From Wikipedia, the free encyclopedia
Chi Cúc (danh pháp khoa học: Chrysanthemum) là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).[4] Đây là chi bản địa của châu Á và đông bắc châu Âu. Đa số các loài trong chi có nguồn gốc từ Đông Á, trong đó trung tâm đa dạng là Trung Quốc.[5] Có khoảng 40 loài.[5]
Chi Cúc | |
---|---|
Hoa Chrysanthemum × morifolium vàng. Kiểu Ogiku Nhật (nghĩa đen : chrysanthemum lớn). | |
Phân loại khoa học | |
Giới: | Plantae |
nhánh: | Tracheophyta |
nhánh: | Angiospermae |
nhánh: | Eudicots |
nhánh: | Asterids |
Bộ: | Asterales |
Họ: | Asteraceae |
Phân họ: | Asteroideae |
Tông: | Anthemideae |
Chi: | Chrysanthemum L. |
Loài điển hình | |
Chrysanthemum indicum L.[1][2] | |
Các đồng nghĩa[3] | |
Danh sách
|
Danh pháp "Chrysanthemum" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp chrysos (nghĩa là "vàng") and anthemon (nghĩa là "hoa").[6] Tên này do Carl von Linné đặt vào năm 1753.[7]
Chrysanthemum đã được trồng tại Trung Quốc từ 1.500 năm trước Công nguyên. Sau nhiều thế kỷ, số lượng giống cây đã tăng lên rất nhiều. Chrysanthemum có nhiều công năng hữu ích cho cuộc sống của con người như làm hoa trang trí, làm thuốc chữa bệnh, làm phong phú cho đời sống ẩm thực và thậm chí là làm thuốc trừ sâu. Chrysanthemum cũng in đậm dấu ấn vào văn hóa của nhiều quốc gia.
Trước đây chi này có nhiều loài hơn bây giờ, nhưng vài thập niên trước người ta đã chia chúng ra thành các chi nhỏ như và xếp các loài được trồng có giá trị kinh tế vào chi Dendranthema. Tên chi là vấn đề gây tranh cãi; vào năm 1999, Hệ thống mã danh pháp quốc tế cho thực vật (International Code of Botanical Nomenclature) chọn loài định danh cho chi này là Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng), trả các loài có giá trị kinh tế về chi Chrysanthemum.
Một số loài trước đây từng thuộc chi Chrysanthemum nhưng đã được dời sang chi Glebionis. Một số chi được chia ra từ Chrysanthemum là: Argyranthemum, Leucanthemopsis, Leucanthemum, Rhodanthemum và Tanacetum.
Chrysanthemum dại là những cây lâu năm hoặc cây bụi dạng thảo mộc. Lá cây xếp xen kẽ, chia thành nhiều lá chét thường có mép hình răng cưa. Cụm hoa phức gồm một dãy đầu hoa hoặc thi thoảng là một đầu hoa đơn độc. Đế hoa được bao phủ bởi các lớp lá bắc. Hoa có một hàng hoa con tia (ray floret) màu trắng, vàng hoặc đỏ; tuy nhiên, người ta đã lai tạo được thành nhiều dãy hoa con tia có màu sắc đa dạng. Hoa con trên đĩa (disc floret) của Chrysanthemum dại có màu vàng. Quả của cây là loại quả bế có gân.[8]
Chrysanthemum được trồng đầu tiên tại Trung Quốc để làm thảo dược từ thế kỷ 15 trước Công nguyên.[7] Ban đầu cây có hoa nhỏ và màu vàng. Sau nhiều thế kỷ gieo trồng, số lượng giống tăng đáng kể. Sách viết về hoa cúc thời nhà Tống ghi chép được 35 giống, đến thời nhà Nguyên đã tăng lên thành 136 giống. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh liệt kê hơn 900 giống cúc. Ngày nay có hơn 3.000 giống ở Trung Quốc.[9]
Không rõ từ đâu và từ lúc nào mà giống Chrysanthemum ngoại đã du nhập vào châu Âu. Năm 1764, Hà Lan nhập khẩu giống ngoại nhập đầu tiên từ Nhật Bản. Khoảng 25 năm sau, thuyền trưởng Blanchard mang về Pháp không dưới 1.000 giống.[10] Năm 1798, Đại tá John Stevens nhập Chrysanthemum sinense từ Anh Cách Lan sang trồng tại Hoa Kỳ.[11]
Các giống Chrysanthemum hiện đại có màu sắng đa dạng hơn loài mọc dại; ngoài màu vàng truyền thống thì còn có màu trắng, tím và đỏ. Chi này Chrysanthemum gồm nhiều giống lai.
Chrysanthemum được chia làm hai nhóm cơ bản là nhóm chịu rét trồng vườn và nhóm trưng bày. Nhóm chịu rét còn có khả năng nở nhiều hoa nhỏ mà không cần nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật, có thể chịu đựng mưa gió. Nhóm trưng bày thì cần qua đông ở nơi tương đối khô, mát và thỉnh thoảng cần được chiếu sáng vào ban đêm.
