trường đại học công lập ở Hà Nội From Wikipedia, the free encyclopedia
Học viện Hành chính và Quản trị công
Bài viết này cần phải được chỉnh trang lại để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Wikipedia. Vấn đề cụ thể là: Cần rút gọn các nội dung không cần thiết (đào tạo, lịch sử,...). (tháng 9/2024) |
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. (tháng 11 năm 2013) |
Học viện Hành chính và Quản trị công | |
---|---|
Academy of Public Administration and Governance - APAG | |
Vị trí | |
Thông tin | |
Tên khác | Học viện Hành chính |
Tên cũ | Trường Hành chính |
Loại | Học viện |
Khẩu hiệu | Trí tuệ - Chất lượng - Hiện đại |
Thành lập | 29 tháng 5 năm 1959 |
Trạng thái | Đang hoạt động |
Hệ | Công lập |
Mã trường | HCH |
Giám đốc | PGS.TS Nguyễn Bá Chiến |
Bài hát | Nơi Thiết Kế Tương Lai |
Website | https://www1.napa.vn/ |
Thông tin khác | |
Viết tắt | HVHCQTC/APAG |
Thuộc tổ chức | Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh |
Thống kê | |
Đặc biệt |
Học viện Hành chính và Quản trị công (tiền thân là Trường Hành chính) là đơn vị sự nghiệp công lập trọng điểm hạng đặc biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là Học viện hệ công lập thuộc nhóm các trường Đại học, Học viện trọng điểm của Quốc gia Việt Nam và có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
Học viện là trung tâm quốc gia về thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước về hành chính, lãnh đạo, quản lý của toàn bộ nền công vụ Việt Nam; đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Bộ Nội vụ và Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực Hành chính công và Quản lý Nhà nước.
- Website: https://napa.vn/
- Số điện thoại: 0243 834 3223
- Số fax: 0243 835 8943
Học viện Hành chính và Quản trị công (trụ sở chính Miền Bắc):
Phân hiệu Học viện Hành chính và Quản trị công tại tỉnh Quảng Nam:
Phân hiệu Học viện Hành chính và Quản trị công tại thành phố Hồ Chí Minh:
Ngày 29-5-1959, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại kí Nghị định số 214-NV thành lập Trường Hành chính. Trường trực thuộc Bộ Nội vụ, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ chính quyền cấp huyện. Khi mới thành lập, Trường đặt cơ sở ở thôn Phù Lưu, xã Xuân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây, Trường đã mở khoá đào tạo đầu tiên cho 216 cán bộ chính quyền cấp huyện, tỉnh. Khoá học khai giảng ngày 16-10-1959 và bế giảng ngày 16-01-1960. Phó Thủ tướng Phan Kế Toại đã khai giảng và bế giảng khoá học. Các lãnh đạo Đảng, Chính phủ Việt Nam: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Hữu Dực đã tới thăm và giảng bài cho khoá học.
Ngày 29-9-1961, theo Nghị định số 130-CP của Chính phủ, Trường Hành chính đổi tên là Trường Hành chính Trung ương.
Trụ sở chính của Trường Hành chính Trung ương được xây dựng trên khu đất có diện tích rộng khoảng 15.000 m², địa chỉ tại: số 77 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ngày 18-5-1961, công trình được khởi công xây dựng, ngày 25 tháng 4 năm 1962 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Học viện Hành chính Quốc Gia hiện nay đang làm việc tại cơ sở này.
Khi chiến tranh mở rộng ra Miền Bắc, từ tháng 9 năm 1965 tới cuối năm 1968, Trường sơ tán về thông xã Đông Côi, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Tại đây, Trường tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp huyện, phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Từ giữa năm 1972, Chính phủ chủ trương tách phần chính quyền ra khỏi Bộ Nội vụ đưa sang Văn phòng Nội chính Phủ Thủ tướng. Bộ Nội vụ thời gian này chỉ làm công tác thương binh – xã hội, nên Trường chỉ tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thương binh – xã hội.
Ở Miền Nam, tháng 5-1974, Trường Cán bộ chính quyền Miền Nam được thành lập tại chiến khu Miền Đông do Nguyễn Ngọc Sắt (tức Ba Linh) làm Hiệu trưởng. Sau khi Miền Nam được giải phóng, ngày 30-10-1976, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 213-CP thành lập Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương tại Miền Nam. Phân hiệu trực thuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam của Chính phủ Việt Nam, đặt tại địa điểm Học viện Quốc gia Hành chánh của Việt Nam Cộng hoà, số 10 đường 03 tháng 02, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh - Sài Gòn (cơ sở Học viện Hành chính Quốc Gia ngày nay). Phân hiệu do Doanh Thắng Lung (tức Ba Lung) và Nguyễn Ngọc Sắt (tức Ba Linh) làm Phân Hiệu phó (không có Phân Hiệu trưởng).
