From Wikipedia, the free encyclopedia
Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga (tiếng Nga: Конституционный суд Российской Федерации)là cơ quan tư pháp kiểm soát Hiến pháp. Tòa án giám sát tất cả các Luật hoặc nghị định của Tổng thống, Quốc hội Liên bang.
Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga | |
---|---|
Конституционный суд Российской Федерации | |
Quốc huy Liên bang Nga | |
Thành lập | 12/7/1991 |
Quốc gia | Liên bang Nga |
Vị trí | Moskva |
Phương pháp bổ nhiệm thẩm phán | Bổ nhiệm bởi Hội đồng Liên bang do Tổng thống đề cử |
Ủy quyền bởi | Hiến pháp Liên bang Nga |
Nhiệm kỳ thẩm phán | Trước 70 tuổi (trừ Chánh án) |
Số lượng thẩm phán | 19 |
Trang mạng | supcourt.ru |
Chánh án | |
Đương nhiệm | Valery Zorkin |
Từ | 21/3/2003 |
Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga được xác định trong Hiến pháp Liên bang Nga và Luật Hiến pháp Liên bang "Về việc Tòa án Hiến pháp của Liên bang Nga." Tòa án Hiến pháp của Liên bang Nga gồm 19 thẩm phán do Hội đồng Liên bang Nga bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng thống. Tòa án Hiến pháp được chia làm 2 viện, một viện có 10, một viện có 9 thẩm phán.
Trước những năm 1980, tầm quan trọng của giám sát tư pháp tại Liên Xô chưa được coi trọng. Mãi đến ngày 25/12/1989 khi đạo luật kiểm soát Hiến pháp ra đời, bắt đầu xem xét các nghị định được coi là vi hiến do Ủy ban giám sát Hiến pháp Liên Xô đứng đầu hoạt động từ năm 1990-1991. Tháng 12/1990 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga (Nga-Xô viết) được sửa đổi, thành lập Tòa án Hiến pháp (12/7/1991) được Đại hội Đại biểu Nhân dân Nga-Xô viết bầu (30/10/1991), Tòa án Hiến pháp bao gồm 13 thẩm phán.
Trong thời kỳ khủng hoảng Hiến pháp năm 1993, Tòa án Hiến pháp là bên chính tham gia cuộc khủng hoảng, giải quyết các vấn đề giữa Tổng thống Yeltsin và Xô Viết Tối cao. Do đứng về phe của Xô Viết Tối cao, Tòa án Hiến pháp bị Yeltsin đình chỉ hoạt động (7/10/1993). Sau do xung đột giữa Yeltsin và Hội đồng Liên bang về việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Tối cao, Tòa án Hiến pháp mới chính thức hoạt động trở lại (2/1995).
Tòa án Hiến pháp gồm 1 Chánh án, Phó Chánh án, 19 thẩm phán.
Chánh án Tòa án Tối cao được Tổng thống đề cử và Hội đồng Liên bang bổ nhiệm. Chánh án phải là thẩm phán Tòa án Hiến pháp trên 6 năm.
Chánh án và Phó Chánh án khi gần hết nhiệm kỳ có thể được bổ sung thêm 1 nhiệm kỳ nữa.
Các thẩm phán được Tổng thống đề cử và Hội đồng Liên bang thông qua trong vòng 12 năm.[1] Để trở thành thẩm phán phải là công dân Nga, hơn 40 tuổi, đã từng học ngành luật hoặc tư pháp, có kinh nghiệm trong ngành tư pháp trên 15 năm và có chứng chỉ "trình độ chuyên môn cao".
Trong trường hợp vị trí thẩm phán bị khuyết, Tổng thống có thể chỉ định người ứng cử tại Hội đồng Liên bang.
Tòa án Hiến pháp Tối cao gồm 2 viện, một viện gồm 10, một viện gồm 9 thẩm phán. Thành viên mỗi viện bằng cách bốc thăm theo quy định của Hiến pháp. Các thẩm phán tham dự tất cả các phiên họp thường niên của Tòa án, còn tại phiên họp của các viện chỉ có thẩm phán của viện tham gia.
Với nhiệm vụ bảo vệ những nguyên tác cơ bản của Hiến pháp, quyền và lợi ích của người dân tác động tới Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp có quyền hạn:[2]
Ngày 5/2/2007 Tổng thống Putin đã ký Luật Hiến pháp Liên bang thay đổi trụ sở của Tòa án Hiến pháp từ Moscow về St Petersburg.
Ngày 23/12/2007 Tổng thống Putin ra nghị định "về trụ sở chính của Tòa án Hiến pháp", trong đó quy định Tòa án Hiến pháp thực hiện di chuyển trong thời gian từ 1/2-20/5/2008.
Trụ sở Tòa án Hiến pháp hiện tại đóng tại Tòa nhà Thượng viện và Hội đồng (tiếng Nga: Здания Сената и Синода) tại St Peterburg. Hiện tại văn phòng Tòa án Hiến pháp vẫn ở Moscow.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.