Ngày 15 tháng 12 năm 1977, Hội đồng Chính phủ hợp nhất huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh thành một đơn vị hành chính lấy tên là huyện Long Mỹ; thị xã Vị Thanh chuyển xuống thành thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 23 tháng 10 năm 1978, Hội đồng Chính phủ thành lập xã Vị Tân thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang và xác định địa giới của thị trấn Vị Thanh, thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới một số xã thuộc thành phố Cần Thơ và các huyện Long Mỹ, Thạnh Trị, Kế Sách, Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 15 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng chia một số xã để thành lập các xã mới thuộc các huyện Thốt Nốt, Châu Thành, Vĩnh Châu, Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 26 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng chia huyện Long Mỹ thành hai huyện lấy tên là huyện Long Mỹ và huyện Mỹ Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 06 tháng 4 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng đổi tên huyện Mỹ Thanh thành huyện Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 07 tháng 7 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng phân vạch địa giới xã thuộc các huyện Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 28 tháng 3 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng phân vạch địa giới một số xã thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn, Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 23 tháng 12 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng chia một số xã để thành lập các xã mới thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, giải thể tỉnh Hậu Giang.
Thành lập tỉnh Cần Thơ: ngày 26 tháng 12 năm 1991
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh là tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Cần Thơ có bảy đơn vị hành chính gồm: thành phố Cần Thơ và sáu huyện: Châu Thành, Long Mỹ, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh.
Ngày 21 tháng 4 năm 1998, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Bình, Đông Hiệp thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 01 tháng 7 năm 1999, Chính phủ chia huyện Vị Thanh thành thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy, thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Vị Thủy, chuyển xã Vị Thắng thuộc huyện Long Mỹ về huyện Vị Thủy quản lý.
Ngày 24 tháng 8 năm 1999, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các xã thuộc các huyện Thốt Nốt và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 04 tháng 8 năm 2000, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 06 tháng 11 năm 2000, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A.
Ngày 10 tháng 7 năm 2001, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành và Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 19 tháng 4 năm 2002, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thuộc các huyện Ô Môn, Phụng Hiệp và Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 12 tháng 5 năm 2003, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành A, Ô Môn, Phụng Hiệp và thị xã Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 26 tháng 12 năm 2003, giải thể tỉnh Cần Thơ.
Thành lập tỉnh Hậu Giang mới: ngày 26 tháng 11 năm 2003
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số hiện tại là 766.105 người, bao gồm: diện tích và số dân của thị xã Vị Thanh; huyện Phụng Hiệp; huyện Long Mỹ; huyện Vị Thủy; phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, trừ phần diện tích và số dân của hai huyện này đã được điều chỉnh về thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương.
Ngày 02 tháng 1 năm 2004, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Châu Thành và Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ; đổi tên thị xã Tân Hiệp thành thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 08 tháng 3 năm 2007, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính các xã Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh để thành lập các thị trấn Rạch Gòi, Cái Tắc thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 13 tháng 12 năm 2007, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính các xã Lương Tâm, Vĩnh Viễn để thành lập các xã Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Châu Thành A, huyện Châu Thành, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 23 tháng 9 năm 2010, Chính phủ thành lập thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 24 tháng 1 năm 2011, Chính phủ thành lập thị trấn Mái Dầm thuộc huyện Châu Thành, điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Búng Tàu thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 14 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 12 tháng 3 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thành phố Ngã Bảy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Năm 1977: Quyết định 330-CP ngày 15 tháng 12
Quyết định 330-CP[1] ngày 15 tháng 12 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc hợp nhất huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang thành huyện Long Mỹ:
Nay phê chuẩn việc hợp nhất huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang thành một đơn vị hành chính lấy tên là huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang.
Thị xã Vị Thanh chuyển xuống thành thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Quyết định 273-CP[2] ngày 23 tháng 10 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập xã Vị Tân thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang và xác định địa giới của thị trấn Vị Thanh, thuộc huyện Long Mỹ:
Địa giới của xã Vị Tân ở phía Bắc giáp xã Hòa Thuận (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang); phía Đông giáp xã Vị Thủy; phía Tây giáp xã Vĩnh Hòa Hưng (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang); phía Nam giáp thị trấn Vị Thanh.
Địa giới của thị trấn Vị Thanh ở phía Bắc và phía Tây giáp xã Vị Tân; phía Đông giáp xã Vị Thủy; phía Nam giáp xã Vĩnh Thuận Đông.
