Remove ads
trạng thái nhiễu động của khí quyển From Wikipedia, the free encyclopedia
Bão hay bão tố, bão táp (Tiếng Anh: storm, typhoon (dành cho các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương), hurricane (dành cho các cơn bão ở Đại Tây Dương)) là một trạng thái nhiễu động của khí quyển và là 1 loại hình thời tiết cực đoan.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi
Bão là xoáy thuận quy mô synop (500-1000 km) không có frông, phát triển trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định.[1]
Trong không gian ba chiều, bão là 1 cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.[1]
Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.[1]
Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa của bão. Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão, gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần như bằng 0. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.[1]
Các cơn bão thường hình thành khi 1 tâm áp thấp phát triển với 1 hệ thống áp cao xung quanh nó. Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể sinh ra gió và hình thành các đám mây bão, chẳng hạn mây vũ tích.
Một định nghĩa khí tượng chặt về 1 cơn bão là có cấp gió Beaufort 10 (89 km/h). Ở Việt Nam, gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 - 7 trên 1 diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên 1 diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão.
Ngoài thang sức gió Beaufort, còn dùng các thang khác như thang bão Saffir-Simpson. Ở Việt Nam, do hầu như không có bão mạnh đến mức cần sử dụng thang bão Saffir-Simpson, nên người ta chỉ cần sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. Các thang sức gió giúp phân loại bão theo cường độ gió kéo dài, theo áp suất tâm bão, theo mức độ tàn phá, mức độ gây ngập lụt...
Bão trong vũ trụ là dòng các vật chất trôi dạt trong vũ trụ, tập trung chuyển động tương đối theo cùng 1 hướng. Trong khoa học khí tượng-thiên văn, bão trong vũ trụ thường được hiểu là các bão vật chất chuyển động trong phạm vi Hệ Mặt Trời. Ví dụ như Vết Đỏ Lớn trên Sao Mộc hay Cơn Bão Trẻ.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.