Hệ thống pháo phản lực bắn loạt tự hành 122mm của Liên Xô From Wikipedia, the free encyclopedia
BM-21 "Grad" (tiếng Nga: БМ-21 "Град", n.đ. 'hail') là một loại pháo phản lực bắn loạt tự hành cỡ nòng 122 mm thiết kế tại Liên Xô.[10] Hệ thống cùng với rocket M-210F được phát triển từ những năm 1960 và thực chiến lần đầu vào tháng 3 năm 1969 trong Xung đột biên giới Trung–Xô.[11][12] BM có nghĩa là boyevaya mashina (tiếng Nga: боевая машина – xe chiến đấu) và tên gọi grad có nghĩa là mưa đá. Một hệ thống hoàn chỉnh với xe phóng BM-21 và rocket M-210F được định danh là Hệ thống phóng rocket dã chiến M-21, còn được biết dến rộng rãi hơn là Hệ thống phóng rocket đa nòng Grad.
BM-21 "Grad" | |
---|---|
Loại | Pháo phản lực bắn loạt |
Nơi chế tạo | Liên Xô |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1963–hiện tại |
Sử dụng bởi | Xem #Quốc gia vận hành |
Trận | Xung đột biên giới Trung–Xô[1] Chiến tranh Việt Nam[2] Nội chiến Liban[3] Chiến tranh tây Sahara Nội chiến Angola Chiến tranh giành độc lập Somaliland Nội chiến Somali Chiến tranh Ogaden Chiến tranh biên giói Nam Phi Chiến tranh Uganda–Tanzania[4] Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979 Chiến tranh Iran – Iraq Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan (1979–1989)[5] Nội chiến Sudan lần thứ hai[6] Chiến tranh Vùng Vịnh Chiến tranh Nagorno-Karabakh Chiến tranh Nam Tư Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất[1] Chiến tranh Cenepa Chiến tranh Kargil[7] Chiến tranh Chechnya lần thứ hai[1] Palestin tấn công rocket vào Israel Russo-Georgian War Xung đột biên giới Campuchia–Thái Lan Nội chiến Libya (2011) Nội chiến Syria[1] Chiến tranh Mali Chiến tranh Nga-Ukraine[8] Can thiệp của Ả Rập Xê Út ở Yemen[9] Chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020 Chiến tranh Tigray |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Splav State Research and Production Enterprise |
Năm thiết kế | 1963 |
Nhà sản xuất | Splav State Research and Production Enterprise |
Giai đoạn sản xuất | 1963–hiện tại |
Số lượng chế tạo | 98,670+ [cần dẫn nguồn] |
Các biến thể | Xem #Biến thể |
Thông số (9K51) | |
Khối lượng | 13.71 tấn |
Chiều dài | 7.35 m |
Độ dài nòng | 3.0 m |
Chiều rộng | 2.40 m |
Chiều cao | 3.09 m |
Kíp chiến đấu | 3 |
Cỡ đạn | 122 mm |
Cỡ nòng | 40 |
Tốc độ bắn | 2 viên/s |
Sơ tốc đầu nòng | 690 m/s |
Tầm bắn xa nhất | 0.5–45 km |
Ngắm bắn | Thước ngắm toàn cảnh PG-1M |
Động cơ | Xăng V8 ZiL-375 180 hp (130 kW) |
Hệ thống treo | Bánh lốp 6×6 |
Tầm hoạt động | 405 km (251 mi) |
Tốc độ | 75 km/h (47 mph) |
Ở các nước NATO, hệ thống (toàn bộ hệ thống hoặc xe phóng) được biết đến với tên gọi M1964. Một vài quốc gia khác đã sao chép hệ thống để phát triển các hệ thống tương tự. Hệ thống 9A52-4 Tornado được kì vọng là sẽ thay thế cho Grad tại Nga.
