáng tin".[3]
Giấc mơ của Dumuzid được chứng thực qua 75 nguồn đã biết, 55 đến từ Nippur, 9 từ Ur, 3 có thể từ vùng lân cận Sippar, và 1 từ Uruk, Kish, Shaduppum, và Susa.[9]
Cragg, Kenneth (1991), The Arab Christian: A History in the Middle East, Louisville, Kentucky: Westminster John Knox Press, ISBN9780664221829
Cyrino, Monica S. (2010), Aphrodite, Gods and Heroes of the Ancient World, New York City, New York and London, England: Routledge, ISBN978-0-415-77523-6
Ehrman, Bart D. (2012), Did Jesus Exist?: The Historical Argument for Jesus of Nazareth, New York City, new York: HarperCollins, ISBN978-0-06-220644-2
Jacobsen, Thorkild (2008) [1970], “Toward the Image of Tammuz”, trong Moran, William L. (biên tập), Toward the Image of Tammuz and Other Essays on Mesopotamian History and Culture, Eugene, Oregon: Wipf & Stock, tr.73–103, ISBN978-1-55635-952-1
Kramer, Samuel Noah (tháng 10 năm 1966), “Dumuzi's Annual Resurrection: An Important Correction to "Inanna's Descent"”, Bulletin of the American Schools of Oriental Research, 183: 31, doi:10.2307/1356459, JSTOR1356459
Kramer, Samuel Noah (ngày 28 tháng 4 năm 1970), The Sacred Marriage Rite, Bloomington, Indiana: Indiana University Press, ISBN978-0253350350
Simons, Frank (2017), Hazenbos, Joost; Mittermayer; Novák, Mirko; Suter, Claudia E. (biên tập), “A New Join to the Hurro-Akkadian Version of the Weidner God List from Emar (Msk 74.108a + Msk 74.158k)”, Altorientalische Forschungen, Berlin, Germany: Walter de Gruyter, 44 (1): 82–100, doi:10.1515/aofo-2017-0009, ISSN0232-8461
Smith, Jonathan Z. (1987), “Dying and Rising Gods”, trong Eliade, Mircea (biên tập), The Encyclopedia of Religion, IV, London, England: Macmillan, tr.521–527, ISBN978-0029097007
Tinney, Steve (tháng 4 năm 2018), Woods, Christopher; Richardson, Seth; Osborne, James; El Shamsy, Ahmed (biên tập), “"Dumuzi's Dream" Revisited”, Journal of Near Eastern Studies, Chicago, Illinois: The University of Chicago Press, 77 (1): 85–89, doi:10.1086/696146, ISSN0022-2968
Wolkstein, Diane; Kramer, Samuel Noah (1983), Inanna: Queen of Heaven and Earth: Her Stories and Hymns from Sumer, New York City, New York: Harper&Row Publishers, ISBN978-0-06-090854-6