From Wikipedia, the free encyclopedia
Nguyễn Văn Lém (1931-1968), còn gọi là Bảy Lốp[cần dẫn nguồn], là một sĩ quan tình báo của quân Giải phóng miền Nam tham gia cuộc Tổng tiến công Mậu Thân tại Sài Gòn. Theo một số nguồn tin thì ông là người bị bắt và bị bắn chết bởi Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968[lower-alpha 1] gần khu vực Chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, góc đường Sư Vạn Hạnh và Ngô Gia Tự trong bức ảnh nổi tiếng Saigon Execution của nhiếp ảnh gia Eddie Adams. Nhưng cũng có nguồn tin khác cho rằng người bị bắn không phải là ông mà là ông Lê Công Nà, cho đến nay danh tính người bị bắn vẫn là điều bí ẩn của lịch sử.[cần dẫn nguồn]
Các chú thích trong bài hoặc đoạn này phải hoàn chỉnh hơn để có thể được kiểm chứng. |
Nguyễn Văn Lém quê ở xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh. Năm 1947 ông tham gia lực lượng Việt Minh hoạt động vùng ven Sài Gòn, đến năm 1953 bị bắt sau đó vượt ngục. Năm 1954 tập kết, học về tình báo và vào miền Nam Việt Nam hoạt động.
Ngày mồng Một Tết Mậu Thân có một mũi tấn công của quân Giải phóng miền Nam vào Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa do Bảy Lốp chỉ huy, chỉ huy phó là Hai Ly. Sau đó Bảy Lốp bị bắt và bị đưa đến Bộ Tư lệnh Cảnh sát dã chiến Việt Nam Cộng hòa, nhưng không rõ Bảy Lốp bị đưa đi đâu. Ngay thời gian sau đó, báo chí phương Tây và cả Việt Nam đăng bức hình một người đàn ông mặc áo carô bị bắn. Một số người cho đó chính là Bảy Lốp.[cần dẫn nguồn]
Ngày 1 tháng 2 năm 1968, trong lúc chiến sự đang diễn ra ác liệt trên toàn thành phố Sài Gòn Tết Mậu Thân thì cảnh sát Việt Nam Cộng hòa lùng sục bắt được một người mà họ tình nghi là đặc công cộng sản. Họ đem nộp người này cho Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Tướng Loan đã bắn thẳng vào đầu làm người bị bắt chết ngay tại chỗ vì anh ta đã đặt bom kích nổ làm cho một tiểu đội gồm 10 người bị tử vong.[cần dẫn nguồn]
Theo thời gian, đã có nhiều giả thuyết với các nguồn tin khác nhau về việc ai là người bị bắn, ngay sau khi bức ảnh được báo chí công bố đã gây chấn động thế giới.
Khoảng năm 1985, từ khi có bài báo của phóng viên hãng Novosty đặt câu hỏi về tình hình gia đình Bảy Lốp, đại tá Nguyễn Phương Nam nguyên cán bộ Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, người có nhiều quan hệ với đặc công, tìm hiểu thông tin và biết được rằng: ngày mồng Một Tết Mậu Thân có một mũi tấn công của quân Giải phóng miền Nam vào Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa và người chỉ huy là Bảy Lốp, chỉ huy phó là Hai Ly, theo đó Bảy Lốp bị bắt và bị đưa đến Bộ Tư lệnh Cảnh sát dã chiến Việt Nam Cộng hòa, nhưng không rõ Bảy Lốp bị đưa đi đâu, kết hợp với tin của phóng viên người Nhật lúc đó thì có người bị cảnh sát dã chiến đưa đến đường 20 cũ tức đường Lý Thái Tổ hiện nay và bị bắn. Nguyễn Phương Nam phóng to bức ảnh và cho rằng cách chỗ bị bắn có một hiệu giày khoảng 100 m. Từ đó ông đi tìm gia đình Bảy Lốp.[1]
Vào năm 1985 đoàn của Đảng Cộng sản Nhật Bản đã sang thăm và tìm hiểu. Nhờ bức ảnh của đoàn Nhật mà vợ liệt sĩ đại úy Nguyễn Văn Lém mới biết là chồng đã bị Nguyễn Ngọc Loan bắn năm 1968 do Nguyễn Văn Lém rất giống người trong ảnh. Và từ đó người dân Việt Nam mới bắt đầu có được thông tin về người bị bắn trong ảnh.
Khẳng định rằng người bị bắn là Nguyễn Văn Lém được hỗ trợ bởi các thông tin sau:[1]
Ông có vợ là Nguyễn Thị Lốp và 3 người con, hai gái một trai.
Năm 1954 vợ ông sinh con gái đầu lòng (vào thời điểm năm 1998 cô sống ở Long Khánh). Năm 1962 Nguyễn Văn Lém vào miền Nam Việt Nam, sau đó sống với vợ ở Củ Chi. Năm 1966 vợ Lém có bầu con thứ hai, Lém dự định đặt tên con dù trai hay gái cũng đặt tên Nguyễn Ngọc Loan (cô Nguyễn Ngọc Loan đã có gia đình, vào thời điểm năm 1998 sống ở Tân Bình, làm nghề bán tạp hóa).
Cuối năm 1967, khi vợ Lém có thai người con trai út Nguyễn Dũng Thông thì Nguyễn Văn Lém đột ngột bảo vợ về quê ăn Tết.
Từ sau sự kiện Mậu Thân cho đến khi được nhìn thấy tấm ảnh, bà Nguyễn Thị Lốp không nhận được tin tức gì về chồng.
Hài cốt Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp hiện chưa tìm được, ông đã được công nhận là liệt sĩ.
Các ví dụ và quan điểm trong phần này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. (tháng5/2022) |
Các đánh giá khác về Nguyễn Văn Lém:
Song đã từ lâu nhiều người, nhiều nguồn tin lại cho rằng chính Lê Công Nà chính trị viên quận đội kiêm phó chỉ huy quận 5, thành phố Sài Gòn - Gia Định, tức Bảy Nà, mới là người trong bức hình Saigon Execution.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.