Năm 1979: Quyết định 174-CP ngày 21 tháng 4
Quyết định 174-CP[3] ngày 21 tháng 4 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới xã thuộc thành phố Cần Thơ và các huyện Long Mỹ, Thạnh Trị, Kế Sách tỉnh Hậu Giang:
Quyết định 119-HĐBT[5] ngày 26 tháng 10 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc tách huyện Long Mỹ thành hai huyện Long Mỹ và Mỹ Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang:
Huyện Long Mỹ gồm có các xã Lương Nghĩa, Lương Tân, Vĩnh Viễn, Tân Thành, Vĩnh Thuận Đông, Thuận Hưng, Xã Phiên, Vị Thắng, Long Hoà, Thuận Hoà, Long Bình, Long Trị, Long Tân, Long Phú, Tân Phú và thị trấn Long Mỹ. Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Long Mỹ.
Huyện Mỹ Thanh gồm có các xã Hỏa Tiến, Vĩnh Lập, Hỏa Lựu, Vị Tân, Vĩnh Thuận Tây, Vị Đông, Vị Xuân, Vị Bình, Vị Thanh, Vị Lợi, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường, Vĩnh Hiếu, Vị Thủy và thị trấn Vị Thanh. Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Vị Thanh.
Tách đất các xã Long Hưng, An Ninh, Hồ Đắc Kiện, Mỹ Hương thành lập một xã lấy tên là xã Thiện Mỹ.
Chia xã Hồ Đắc Kiện thành hai xã lấy tên là xã Hồ Đắc Kiện và xã Thuận Hòa.
Chia xã Long Hưng thành hai xã lấy tên là xã Long Hưng và xã Hưng Phú.
Chia xã An Ninh thành hai xã lấy tên là xã An Ninh và xã An Hiệp.
Tách đất các xã Mỹ Phước, Phú Mỹ, Thuận Hưng thành lập một xã lấy tên là xã Mỹ Thuận.
Chia xã Phú Tâm thành hai xã lấy tên là xã Phú Tâm và Phú Tân.
Năm 1989: Quyết định 128-HĐBT ngày 16 tháng 9
Quyết định 128-HĐBT[9] ngày 16 tháng 9 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Châu Thành, Mỹ Xuyên, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh, Vĩnh Châu:
Hợp nhất xã Hòa Hải, xã Hòa Phước và xã Hòa Điền thành một xã lấy tên là xã Hòa Hải.
Hợp nhất xã Vĩnh Thành và xã Vĩnh Tân thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Tân.
Hợp nhất xã Vĩnh Bình và xã Vĩnh Tiến thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Tiến.
Hợp nhất xã Vĩnh Tỉnh và xã Vĩnh Hiệp thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Hiệp.
Hợp nhất xã Khánh Hòa và xã Châu Khánh thành một xã lấy tên là xã Khánh Hòa.
Hợp nhất xã Hòa Khởi và xã Hòa Đông thành một xã lấy tên là xã Hòa Đông.
Năm 1990: Quyết định 547/QĐ-TCCP ngày 07 tháng 12
Quyết định 547/QĐ-TCCP[10] ngày 07 tháng 12 năm 1990 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Phụng Hiệp và Vĩnh Châu:
Giải thể xã Hòa Hải, nhập địa bàn vào xã Lai Hòa và xã Vĩnh Tân.
Giải thể xã Vĩnh Tiến, nhập địa bàn vào xã Vĩnh Phước và xã Vĩnh Hiệp.
Giải thể xã Hòa Thanh, nhập địa bàn vào xã Khánh Hòa và xã Hòa Đông.
Năm 1991: Quyết định 36/QĐ-TCCP ngày 28 tháng 1
Quyết định 36/QĐ-TCCP[11] ngày 28 tháng 1 năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Long Mỹ và Vị Thanh.
Nghị định 21/1998/NĐ-CP[13] ngày 21 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về việc về thành lập thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Bình, Đông Hiệp thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ:
Thành lập thị trấn Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 438 ha diện tích tự nhiên và 7.914 nhân khẩu của xã Thới Đông; 320 ha diện tích tự nhiên và 1.894 nhân khẩu của xã Thạnh Phú (thuộc huyện Thốt Nốt).
Thành lập xã Đông Bình trên cơ sở điều chỉnh 2.770,56 ha diện tích tự nhiên và 6.720 nhân khẩu của xã Đông Thuận.