Hệ thống phóng rocket dã chiến M-21 được đưa vào hoạt động trong Lục quân Liên Xô từ năm 1963 nhằm thay thế cho hệ thống BM-14. Xe phóng BM-21 được dựa trên khung gầm xe vận tải 6x6 Ural-375D bố trí 40 ống phóng theo hình chữ nhật có thể xoay xung quanh cabin không được bọc giáp. Xe sử dụng động cơ xăng V8 làm mát bằng nước cho công suất 180 hp, vận tốc tối đa của xe trên đường bằng là 75 km/h, tầm hoạt động là 750 km và có thể vượt sông sâu 1.5 m. Xe phóng nguyên bản cùng với các trang bị hỗ trợ (bao gồm xe nạp đạn 9T254 mang 60 rocket) có mã định danh GRAU là "9K51" trong khi xe phóng có mã sản xuất là "2B5". Vào năm 1976, khung gầm xe vận tải Ural-4320 đã được chọn để làm nền phóng cho hệ thống.[cần dẫn nguồn]
Kíp chiến đấu 3 người có thể chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho hệ thống trong ba phút. Kíp xe có thể phóng rocket từ trong cabin hoặc từ cơ cấu phóng tại khoảng cách tối đa là 64 m. Toàn bộ 40 quả rocket sẽ được phóng trong khoảng thời gian là 20 giây, nhưng cũng có thể được phóng đơn lẻ hoặc từng đợt ngắn. Thước ngắm toàn cảnh PG-1M với ống chuẩn trực K-1 có thể được sử dụng để ngắm bắn.[cần dẫn nguồn]
Mỗi rocket dài 2.87 m sẽ được xoay theo rãnh xoắn của ống phóng khi bay khỏi hệ thống, cùng với cánh ổn định chính sẽ giúp nó giữ đường bay ổn định. Đầu đạn của rocket là đầu đạn nổ phá mảnh, cháy, hoặc hóa học có thể được bắn từ khoảng cách 20 km. Các loại đạn nổ phá mảnh và đạn rải mìn kiểu mới nhất có thể đạt tầm bắn 52 km, thậm chí xa hơn. Đầu đạn có trọng lượng khoảng 20 kg, tùy theo phiên bản.[cần dẫn nguồn]
Vì có thể phóng toàn bộ rocket vào đối phương trong khoảng thời gian ngắn, hệ thống rất thích hợp để tác chiến đấu pháo tại khoảng cách xa. Một tiểu đoàn gồm 18 xe phóng có thể phóng 720 rocket trong một loạt phóng chỉ dài 20 giây. Tuy nhiên, hệ thống có độ chính xác thấp hơn các loại pháo thông thường và không thể dùng để tấn công chính xác cao (trừ khi dùng loại đạn đặc biệt có điều khiển). Tuy vậy, do thời gian va chạm với mục tiêu ngắn khiến đối phương khó đối phó, BM-21 vẫn là một vũ khí vô cùng hiệu quả.[cần dẫn nguồn]
Ngoài Nga cũng có một vài quốc gia đã và đang sản xuất phiên bản này bao gồm Trung Quốc, Tiệp Khắc, Ai Cập, Iran, Triều Tiên, Ba Lan và Romania.
Ai Cập đã chế tạo được rocket Sakr-18 và Sakr-36 với tầm bắn lần lượt là 18 km và 36 km, và rocket Sakr-45 mới nhất có tầm bắn lên đến 45 km. Ngoài đầu đạn nổ phá thông thường, Ai Cập cũng đã chế tạo đầu đạn thứ cấp nặng 23 kg, có hiệu quả rất lớn đối với các mục tiêu bọc giáp hạng nhẹ và công sự. Các rocket này được phóng bởi xe phóng RL-21 (sao chép từ BM-11) và RC-21 (sao chép từ Bm-21). Công ty Thiết bị máy móc Helwan cũng sản xuất các hệ thống vác vai với từ một, ba, bốn và tám ống phóng.
