сòn gọi là luân hồi chuyển kiếp, hiện tượng thần thức nhập vào một thực thể mới để bắt đầu quá trình sống mới From Wikipedia, the free encyclopedia
Đầu thai (tái hóa thân, tái hiện thân, chuyển kiếp hay tái sinh) là một niềm tin được tìm thấy trong các triết lý tôn giáo lớn của Ấn Độ, bao gồm Yoga, Phật giáo, đạo Jain và một số tôn giáo khác.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Trong khái niệm đầu thai, một tính cách mới được phát triển trong mỗi kiếp sống mới trong thế giới loài người, dựa vào các kinh nghiệm tích lũy từ các kiếp sống trước và những kinh nghiệm mới đạt được trong kiếp sống hiện tại, nhưng cá tính của người đó sẽ luôn thay đổi trong suốt các kiếp sống kế tiếp nhau trong luân hồi. Người ta tin rằng có sự tương tác của một số kinh nghiệm sống nào đó, hay là nghiệp, và những hành động tự chọn bởi chính bản thân người đó trong khi họ đang sống kiếp đó.
Niềm tin vào sự đầu thai là một hiện tượng có từ thời cổ đại; trong nhiều hình thức khác nhau, từ thời Ai Cập cổ đại, hay có lẽ là trước đó, con người đã tin vào một cuộc sống tương lai sau khi chết. Các ngôi mộ cổ chứa đựng cả người và của cải có thể là bằng chứng cho niềm tin rằng người đó có thể lại cần đến những thứ của cải đó mặc dù đã chết một cách vật lý.
Nói vắn tắt, có một số quan niệm phổ biến về một dạng sống trong tương lai. Trong mỗi quan niệm đó, hoặc là người đó hoặc là một thành phần cốt yếu định rõ người đó (linh hồn hay tinh thần) vẫn tiếp tục tồn tại:
Những niềm tin về sự đầu thai hay luân hồi được phổ biến rộng rãi trong các tôn giáo và đức tin. Một số người xem đó là một phần của tôn giáo, và những người khác thấy đó chỉ là một câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về đạo đức và sinh tồn, như là "ý nghĩa của cuộc sống", "tại sao chúng ta lại ở đây", hay là "tại sao những điều xấu đôi khi dường như là xảy đến với người tốt". Quan niệm về sự đầu thai cho rằng một người đã ở hay là sẽ trở lại thế gian này trong một thể xác khác. Điều này gợi đến một sự kết nối giữa những cuộc đời có vẻ không liên quan đến nhau, và (trong đa số các trường hợp) có thể có bằng chứng ẩn giấu về sự nối tiếp giữa cuộc đời của những người khác nhau, nếu được tìm kiếm. Những người ủng hộ thuyết này cho rằng thực tế là như vậy, trong khi những người chỉ trích có xu hướng bác bỏ điều này do những ẩn ý về mặt siêu hình của nó hay do việc nó chưa được khoa học chấp nhận với lý do là các cách giải thích khác của hiện tượng chưa được loại trừ một cách hoàn toàn. Các bằng chứng cho việc đầu thai thiên về ba loại:
Mặc dù một số người cho là một số sự kiện nhớ lại kiếp sống trước đã được ghi chép lại và thử nghiệm một cách khoa học, khoa học chưa chính thức chấp nhận đầu thai như là một hiện tượng chứng minh được.
Ở Ấn Độ ý tưởng về sự đầu thai được giới thiệu lần đầu tiên trong Áo nghĩa thư (Upanishad) (c. 800 TCN -), là những bản kinh về triết lý và tôn giáo được viết bằng tiếng Phạn. Học thuyết về sự đầu thai là không có trong bộ kinh Vệ Đà, nhìn chung được xem là bộ kinh cổ xưa nhất của Ấn Độ.
Ấn Độ giáo quan niệm rằng linh hồn (của bất kì thể sống nào - bao gồm muôn thú, con người và cây cỏ) đầu thai có liên hệ một cách phức tạp với nghiệp (karma), một khái niệm khác lần đầu được giới thiệu trong bộ Áo Nghĩa thư. Nghiệp (nghĩa đen là hành động) là tổng của các hành động của một người, và là lực sẽ quyết định sự đầu thai kế tiếp của người đó.