Thành lập xã Đông Hiệp trên cơ sở điều chỉnh 1.754 ha diện tích tự nhiên và 5.222 nhân khẩu của xã Thới Đông; 680 ha diện tích tự nhiên và 1.337 nhân khẩu của xã Thới Long; 914,9 ha diện tích tự nhiên và 3.054 nhân khẩu của xã Thới Lai.
Nghị định 45/1999/NĐ-CP[14] ngày 01 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc tái lập thị xã Vị Thanh, đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy và thành lập các phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy, tỉnh Cần Thơ:
Thành lập thị xã Vị Thanh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Vị Thanh, xã Vị Tân, xã Hỏa Lựu, xã Hỏa Tiến, 438 ha diện tích tự nhiên và 6.326 nhân khẩu của xã Vị Đông, huyện Vị Thanh. Thị xã Vị Thanh có 11.582,15 ha diện tích tự nhiên và 70.456 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 phường: phường I, phường III, phường IV, phường V và 3 xã: Vị Tân, Hoả Lựu và Hỏa Tiến.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Vị Thanh có 20.849,65 ha diện tích tự nhiên và 85.342 nhân khẩu và đổi tên thành huyện Vị Thủy.
Thành lập các phường thuộc thị xã Vị Thanh trên cơ sở thị trấn Vị Thanh (cũ), 438 ha diện tích tự nhiên và 6.326 nhân khẩu của xã Vị Đông, cụ thể như sau:
Thành lập phường I trên cơ sở 102,63 ha diện tích tự nhiên và 6.402 nhân khẩu.
Thành lập phường III trên cơ sở 1.270,36 ha diện tích tự nhiên và 7.109 nhân khẩu.
Thành lập phường IV trên cơ sở 562,32 ha diện tích tự nhiên và 11.272 nhân khẩu (trong đó có 210 ha diện tích tự nhiên và 3.754 nhân khẩu của xã Vị Đông).
Thành lập phường V trên cơ sở 803,38 ha diện tích tự nhiên và 7.497 nhân khẩu (trong đó có 228 ha diện tích tự nhiên và 2.572 nhân khẩu của xã Vị Đông).
Thành lập thị trấn và các xã thuộc huyện Vị Thủy và điều chuyển xã Vị Thắng của huyện Long Mỹ về huyện Vị Thủy:
Chuyển xã Vị Thắng thuộc huyện Long Mỹ với 2.321,49 ha diện tích tự nhiên và 9.796 nhân khẩu về huyện Vị Thủy quản lý.
Thành lập thị trấn Nàng Mau thuộc huyện Vị Thủy trên cơ sở 420 ha diện tích tự nhiên và 3.803 nhân khẩu của xã Vị Thủy; 204 ha diện tích tự nhiên và 1.819 nhân khẩu của xã Vị Thắng.
Thành lập xã Vị Bình thuộc huyện Vị Thủy trên cơ sở 2.108,52 ha diện tích tự nhiên và 8.252 nhân khẩu của xã Vị Thanh.
Thành lập xã Vị Trung thuộc huyện Vị Thủy trên cơ sở 2.141,73 ha diện tích tự nhiên và 8.299 nhân khẩu của xã Vị Thủy.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:
Huyện Vị Thủy có 23.171,04 ha diện tích tự nhiên và 95.138 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã là thị trấn Nàng Mau và các xã Vị Bình, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Đông, Vị Thanh, Vĩnh Tường, Vĩnh Trung, Vĩnh Thuận Tây và Vị Thắng.
Huyện Long Mỹ có 40.092,58 ha diện tích tự nhiên và 136.873 nhân khẩu gồm 9 đơn vị hành chính là các xã: Long Trị, Long Phú, Thuận Hưng, Xà Phiên, Lương Tâm, Long Bình, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn và thị trấn Long Mỹ.
Năm 1999: Nghị định 80/1999/NĐ-CP ngày 24 tháng 8
Nghị định 80/1999/NĐ-CP[15] ngày 24 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về việc thành lập các xã thuộc các huyện Thốt Nốt và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ:
Thành lập xã Trung Kiên trên cơ sở 1.348,94 ha diện tích tự nhiên và 23.979 nhân khẩu của xã Trung Nhứt, 115 ha diện tích tự nhiên, 1.942 nhân khẩu của xã Thuận Hưng.
Thành lập xã Tân Long trên cơ sở 2.172 ha diện tích tự nhiên và 15.799 nhân khẩu của xã Long Thạnh.