Từ 2006, Hamas đã bắn các rocket Grad, phiên bản sản xuất tại Iran, và các phiên bản tăng tầm vào Isarel.[18] Các rocket được tin răng đã được mang tới Dải Gaza thống qua các đường hầm từ Ai Cập.[18] Một vài trong số đó được sản xuất tại Trung Quốc[19] Hamas nói rằng họ hài lòng với hiệu quả của các rocket BM-21 từ Trung Quốc hơn do có tầm bắn và lượng nổ lớn hơn so với các rocket từ Pakistan hay các rocket Grad và Katyusha từ Nga.[19][20]
Hamas sử dụng các ống phóng đơn nhỏ để tấn công Isarel, có định danh là 9P132/BM-21-P.[21] Rocket Grad được sử dụng tại Gaza có tầm bắn vào khoảng 40 km (25 mi), và có thể bắn tới các thị trấn: Ashdod, Beer-Sheva, Ofakim, Gedera, Kiryat Gat, Ashqelon, Sderot, Rehovot, Kiryat Malachi và Gan Yavne của Isarel. Hamas cũng đăng tải một đoạn clip về một bệ phóng rocket đa nòng gắn trên xe tải lần đầu được sử dụng tại Gaza.[22] Ngày 7 tháng 4 năm 2011, hệ thống Vòm Sắt đã lần đầu đánh chặn thành công một rocket phóng từ dải Gaza. Rocket đã được phóng từ một mặt phẳng không cố định và bởi các binh sĩ không được huấn luyện kĩ càng dẫn đến có độ chính xác rất thấp. Hơn 50% rocket bắn trượt thành phố và 10% rơi xuống biển.[23]
LIên hợp kỹ thuật sản xuất đạn dược Homicho đã sản xuất được rocket trong khi Liên hợp kỹ thuật cơ giới hóa Bishoftu đã sản xuất được ống phóng và cải tiến chúng để có thể lắp trên các xe tải. Bishoftsu cũng sãn xuất bệ phóng gồm 6 ống phóng để gắn trên các xe tải nhỏ.
Tập đoàn tổ chức công nghiệp quốc phòng của Iran đã sản xuất các phiên bản BM-11 và BM-21 có khả năng phóng các rocket từ thời Liên Xô và rocket nội địa "Arash" với tầm bắn 20.5 km. Cũng có rocket với tầm bắn lên đén 75 km.
Các rocket 122 mm đã được triển khai bởi Iraq trong Chiến tranh Iran – Iraq đã được thiết kế để mang theo chất độc thần kinh đến mục tiêu. Bao gồm một rocket thông thường được thiết lại để có thể mang theo đầu đạn "Borak" chứa Sarin.[24]
Phiên bản rocket "GRAD" nguyên gốc có tầm bắn vào khoảng 20 km. Phiên bản sửa đổi đầu tiên có tên "G-M" có tầm bắn được nâng lên thành 27.5 km, trong khi phiên bản thứ hai "G-2000" có tầm bắn lên đến 40 km.[32] Các loại đạn mới nhất hiện nay có tầm bắn lên đến 52 km.[33] Tầm bắn cũng có thể thay đổi tùy theo loại đầu đạn mà rocket mang theo.
