From Wikipedia, the free encyclopedia
Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản (日本軍國主義 or 日本軍国主義 Nihon gunkoku shugi) là một trào lưu tư tưởng - chính trị ở Nhật Bản, được hình thành trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân (1868 – 1910) - cuộc cải cách đưa nước Nhật trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản gắn liền với sự phát triển lớn mạnh của nền quân sự cũng như những cuộc chiến tranh chinh phạt của Nhật Bản, và kết thúc với thất bại của quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Ngay từ thập niên 1880, triều đình Minh Trị đã xúc tiến xây dựng một quân đội hùng mạnh nhằm mục tiêu phát động các cuộc chiến tranh xâm lược với lân bang, cụ thể mục tiêu trước mắt chính là Trung Quốc thời nhà Thanh. Tháng 11 năm 1880, Bộ trưởng Bộ Tổng tham mưu Yamagata Aritomo (Sơn Huyện Hữu Bằng) trình lên cho Thiên hoàng Minh Trị bản "Lân bang binh bị lược". Đến năm 1882, "Trình báo về tài chính để tăng cường lục quân và hải quân" được xuất bản, chủ trương gấp rút tăng cường quân bị dù phải chấp nhận hy sinh tất cả. Thiên hoàng Minh Trị tỏ ý hài lòng và cho tiến hành thực thi. Cùng năm đó ông triệu kiến tất cả các Trưởng quan tại các địa phương và ra Thánh chỉ với nội dung: "Các khanh đều là quan địa phương, vậy tất nhiên phải hiểu ý muốn của Trẫm, đảm bảo chấp hành quán triệt những ý muốn đó".
Dưới triều đại của mình, Thiên hoàng Minh Trị luôn kiên trì chính sách kiêm lục hợp (gồm thu bốn bể) và yểm bác hoành (gồm thu toàn cầu), tức chính sách bành trướng xâm lược, mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Có lần ông đích thân tham gia diễn tập quân sự và thường cho gọi các binh sĩ đến để tuyên dương, khuyến khích "oai nước", đề cao "vận nước" của Nhật Bản[1]
Theo Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp năm 1889, Nhật Bản là quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến, Thiên hoàng và tập đoàn quân phiệt nắm giữ mọi quyền hành. Theo Hiến pháp, Thiên hoàng có quyền hành "thiêng liêng bất khả xâm phạm", là Nguyên thủ quốc gia, nắm trọn quyền thống trị. Tuy nhiên, Thiên hoàng buộc phải dựa vào các điều luật ghi trong Hiến pháp để thực thi đại quyền của mình, và khi Thiên hoàng lấy danh nghĩa của mình để ban bố các sắc lệnh về pháp luật, quốc vụ thì "phải được quốc vụ đại thần cùng ký tên". Như vậy bản Hiến pháp cũng đã hạn chế ảnh hưởng của Thiên hoàng trong việc triều chính, góp phần giúp Nhật Bản chuyển dần từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, chính trị đảng phái của giai cấp tư sản.
Trong suốt thời gian tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, họ đã thực hiện những cuộc chiến tranh mở mang bờ cõi:
Với chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh trên, Nhật Bản trở thành một trong những nước đế quốc.
Ngày 9 tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô phát động Chiến dịch Mãn Châu. Chiến dịch kết thúc với thắng lợi của Hồng quân, 8 giờ sáng ngày 15 tháng 8, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã đưa ra tuyên bố trên đài phát thanh Đông Kinh:
“ | Nhật Bản chấp nhận các điều kiện của Tuyên bố Potsdam, chúng ta vô cùng thương tiếc những người đã chết nhưng bây giờ là lúc cần phải kiềm chế cảm xúc của mình... Hãy để cho mọi người được sống với nhau như một gia đình từ thế hệ này đến thế hệ khác, Tổ quốc thiêng liêng luôn đặt niềm tin vĩnh cửu của mình vào họ và hãy suy nghĩ về gánh nặng của trách nhiệm trên con đường đi tới tương lai. Cần phải tập hợp tất cả lực lượng để xây dựng tương lai. Hãy đem sự trung thành vô hạn, sự giải phóng về tinh thần, sự trau dồi trí tuệ và không ngừng vượt qua khó khăn để làm sao cho sự vinh hiển của đế quốc luôn song hành với sự tiến bộ của thế giới | ” |
— Thiên hoàng Chiêu Hòa, phát biểu trên đài phát thanh Đông Kinh, 8 giờ sáng ngày 15 tháng 8 năm 1945, [2] |
Cùng với các đòn tấn công của quân Đồng Minh trên chiến trường Thái Bình Dương, chiến dịch Mãn Châu góp phần đẩy nhanh sự đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản và qua đó tạo điều kiện cho nhiều nước ở châu Á bị Nhật chiếm đóng giành được độc lập.[3] Ngày 17 tháng 8 năm 1945, nước Cộng hòa Indonesia tuyên bố độc lập. Các nước khác như Myanma, Campuchia, Lào cũng thoát khỏi ánh đô hộ của Nhật Bản. Philippine được quân đội Hoa Kỳ giải phóng, Malaysia được quân đội Anh và Úc giải phóng. Miền Bắc Triều Tiên (phía trên vĩ tuyến 38) do quân đội Liên Xô giải phóng. Miền Nam Triều Tiên do quân đội Hoa Kỳ giải phóng theo lộ trình được các nước đồng minh thỏa thuận tại Tuyên bố Potsdam tháng 7-1945.[4] Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thất bại của Nhật Bản. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày xảy ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử: không những là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở Việt Nam, đây còn là ngày mà việc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện được đại biểu của 9 nước (Hoa Kỳ, Liên bang Xô viết, Anh Quốc, Pháp, Trung Quốc, Canada, Úc, Hà Lan và Tân Tây Lan) ký kết chấp nhận trên chiến hạm Missuri buông neo tại vịnh Đông Kinh. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản sụp đổ.
Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam ghi nhận:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.