Năm 2000: Nghị định 28/2000/NĐ-CP ngày 04 tháng 8
Nghị định 28/2000/NĐ-CP[16] ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ:
Thành lập thị trấn Thanh An trên cơ sở 185,51 ha diện tích tự nhiên và 3.000 nhân khẩu của xã Thạnh Thắng; 1.595,1 ha diện tích tự nhiên và 9.157 nhân khẩu của xã Thạnh An.
Thành lập thị trấn Cây Dương trên cơ sở 1.512 ha diện tích tự nhiên và 7.981 nhân khẩu của xã Hiệp Hưng; thành lập thị trấn Kinh Cùng thuộc huyện Phụng Hiệp trên cơ sở 1.300 ha diện tích tự nhiên và 10.288 nhân khẩu của xã Hoà An.
Năm 2000: Nghị định 64/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 11
Nghị định 64/2000/NĐ-CP[17] ngày 06 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ:
Tái lập huyện Châu Thành A trên cơ sở 22.139 ha diện tích tự nhiên và 163.357 nhân khẩu của huyện Châu Thành.
Huyện Châu Thành A gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Tân Thuận, Thạnh Xuân, Tân Hoà, Trường Long, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long Tây và Tân Phú Thạnh.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để tái lập huyện Châu Thành A, huyện Châu Thành có 18.851 ha diện tích tự nhiên và 121.689 nhân khẩu, gồm 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Đông Thạnh, Đông Phú, Đông Phước, Phú An, Phú Hữu và thị trấn Cái Răng.
Năm 2001: Nghị định 37/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7
Nghị định 37/2001/NĐ-CP[18] ngày 10 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về việc thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành và Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ:
Thành lập xã Trung Thạnh trên cơ sở 2.194,8 ha diện tích tự nhiên và 15.864 nhân khẩu của xã Trung An; thành lập xã Thạnh Mỹ thuộc huyện Thốt Nốt trên cơ sở 2.481,65 ha diện tích tự nhiên và 11.448 nhân khẩu của xã Thạnh Quới.
Năm 2003: Nghị định 48/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 5
Nghị định 48/2003/NĐ-CP[20] ngày 12 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập xã, phường, thị trấn thuộc huyện Châu Thành A, Ô Môn, Phụng Hiệp và thị xã Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ:
Thành lập thị trấn Một Ngàn - thị trấn huyện lỵ của huyện Châu Thành A trên cơ sở điều chỉnh 433 ha diện tích tự nhiên và 4.124 nhân khẩu của xã Tân Thuận, 297 ha diện tích tự nhiên và 2.632 nhân khẩu của xã Nhơn Nghĩa A.
Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số hiện tại là 1.112.121 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ cũ; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.
Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số hiện tại là 766.105 người, bao gồm: diện tích và số dân của thị xã Vị Thanh; huyện Phụng Hiệp; huyện Long Mỹ; huyện Vị Thủy; phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, trừ phần diện tích và số dân của hai huyện này đã được điều chỉnh về thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương.
Tỉnh lỵ: Thị xã Vị Thanh.
Năm 2004: Nghị định 06/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 1
Nghị định 06/2004/NĐ-CP[21] ngày 02 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc các huyện Châu Thành và Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang:
Xã Đông Thạnh sau khi điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số về thành phố Cần Thơ (mới) có 1.181,71 ha diện tích tự nhiên và 9.153 nhân khẩu.
Xã Phú An sau khi điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số về thành phố Cần Thơ (mới) có 814,94 ha diện tích tự nhiên và 4.116 nhân khẩu.
Xã Đông Phú sau khi điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số về thành phố Cần Thơ (mới) có 1.775,98 ha diện tích tự nhiên và 9.136 nhân khẩu.
Huyện Châu Thành sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, có 14.578,91 ha diện tích tự nhiên và 81.194 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là: thị trấn Ngã Sáu, các xã Đông Phú, Phú Hữu A, Phú Hữu, Phú An, Đông Thạnh, Đông Phước và Đông Phước A.
Xã Tân Phú Thạnh sau khi điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số về thành phố Cần Thơ (mới) có 1.996,92 ha diện tích tự nhiên và 21.514 nhân khẩu.
Huyện Châu Thành A sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, có 15.319,45 ha diện tích tự nhiên và 98,805 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là: thị trấn Một Ngàn, các xã Trường Long Tây, Nhơn Nghĩa A, Trường Long A, Thạnh Xuân, Tân Thuận, Tân Hòa và Tân Phú Thạnh.
