là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động From Wikipedia, the free encyclopedia
Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động. Tại châu Âu, chế độ này là một tổng hợp các tục lệ pháp lý và quân sự nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.
Bài viết này trong loại bài Kinh tế học |
Các nền kinh tế theo vùng |
Đề cương các chủ đề |
---|
Phân loại tổng quát |
Kinh tế học vi mô · Kinh tế học vĩ mô |
Các phương pháp kỹ thuật |
Toán học ·
Kinh tế lượng
|
Lĩnh vực và tiểu lĩnh vực |
Hành vi · Văn hóa · Tiến hóa |
Danh sách |
Tạp chí · Ấn bản |
Các tư tưởng kinh tế |
Chủ đề Kinh tế học |
Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc Hán-Việt: 封建, xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Vào thời này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là "phong kiến thân thích". Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ "phong kiến" để dịch chữ féodalité từ tiếng Pháp. Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó. Trong tiếng Pháp, féodalité bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là "lãnh địa cha truyền con nối".[1]
Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế. Trong nhiều trường hợp, những thời kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong thời hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kỳ hay là một hình thái của chế độ quân chủ.
Trong từng quốc gia và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng của những loại hình khác nhau. Do đó trong vài thập kỷ gần đây, các nhà sử học và các nhà nghiên cứu có những quan niệm rất khác nhau về chế độ phong kiến. Chính vì vậy, đã có những cuộc tranh luận về những đặc điểm cũng như sự tồn tại của chế độ phong kiến ở nhiều nước, nhất là sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây.
Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông nhiều đến mức độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận việc áp dụng định nghĩa kiểu phương Tây về chế độ phong kiến đối với phương Đông.
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, phong kiến của phương Đông và "féodalité" của phương Tây thực chất không giống nhau[1]:
Theo học giả Phan Khôi, lịch sử Việt Nam cũng không có chế độ phong kiến theo kiểu vua phân quyền cho các lãnh chúa giống như phương Tây, mà chỉ có chế độ vua trả lương cho quan lại để họ giúp vua cai trị quận huyện (giống như Trung Quốc sau thời nhà Tần).[2]
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.