Nguồn gốc | Loại đạn | Tầm bắn tối thiểu | Tầm bắn tối đa | Chiều dài | Khối lượng | Khối lượng đầu nổ | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
mét | mét | metres | kg | kg | |||||||
9M22U (M-21OF) | Liên Xô/Nga | Nổ mạnh| style="text-align:center;"|5.000 | 3,1 | 20.380 | 12,66 | 2,87 | 9 ft 5 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 66,6 | 147[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 18,4 | 41[chuyển đổi: số không hợp lệ] |
9M28F | Liên Xô/Nga | style="text-align:center;"|1.500 | 0,93 | 15.000 | 9,3 | 2,27 | 7 ft 5 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 56,5 | 125[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 21,0 | 46,3[chuyển đổi: số không hợp lệ] |
9M28K | Liên Xô/Nga | Mìn chống tăng | 13.400 | 8,3 | 3,04 | 10 ft 0 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 57,7 | 127[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 22,8 | 50[chuyển đổi: số không hợp lệ] | |
9M43 | Liên Xô/Nga | Đạn khói | 20.000 | 12 | 2,95 | 9 ft 8 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 66 | 146 | 20,2 | 45[chuyển đổi: số không hợp lệ] | |
9M217 | Liên Xô/Nga | Đạn thứ cấp chống tăng | 30.000 | 19 | 3,04 | 10 ft 0 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 70 | 150 | 25 | 55 | |
9M218 | Liên Xô/Nga | Đạn thứ cấp nổ lõm chống tăng | 30.000 | 19 | 3,04 | 10 ft 0 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 70 | 150 | 25 | 55 | |
9M519 | Liên Xô/Nga | Gây nhiễu tần số radio | 18.500 | 11,5 | 3,04 | 10 ft 0 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 66 | 146 | 18,4 | 41[chuyển đổi: số không hợp lệ] | |
9M521 | Liên Xô/Nga | Nổ mạnh | 40.000 | 25 | 2,87 | 9 ft 5 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 66 | 146 | 21 | 46 | |
9M522 | Liên Xô/Nga | Nổ mạnh | 37.500 | 23,3 | 3,04 | 10 ft 0 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 70 | 150 | 25 | 55 | |
PRC-60 | Liên Xô/Nga | style="text-align:center;"|300 | 0,19 | 5.000 | 3,1 | 2,75 | 9 ft 0 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 75,3 | 166[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 20 | 44 |
Type 90A | Trung Quốc | style="text-align:center;"|12.700 | 7,9 | 32.700 | 20,3 | 2,75 | 9 ft 0 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 18,3 | 40[chuyển đổi: số không hợp lệ] | ||
M21-OF-FP | Romania | style="text-align:center;"|5.000–6.000 | 3,1–3,7 | 20.400 | 12,7 | 2,87 | 9 ft 5 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 65,4 | 144[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 6,35 | 14,0[chuyển đổi: số không hợp lệ] |
M21-OF-S | Romania | style="text-align:center;"|1.000 | 0,62 | 12.700 | 7,9 | 1.927 | 6.322 ft 2 in | 46,6 | 103[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 6,35 | 14,0[chuyển đổi: số không hợp lệ] |
Edepro G2000/52 | Serbia | Nổ mạnh | 52.000 | 32 | 2.862 | 9.389 ft 9 in | 64,4 | 142[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 19,0 | 41,9[chuyển đổi: số không hợp lệ] | |
Sakr-45A | Ai Cập | Đạn thứ cấp chống tăng/xuyên giáp | 42.000 | 26 | 3,31 | 10 ft 10 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 67,5 | 149[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 24,5 | 54[chuyển đổi: số không hợp lệ] | |
Sakr-45B | Ai Cập | Nổ mạnh | 45.000 | 28 | 2,9 | 9 ft 6 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 63,5 | 140[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 20,5 | 45[chuyển đổi: số không hợp lệ] | |
9M22S | Liên Xô/Nga | Đạn cháy| style="text-align:center;"|1.500 | 0,93 | 19.890 | 12,36 | 2,97 | 9 ft 9 in[chuyển đổi: số không hợp lệ] | 66 | 146 | 17,8 | 39[chuyển đổi: số không hợp lệ] |
9M28S | Liên Xô/Nga | style="text-align:center;"|1.650 | 1,03 | 15.070 | 9,36 | 2.318 | 7.605 ft 0 in | 53 | 117 | 17,8 | 39[chuyển đổi: số không hợp lệ] |
Ngoài ra còn các loại đạn cháy, hóa học, phát sáng, mìn chống bộ binh.