Năm 2005: Nghị định 98/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 7
Nghị định 98/2007/NĐ-CP[22] ngày 26 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang, thành lập phường, xã thuộc thuộc thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang:
Thành lập thị xã Tân Hiệp trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Phụng Hiệp, xã Đại Thành, xã Tân Thành, 1.932,76 ha diện tích tự nhiên và 11.482 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp, 220 ha diện tích tự nhiên và 1.170 nhân khẩu của xã Tân Phước Hưng thuộc huyện Phụng Hiệp.
Thị xã Tân Hiệp có 7.894,93 ha diện tích tự nhiên và 61.024 nhân khẩu.
Thành lập phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp:
Thành lập phường Ngã Bảy trên cơ sở 217,61 ha diện tích tự nhiên và 8.964 nhân khẩu của thị trấn Phụng Hiệp, 78,65 ha diện tích tự nhiên và 1.500 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp, 176,69 ha diện tích tự nhiên và 3.100 nhân khẩu của xã Đại Thành. Phường Ngã Bảy có 472,95 ha diện tích tự nhiên và 13.564 nhân khẩu.
Thành lập phường Lái Hiếu trên cơ sở 357,99 ha diện tích tự nhiên và 7.160 nhân khẩu của thị trấn Phụng Hiệp, 338,38 ha diện tích tự nhiên và 1.996 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp, 120 ha diện tích tự nhiên và 670 nhân khẩu của xã Tân Phước Hưng. Phường Lái Hiếu có 816,37 ha diện tích tự nhiên và 9.826 nhân khẩu.
Thành lập phường Hiệp Thành trên cơ sở 828,57 ha diện tích tự nhiên và 8.632 nhân khẩu của thị trấn Phụng Hiệp, 296,61 ha diện tích tự nhiên và 1.917 nhân khẩu của xã Đại Thành, 100 ha diện tích tự nhiên và 500 nhân khẩu của xã Tân Phước Hưng. Phường Hiệp Thành có 1.225,18 ha diện tích tự nhiên và 11.049 nhân khẩu.
Thành lập xã Hiệp Lợi trên cơ sở 1.515,73 ha diện tích tự nhiên và 7.986 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp. Xã Hiệp Lợi có 1.515,73 ha diện tích tự nhiên và 7.986 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Tân Hiệp và các phường, xã trực thuộc:
Thị xã Tân Hiệp có 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường Ngã Bảy, Lái Hiếu, Hiệp Thành và các xã Hiệp Lợi, Đại Thành, Tân Thành.
Huyện Phụng Hiệp còn lại 48.481,05 ha diện tích tự nhiên và 205.460 người, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân Bình, Hoà An, Phương Bình, Phương Phú, Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hoà, Bình Thành, Tân Long, Long Thạnh và các thị trấn Cây Dương, Kinh Cùng.
Năm 2006: Nghị định 124/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10
Nghị định 124/2006/NĐ-CP[23] ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ; đổi tên thị xã Tân Hiệp thành thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang:
Nghị định 34/2007/NĐ-CP[24] ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh để thành lập các thị trấn Rạch Gòi, Cái Tắc thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang:
Thành lập thị trấn Rạch Gòi trên cơ sở điều chỉnh 977,84 ha diện tích tự nhiên và 10.073 nhân khẩu của xã Thạnh Xuân.
Thành lập thị trấn Cái Tắc trên cơ sở điều chỉnh 1.050,15 ha diện tích tự nhiên và 11.140 nhân khẩu của xã Tân Phú Thạnh.
Năm 2007: Nghị định 182/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 12
Nghị định 182/2007/NĐ-CP[25] ngày 13 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã Lương Tâm, Vĩnh Viễn để thành lập các xã Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang:
Thành lập xã Lương Nghĩa trên cơ sở điều chỉnh 2.823 ha diện tích tự nhiên và 10.024 nhân khẩu của xã Lương Tâm.
Thành lập xã Vĩnh Viễn A trên cơ sở điều chỉnh 2.498,31 ha diện tích tự nhiên và 8.308 nhân khẩu của xã Vĩnh Viễn.
Năm 2009: Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 24 tháng 8
Nghị quyết 37/NQ-CP[26] ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Châu Thành A, huyện Châu Thành, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang:
Nghị quyết 34/NQ-CP[27] ngày 23 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang:
Thành lập thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vị Thanh.
