From Wikipedia, the free encyclopedia
Phố Hàng Bông hiện nay (tiếng Pháp: Rue du Coton) là một phố nối phường Hàng Gai qua phường Hàng Bông đến phường Cửa Nam,[1] quận Hoàn Kiếm, trong khu phố cổ Hà Nội, chạy từ ngã tư Hàng Bông–Hàng Gai–Hàng Trống–Hàng Hòm đến cửa ô Cửa Nam, dài 932 mét.[2] Bên dãy lẻ của phố kết thúc ở số nhà 223, đoạn giao nhau vườn hoa Cửa Nam giữa phố Hàng Bông với phố Tràng Thi, Thợ Nhuộm; bên dãy chẵn của phố kéo dài đến số nhà 254, góc tiếp giáp với phố Đình Ngang là phố ngắn thứ nhì ở Hà Nội (dài 54 mét, sau phố Hồ Hoàn Kiếm dài 52 mét).
Phố
Hàng Bông |
|
---|---|
Thông tin phố | |
Tên khác | Hàng Bông Hài, Hàng Bông Đệm, Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền, Hàng Bông Nhuộm Hàng Bông Lờ |
Chiều dài | 932 m |
Vị trí | |
Quận | Hoàn Kiếm |
Phường | Hàng Gai, Hàng Bông |
Phố Hàng Bông không cao lắm, tuy nhiên các phố chạy cắt ngang (Hàng Trống, Hàng Hòm, Hàng Mành, Lý Quốc Sư, ngõ Tạm Thương, phố Đường Thành, Phủ Doãn, Quán Sứ, Hàng Da, ngõ Hội Vũ, phố Phùng Hưng, Thợ Nhuộm, ngõ Hàng Bông) lại dốc xuống nên phố ít bị ngập. Những cơn mưa to (như năm 2008) phố cũng chỉ bị ngập một chút rồi nước rút đi rất nhanh.
Hàng Bông thế kỷ 20 là một trong số những tuyến phố Hà Nội gắn liền với tàu điện (trước năm 1991). Do đặc tính của đường ray tàu điện nổi lên trên mặt đường nên đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn giao thông thời kỳ đó ở phố Hàng Bông nói riêng và ở Hà Nội nói chung.
Hàng Bông trước kia gồm nhiều đoạn phố, có tên riêng:
Lần ngược lịch sử xa hơn nữa về thời chúa Trịnh, phố Hàng Bông nằm trong quần thể vương phủ của chúa Trịnh Tùng, khởi dựng vào năm 1595. Thời đó vương phủ gồm 52 cung, phủ, điện, đài, vườn ngự uyển, hồ, trại lính, trải từ Cửa Nam, Hàng Bông, vòng Bà Triệu tới hồ Hale, có 3 cửa chính: cửa chính nam là phố Bà Triệu, Tuyên Vũ Môn (có Ngũ Long Lầu, cao 70m, là Bưu điện Hà Nội ngày nay) và Diệu Đức (thông ra phố Cửa Nam).[6]
Khoảng năm 1781, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác lên kinh chữa bịnh cho chúa Trịnh Sâm và thế tử Trịnh Cán đã đi qua phố Hàng Bông. Trong Thượng kinh ký sự, ông chép vào thành qua cửa Vũ Quan:
"từ cửa cung Khánh Thụy qua đình Quảng Minh, rồi qua cửa Đại Hưng, theo đường phía hữu (bên phải) đi hơn nửa dặm nữa thì đến dinh quan Chính Đường".[7]
Đoạn đường rẽ tay phải này nhiều khả năng chính là phố Hàng Bông ngày nay.[8]
Phố Hàng Bông về đêm được thanh niên, học sinh rất thích tụ họp vì ở đây (góc ngã ba Hàng Bông–ngõ Tạm Thương) có món nem chua rán, nem chua nướng rất hợp túi tiền và khẩu vị tuổi trẻ. Cuối phố, bên dãy phải (nhà số chẵn) có cửa hàng bánh ngọt rất nổi tiếng, nơi tập trung nhiều khách tây ba lô. Vào những dịp lễ hội, phố này là một nơi tập trung bán cờ, áo phông có in hình để cổ động.