BM-21 lần đầu tham chiến trong Xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969
Tháng 3/1969, tranh chấp biên giới Liên Xô - Trung Quốc biến thành xung đột. 2.500 binh sĩ Trung Quốc ồ ạt đổ bộ chiếm đảo Damansky (Đảo Trân Bảo). Liên Xô đáp trả bằng các tổ hợp pháo phản lực đa nòng BM-21 Grad.
Binh sĩ Liên Xô tên là Yuri Sologub kể lại: "18 xe chiến đấu phóng tới 720 quả rocket, mỗi quả nặng 100 kg chỉ trong 1 phút. Tất cả 720 quả rocket này bay sâu vào trong lãnh thổ Trung Quốc, gây thiệt hại nặng cho một ngôi làng và sở chỉ huy ở tiền phương. Quân Trung Quốc sau đó rút khỏi hòn đảo, có lẽ họ không ngờ chúng tôi đáp trả mạnh đến vậy".
Cuối cùng, Liên Xô đã thành công giành lại quyền kiểm soát đảo Damansky. Trong cuộc xung đột, phía Liên Xô tổn thất 58 binh sĩ tử trận, trong khi họ ước tính Trung Quốc tổn thất 800 binh sĩ tử trận, một phần lớn là do trận pháo kích mà BM-21 gây ra.
Trong các cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan năm 1979, chiến tranh Chechnya lần thứ nhất năm 1991, chiến tranh Chechnya lần thứ hai năm 1999, chiến tranh Gruzia năm 2008, BM-21 vẫn tiếp tục tham chiến trong biên chế quân đội Nga.
Ngày 9/8/1978, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 589/QĐ-QP về việc thành lập Trung đoàn Pháo hỏa tiễn thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, lấy phiên hiệu là Trung đoàn 204, địa điểm đóng quân tại khu vực Trường bắn Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Đây là trung đoàn pháo hỏa tiễn đầu tiên của Việt Nam.
Tháng 2/1979, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ, ngày 18/2/1979, toàn trung đoàn vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp 3 và làm công tác chuẩn bị đi chiến đấu trên hướng Quân khu 1, Quân khu 2. Đúng 17 giờ ngày 28/2/1979, toàn trung đoàn xuất phát. Đến 6 giờ, sáng 29/2/1979, một nửa trung đoàn (gồm 24 xe phóng) đã vào đến vị trí tập kết ở xã Cai Kinh (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Theo kế hoạch, 5 giờ sáng 3/3/1979, trung đoàn sẽ bắn vào sân vận động Lạng Sơn và ga tàu hỏa thị trấn Đồng Đăng. Nhưng sau đó Trung Quốc tuyên bố rút quân, nên khoảng 24 giờ ngày 2/3/1979, trung đoàn nhận được lệnh tạm ngừng chiến đấu, hành quân về đơn vị.
Hiện nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì BM-21 trong biên chế. Năm 2017, Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) đã cải tiến BM-21 lên phiên bản BM-21M-1. Sau khi áp dụng các công nghệ mới, BM-21M-1 có khả năng tính toán, hiệu chỉnh và điều khiển tự động lấy các phần tử bắn nhanh, chính xác; tích hợp hệ thống thông tin, truyền dữ liệu bảo đảm tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, ngày và đêm. Kíp xe của BM-21M-1 rút gọn từ 5 người xuống 4 người. Việc tính toán phần tử bắn, điều chỉnh hướng phóng được chuyển từ thủ công, bán thủ công sang tự động. Thời gian chuẩn bị trước khi bắn của BM-21M-1 rút gọn từ 14 phút xuống chỉ còn 1,5 phút. Đạn rocket cũng được cải tiến theo công nghệ nước ngoài chuyển giao, tăng tầm bắn lên mức 40 km.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.