Thành phố Vị Thanh có diện tích tự nhiên 11.867,74 ha và 97.222 nhân khẩu, có 09 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: I, III, IV, V, VII và các xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Hỏa Tiến.
Năm 2011: Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 24 tháng 1
Nghị quyết 06/NQ-CP[28] ngày 24 tháng 1 năm 2011 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn Mái Dầm thuộc huyện Châu Thành, điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Búng Tàu thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang:
Nghị quyết 933/2015/NQ-UBTVQH[29] ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Mỹ để thành lập thị xã Long Mỹ; thành lập các phường thuộc thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang:
Thành lập thị xã Long Mỹ trên cơ sở tách 2 thị trấn: Long Mỹ, Trà Lồng và 5 xã: Long Bình, Long Phú, Long Trị, Long Trị A, Tân Phú thuộc huyện Long Mỹ.
Thị xã Long Mỹ có 14.400 ha diện tích tự nhiên và 73.000 nhân khẩu.
Thành lập phường thuộc thị xã Long Mỹ:
Thành lập phường Bình Thạnh thuộc thị xã Long Mỹ trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của ấp 1 thuộc thị trấn Long Mỹ, ấp Bình Thạnh, Bình An và một phần ấp Bình Hòa, Bình Hiếu thuộc xã Long Bình.
Thành lập phường Thuận An thuộc thị xã Long Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của ấp 2, 3, 4, 5, 6 thuộc thị trấn Long Mỹ.
Thành lập phường Trà Lồng thuộc thị xã Long Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị trấn Trà Lồng và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Tân Phú.
Thành lập phường Vĩnh Tường thuộc thị xã Long Mỹ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của ấp Bình Tân, Bình Hòa, Bình Hiếu thuộc xã Long Bình.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Mỹ để thành lập thị xã Long Mỹ; thành lập các phường thuộc thị xã Long Mỹ:
Thị xã Long Mỹ có 14.400 ha diện tích tự nhiên và 73.000 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính bao gồm 4 phường: Bình Thạnh, Thuận An, Trà Lồng, Vĩnh Tường và 5 xã: Long Bình, Long Phú, Long Trị, Long Trị A, Tân Phú.
Huyện Long Mỹ có 25.000 ha diện tích tự nhiên và 85.000 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 8 xã: Thuận Hưng, Thuận Hòa, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Xà Phiên.
Năm 2019: Nghị quyết 655/NQ-UBTVQH14 ngày 12 tháng 3
Nghị quyết 655/NQ-UBTVQH14[30] ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang:
Thành lập thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ trên cơ sở toàn bộ 40,72km² diện tích tự nhiên và 11.142 nhân khẩu của xã Vĩnh Viễn.
Huyện Long Mỹ có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 xã: Thuận Hưng, Thuận Hòa, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Xà Phiên và thị trấn Vĩnh Viễn.
Năm 2020: Nghị quyết 869/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 1
Nghị quyết 869/NQ-UBTVQH14[31] ngày 10 tháng 1 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Ngã Bảy và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hậu Giang:
Thành lập phường Hiệp Lợi thuộc thị xã Ngã Bảy trên cơ sở 1.515,73 ha diện tích tự nhiên và 7.986 nhân khẩu của xã Hiệp Lợi.
Thành lập thành phố Ngã Bảy trên cơ sở toàn bộ 780,7 ha diện tích tự nhiên và 56.182 nhân khẩu của thị xã Ngã Bảy.
Thành phố Ngã Bảy có 780,7 ha diện tích tự nhiên và 56.182 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính cấp xã gồm 4 phường: Hiệp Lợi, Hiệp Thành, Lái Hiếu, Ngã Bảy và 2 xã: Đại Thành, Tân Thành.
Giải thể xã Phú An, địa bàn sáp nhập vào xã Đông Thạnh và thị trấn Ngã Sáu.
Huyện Châu Thành có 8 đơn vị hành chính cấp xã gồm 2 thị trấn: Ngã Sáu, Mái Dầm và 6 xã: Đông Phú, Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh, Phú Hữu, Phú Tân.
Sau khi thành lập thành phố Ngã Bảy và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và 5 huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy, có 75 đơn vị hành chính cấp xã gồm 51 xã, 13 phường và 11 thị trấn.
Quyết định 128-HĐBT về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Châu Thành, Mỹ Xuyên, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh, Vĩnh Châu