Vòng xoay của việc chết và tái sinh, được điều khiển bởi nghiệp, được gọi là luân hồi (samsara). Những ý tưởng về đầu thai, nghiệp, và luân hồi đều được tìm thấy trong Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jain và đạo Sikh. Trong tất cả các truyền thống tôn giáo này, sự cứu rỗi cuối cùng là sự giải thoát (moksha hay là mukti) khỏi vòng luân hồi của việc chết đi và tái sinh. Trong Phật giáo, sự giải thoát này thường được nhắc đến như là niết bàn (nirvana). Các truyền thống Bhakti (sùng kính) khác xem việc giải thoát khỏi luân hồi như là sự bắt đầu của một đời sống tâm linh thật sự, tiếp tục vượt lên trên cả niết bàn và tự do khỏi cõi trần tục.
Khái niệm niết bàn được phổ biến rộng hơn (xem Advaita Vedanta) theo sau sự hiện diện của nhà hiền triết Ấn Độ giáo vĩ đại Adi Shankaracharya. Đối với một số trường phái Ấn Độ giáo, quan niệm rằng việc làm lắng đọng các nghiệp của một người và trở nên hài hòa cuối cùng sẽ giải thoát người đó khỏi sự đầu thai là một giáo lý trung tâm.
Theo quan điểm của Ấn Độ giáo, đầu thai không thể giống như sự xuất hiện trở lại của linh hồn hay một người ở trong một cơ thể vật chất, mà đúng hơn là cảm nhận về thế giới chỉ tồn tại như một biểu thị xung quanh nhận thức, và điều này chỉ được duy trì như là một hành động của tâm thức. Theo Adi Shankaracharya, thế giới như chúng ta thường nhận biết nó chỉ là một giấc mơ: phù du và viển vông. Bị kẹt lại trong Luân hồi là kết quả của sự thiếu hiểu biết về bản chất thực sự của sự sinh tồn.
Phật giáo chấp nhận thuyết luân hồi (samsara), quá trình của việc tái sinh; tuy nhiên, trong Phật Giáo Nguyên Thủy, Tạng Vi Diệu Pháp của Tam Tạng Pali, Tâm Thức là đối tượng được tái sinh.
Thêm vào khái niệm vô ngã, Phật giáo Tây Tạng tin rằng một đứa trẻ mới ra đời có thể là tái sinh của một vị Lạt-ma quan trọng nào đó vừa mới qua đời. Trong Phật giáo Tây Tạng, những chất liệu làm nên bản ngã nhất thời (ngũ uẩn - skandha) của một Lạt-ma quan trọng (như vị Đạt-lại Lạt-ma) được cho là tái sinh vào một trẻ sơ sinh sinh ra chín tháng sau khi vị Lạt-ma đó qua đời. Quá trình này được cho là xảy ra sau nhiều năm kết tinh ngũ uẩn qua tu tập. Và người ta nói rằng, sau khi thể xác chết, một phần của ngũ uẩn đã kết tinh (cái mà thông thường sẽ tan rã khi chết) sẽ tự gắn vào với ý thức. Nhờ đó, khi tái sinh vào một trong 6 cõi, con người mới sẽ có một phần tính cách cũ. Tuy nhiên, niềm tin này rất mâu thuẫn với những lời dạy của Phật về quy luật Nghiệp và Quả của Nghiệp.
Trong bài kinh Mahākammavibhaṅgasutta, Đức Phật dạy về bốn tính chất về nghiệp như sau:
"Này Ānanda, như vậy tóm lại:
Ác nghiệp nặng ngăn cản ác nghiệp nhẹ.
Ác nghiệp có cơ hội ngăn cản thiện nghiệp.
Thiện nghiệp có cơ hội ngăn cản ác nghiệp.
Thiện nghiệp có nhiều năng lực ngăn cản thiện nghiệp có ít năng lực."
Như vậy, cõi giới tái sanh của người ấy phụ thuộc vào thiện nghiệp hoặc ác nghiệp nặng nhẹ có cơ hội cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.