Ở một số nơi thuộc châu Á, hoa Chrysanthemum vàng hoặc trắng thuộc loài C. morifolium được đun với nước để tạo thành thứ nước uống vị ngọt, gọi đơn giản là trà hoa cúc (菊花茶, Hán-Việt: Cúc hoa trà). Ở Triều Tiên, rượu gạo vị hoa cúc được gọi là gukhwaju (tiếng Triều Tiên: 국화주, "Cúc hoa tửu").
Lá cây được hấp hoặc luộc để làm rau ăn, đặc biệt là trong ẩm thực Trung Quốc. Hoa có thể thêm vào canh thịt rắn (蛇羹, Hán-Việt: xà canh) để tăng mùi thơm. Ở Việt Nam, người ta dùng tần ô (C. coronarium) để ăn sống, nấu canh hay nhúng lẩu.[12] Ở Nhật Bản, hoa nhỏ được dùng để bày biện cho món sashimi.
Cúc hoa được xem là một vị thuốc. Hai vị thường dùng nhất là cúc hoa trắng và cúc hoa vàng. Theo Tây y, ngoài tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng, cúc hoa có chứa selen có khả năng khử gốc tự do, chống lão hoá và chứa crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống bệnh tim mạch.[13] Theo Đông y, cúc hoa vị ngọt, cay, tác động vào ba đường kinh gồm kinh phế, kinh can và kinh thận. Cúc hoa có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa.[13]
Xa xưa, Đông y chủ yếu dùng cúc hoa trắng. Đây là thành phần quan trọng của các bài thuốc "Tang cúc ẩm", "Kỷ cúc địa hoàng hoàn", "Cúc hoa tán",... Chỉ từ nửa cuối thế kỷ 20 thì cúc hoa vàng mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau khi con người có thêm hiểu biết hóa dược về nó.[14]
Pyrethrum (Chrysanthemum [hoặc Spathipappus] cinerariaefolium) là nguyên liệu thiên nhiên quan trọng để pha chế thuốc trừ sâu. Người ta chiết xuất hoạt chất pyrethin trong quả và bán dưới dạng nhựa dầu. Hoạt chất này tác động lên hệ thống thần kinh của côn trùng và ngăn muỗi cái đốt. Ở liều lượng thấp chất này có tác dụng đuổi muỗi. Chất này độc cho cá nhưng ít độc với thú và chim hơn các hóa chất trừ sâu tổng hợp khác. Chất này không bền, có thể bị rữa bởi vi khuẩn hay bị phân hủy dễ dàng khi tiếp xúc với ánh sáng. Các pyrethroid như permethrin là những thuốc trừ sâu tổng hợp dựa trên pyrethrum tự nhiên.
Lá cây được Nghiên cứu về làm sạch không khí của NASA chứng minh là có thể làm giảm ô nhiễm không khí trong nhà.[17]
Ở một số quốc gia châu Âu như Pháp, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hungary, Croatia, Chrysanthemum bẻ cong là biểu tượng của cái chết và chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đặt trên mộ; tương tự, ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, hoa Chrysanthemum trắng là biểu tượng của tiếng than khóc và/hoặc nỗi sầu khổ. Cúc trắng còn biểu tượng cho lòng chân thành.
|
|
|
Dưới thời nhà Triều Tiên, hoa cúc là điểm tựa tinh thần và là cảm hứng nghệ thuật của giới trí thức. Ngoài ra, cúc còn được xem là loại hoa có thể xua đi nỗi ưu phiền và được người Triều Tiên gọi là 忘憂物 (Hán-Việt: Vong ưu vật).[21] Thời hiện đại, nhà thơ nổi tiếng Hàn Quốc là Seo Jeong-ju có thi phẩm "Bên hoa cúc" (tiếng Triều Tiên: 국화 옆에서) sáng tác năm 1947. Trong bài thơ này, tác giả đã thông qua hình ảnh hoa cúc trải qua hai mùa xuân và hạ để nở vào mùa thu để liên hệ đến tinh thần bền bỉ của người chị gái[22] Trích một đoạn:
|
|
|
Tương tự truyền thống của Trung Quốc, cúc cũng là loại hoa được yêu quý tại Hàn Quốc. Nước này có một số lễ hội hoa cúc đã được tổ chức vào mùa thu như: Lễ hội hoa cúc Masan Gogopa (tỉnh Gyeongsang Nam), Lễ hội hoa cúc Mười triệu (thành phố Iksan, tỉnh Jeolla Bắc), Lễ hội hoa cúc Gochang,...[24]
|
|
|
Bài "Thơ tình cuối mùa thu" của nữ sĩ Xuân Quỳnh có đề cập đến hoa cúc mùa thu:
(...) Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mông.
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em (...)[30][31]
Năm 1966, hoa cúc được Thị trưởng Richard J. Daley công nhận là hoa chính thức của thành phố Chicago, Illinois.[32] Hoa cúc cũng là hoa chính thức của thành phố Salinas, California.[33]
Tại Úc, người ta tặng mẹ hoa cúc nhân dịp Ngày của Mẹ[34] (rơi vào mùa thu tháng 5 ở bán cầu nam). Đàn ông thi thoảng đeo hoa cúc trên ve áo để vinh danh mẹ.
Chi Chrysanthemum gồm các loài:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.