Phố Hàng Bông cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đang dần là một phố tập trung nhiều cửa hàng thời trang sang trọng nhất Hà Nội, vượt các phố Hàng Đào, phố Lương Văn Can, Trần Nhân Tông.[cần dẫn nguồn]Ngày nay con phố này cũng là cảm hứng cho sự hình thành của khách sạn Silk Path (khách sạn 4 sao gồm 106 phòng, nằm ở đoạn cắt phố Hàng Bông – Phùng Hưng).
Tại đây đã từng có một số phòng trà ca nhạc, là nơi tụ tập của dân văn nghệ sĩ. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết:
“ | Quán Nghệ sĩ ở đường Bờ Hồ, do tay violonist số một là Nguyễn Văn Giệp điều khiển. Có nam ca sĩ Mai Khanh thường tới hát bài Bên hồ liễu. Nữ ca sĩ Bùi Thị Thái, người vợ tương lai của ông Quản Liên, trưởng ban Quân nhạc Lính Khố Xanh thì chuyên hát bài Con chim lạc bạn. Thỉnh thoảng có Dương Thiệu Tước tới đánh guitare hawaienne và có Thẩm Oánh tới để làm xướng ngôn viên.
Ở phố Hàng Bông, có phòng trà Thăng Long với các nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Khắc Cung, Lương Ngọc Châu, Vũ Anh Thường. Tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, có phòng trà Tuyết Sơn với Vũ Thành thổi sáo. Trong đám nam ca sĩ lúc đó, tôi cho rằng Kim Tiêu là người hát hay nhất. Trong khi tôi còn vác bài Buồn tàn thu đi lưu diễn ở trong Nam thì ở Hà Nội, chính nhờ ở giọng hát của Kim Tiêu mà những bài Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao được nổi tiếng. Một thằng bạn của tôi tên là Đặng Trần Vận mở ra ở phố Hàng Gai một phòng trà lấy tên là Thiên Thai, cái tên được đặt ra như vậy là vì tất cả dân chúng lúc đó đang ở trong tầm ảnh hưởng của bài hát rất trữ tình của Văn Cao. |
” |
Phố Hàng Bông xưa (thời Pháp thuộc) là nơi có khá nhiều nhà in, nhà sách, nhà báo:
Trước kia, khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hà Nội đã bắt đầu phát triển hệ thống giao thông công cộng sử dụng năng lượng điện chạy trên đường ray sắt. Tuyến đầu tiên chạy nối Bờ Hồ – Thụy Khuê bắt đầu hoạt động từ ngày 13 tháng 9 năm 1900 và tuyến thứ hai từ ngày 10 tháng 11 năm 1901 nối Bờ Hồ – Hàng Gai – Hàng Bông – Cửa Nam – Sinh Từ (nay là Nguyễn Khuyến) vòng qua trước mặt Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hàng Bột (nay là Tôn Đức Thắng) – Thái Hà. Tuyến thứ hai này năm 1993[cần dẫn nguồn] bỏ đoạn Cửa Nam – Sinh Từ – Văn Miếu, rẽ theo đường Nguyễn Thái Học ngày nay, vòng lưng Văn Miếu sang Hàng Bột. Hành khách mua vé hạng nhất được ngồi ngang, nhìn thẳng trên ghế đệm.[17][18] Tất cả các tuyến tàu điện này đều đã được rỡ bỏ từ năm 1991, thay thế bằng xe buýt nội thành Hà Nội.
Hiện phố Hàng Bông cấm xe ôtô 1 chiều hướng từ góc phố Phùng Hưng đi về phố Hàng Gai (xe bus được phép hoạt động). Các tuyến xe bus hoạt động trên phố đến hết năm 2011 gồm số 9 và 14.[19] Từ năm 2009, hai tuyến này không còn đi qua phố Hàng Bông nữa, chỉ có tuyến 23 đi phần đoạn cuối từ ngã sáu Cửa Nam đến cuối phố Phùng Hưng.[20][21]
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.