From Wikipedia, the free encyclopedia
Niết-bàn (sa.nirvāṇa) trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, là mục đích chính và cuối cùng của các nhà tu hành. Tuy nhiên, Phật giáo lại nhìn nhận niết bàn là trạng thái diệt tận được tham ái, sân hận và si mê để đạt đến trạng thái bình lặng tuyệt đối. Còn riêng về Ấn Độ giáo, niết bàn là sự trở về của linh hồn cá nhân (Atman) vào với linh hồn vũ trụ (Brahman), của tiểu ngã vào với đại ngã. Trong thế giới Niết bàn cũng chia ra là Tiểu Niết Bàn và Đại Niết Bàn.
Niết-bàn (zh. 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna, ja. nehan) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna. Nirvāṇa nguyên là phân từ thụ động quá khứ của động từ niḥ-√vā (2) nirvāti với nghĩa "thổi tắt", "dập tắt" (một ngọn lửa) và như thế thì nirvāṇa mang nghĩa đã bị dập tắt, thổi tắt. Qua đó mà thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Khổ diệt, Diệt (zh. 滅), Diệt tận (zh. 滅盡), Diệt độ (zh. 滅度), Tịch diệt (zh. 寂滅), Bất sinh (zh. 不生), Viên tịch (zh. 圓寂), và vì khổ diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát (zh. 解脫).
Tóm lược lại thì Niết-bàn có thể được hiểu là: Tình trạng ngọn lửa tham lam, sân hận, ngu si trong tâm đã bị dập tắt, tâm trở nên trong sáng, mát mẻ, thanh lương, tịch tịnh, tĩnh lặng. Niết bàn là thái độ tâm hết sạch phiền não, rõ biết tất cả pháp là vô ngã, vô thường, và bất toại nguyện.
Niết-bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn được xem là đoạn triệt Luân hồi (zh. 輪回, sa., pi. saṃsāra). Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện (zh. 不善, sa. akuśala, pi. akusala) là tham, sân và si. Trưởng lão tăng kệ (pi. theragāthā) ghi (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):
Nguyên văn tiếng Pāli:
Dịch nghĩa:
Với sự xuất hiện của Đại thừa (sa. mahāyāna), người ta có một quan điểm mở rộng của Niết-bàn dựa trên khái niệm Bồ Tát (zh. 菩薩, sa. bodhisattva, pi. bodhisatta). Ở đây Niết-bàn được xem như hết Khổ, khi có sự giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi tham ái.
Trong nhiều kinh sách, người ta miêu tả Niết-bàn như một "ngọn lửa đã tắt". Đó là xuất thế (zh. 出世; sa. lokottara) và chỉ có những hành giả đã đạt mới biết được. Vì vậy, trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn được hiểu là giải thoát khỏi phiền não. Tập bộ kinh (pi. suttanipāta) miêu tả như sau (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):
Nguyên văn tiếng Pāli:
Dịch nghĩa:
Trong một số kinh sách khác, Niết-bàn được hiểu là sự "an lạc" nhưng phần lớn được hiểu là sự giải thoát khỏi cái Khổ (sa. duḥkha, pi. dukkha).
Niết-bàn có 2 loại, đó là:
1- Hữu-dư Niết-bàn (Sa upādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-la-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là kilesaparinibbāna: tất cả mọi phiền-não Niết-bàn, nhưng ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ.
2- Vô-dư Niết-bàn (Anupādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-la-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, còn gọi là khandha- parinibbāna: ngũ-uẩn Niết-bàn nghĩa là ngũ-uẩn diệt rồi không còn ngũ-uẩn nào tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Niết-bàn có ba loại theo đối-tượng thiền-tuệ, đó là:
1-Vô-hiện-tượng Niết-bàn(Animittanibbāna) là Niết- bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-ngã, do năng lực tín-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-hiện-tượng Niết-bàn (animittanibbāna): Niết-bàn không có hiện-tượng các pháp-hữu-vi.
2- Vô-ái Niết-bàn (Appaṇihitanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái vô-thường và trạng-thái vô-ngã, do năng lực định-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-ái Niết-bàn (appaṇihitanibbāna): Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ.
3- Chân-không Niết-bàn (Suññatanibbāna) là Niết- bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-ngã (anattalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-thường, do năng lực tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ), hoặc do năng lực của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna): Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.
Những đối-tượng Niết-bàn ấy thuộc về diệt khổ- Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ.
Theo Ấn Độ giáo, Niết-bàn là sự thật tuyệt đối. Theo S.K. Belvalkar thì khái niệm Niết-bàn này xuất hiện trước khi Phật giáo được thành lập. Theo trường sử thi Mahābhārata thì Niết-bàn được xem là sự tịch tĩnh (sa. śānti) và sự thỏa mãn (sa. susukkti). Trong tác phẩm Anugītā, Niết-bàn được xem như "một ngọn lửa không có chất đốt". Chí Tôn ca như chủ ý nhấn mạnh tính đối nghịch với khái niệm Niết-bàn trong Phật giáo vì bài này miêu tả Niết-bàn như sự chứng đắc Brahma (sa. brahman, 2,71). Du-già sư (sa. yogin) ở đây không được xem như một ngọn đèn đã tắt (như trong Phật giáo), mà là một ngọn đèn không đứng giữa cơn gió, không bị lay chuyển (6,19). Chứng đạt Niết-bàn được gọi là giải thoát (sa. mokṣa).
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.