Ngày 30-3-1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/CP chuyển Trường Hành chính Trung ương từ trực thuộc Bộ Nội vụ sang trực thuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam của Chính phủ Việt Nam. Trường Hành chính Trung ương tiếp tục nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ chính quyền phục vụ trong công cuộc bảo vệ hoà bình và xây dựng đất nước.
Ngày 30-8-1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 231-CP chuyển Trường Hành chính Trung ương từ Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam của Chính phủ Việt Nam sang trực thuộc Phủ Thủ tướng. Trường có nhiệm vụ huấn luyện, bồi dưỡng các cán bộ quản lý nhà nước cao cấp ở các cơ quan trung ương; các chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên Ủy ban Nhân dân tỉnh, huyện và tương đương; cán bộ phụ trách các sở, ty của tỉnh, thành phố; cán bộ làm công tác tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố; cán bộ làm công tác giảng dạy ở các Trường Hành chính (nay là Trường Chính trị) các tỉnh và thành phố. Theo quyết định trên, Trường Hành chính Trung ương có các phân hiệu phụ trách các khu vực:
– Trụ sở chính Trường Hành chính Trung ương đóng tại thủ đô Hà Nội chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tỉnh Miền Bắc.
– Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương đóng tại thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tỉnh Miền Nam.
– Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương đóng tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tỉnh Miền Trung (khu 5 cũ).
Nhưng trên thực tế, Trường Hành chính Trung ương mới chỉ có hai cơ sở tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Dương Văn Phúc – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Ngày 12-5-1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 142-CP sáp nhập Trường Hành chính Trung ương và Trường Kinh tế Trung ương thành Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương. Thực hiện Hiệp định kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô, Trường mở các khoá bồi dưỡng về quản lý kinh tế cho cán bộ trung – cao cấp do các giáo sư Liên Xô giảng dạy.
Ngày 08-6-1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 233-CP tách Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương thành hai trường: Trường Hành chính Trung ương và Trường Quản lý Kinh tế Trung ương. Trường Hành chính Trung ương trực thuộc Chính phủ.
Ngày 26-9-1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 91/HĐBT về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường Hành chính Trung ương. Từ đây, Trường có căn cứ pháp lý tương đối đầy đủ để hoạt động, đã không ngừng phấn đấu vươn lên, có những bước tiến cơ bản, củng cố và thống nhất được cơ sở trường tại thành phố Hà Nội và Phân hiệu của trường tại thành phố Hồ Chí Minh, quy tụ các Trường Hành chính (nay là Trường Chính trị) tỉnh, thành phố, tạo thành một hệ thống Trường Hành chính làm nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, tạo đà cho sự phát triển cao hơn của Trường trong giai đoạn mới.
Trường thực hiện chuyển đổi nội dung, phương thức bồi dưỡng cán bộ chính quyền phù hợp với yêu cầu thực tiễn, mở rộng hợp tác quốc tế.
Ngày 01-11-1990, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành Trường Hành chính Quốc gia theo Quyết định số 381-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ Việt Nam). Trường đã cùng với các cơ quan hữu quan đề xuất với Chính phủ đề án cải cách nền Hành chính quốc gia.
Ngày 06-7-1992, Trường Hành chính Quốc Gia được đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc Gia theo Nghị định số 253-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
* Quyết định số 123/2002/QĐ-TTg Ngày 19-9-2002 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện từ cơ quan trực thuộc Chính phủ được chuyển vào Bộ Nội vụ.
Ngày 13-11-2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 234/2003/ QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia.
Từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 6 năm 2014 hợp nhất Học viện Hành chính Quốc Gia và Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh theo Quyết định số 60-QĐ/TW ngày 07 tháng 05 năm 2007 của Bộ Chính trị. Học viện Hành chính Quốc Gia được đổi tên thành Học viện Hành chính trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngày 10 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 121/NQ-CP, trong đó quyết nghị: "Tách Học viện Hành chính ra khỏi Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về Bộ Nội vụ theo Kết luận số 64-KL/TƯ ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Văn bản số 176-CV/TƯ ngày 23/10/2013 của Ban Bí thư và gọi tên là Học viện Hành chính Quốc gia".
Chiều ngày 08/7/2014, tại Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Bàn giao Học viện Hành chính Quốc gia từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về Bộ Nội vụ dưới sự chủ trì của Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - PGS.TS. Trương Thị Thông và Thứ trưởng Bộ Nội vụ - TS. Nguyễn Tiến Dĩnh.
Ngày 05/7/2017, sáp nhập Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trực thuộc Bộ Nội vụ về Học viện Hành chính Quốc gia dựa trên Quyết định số 949/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/7/2017 về việc giải thể Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trực thuộc Bộ Nội vụ.
Ngày 23 tháng 01 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 05/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia.
Ngày 15 tháng 9 năm 2022, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 63/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Trong đó, quy định Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc gia. Ngày 19 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia trực thuộc Bộ Nội vụ. Trong đó, quyết định sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc gia. Các quy định, quyết định sáp nhập này chính thức được thực hiện vào ngày 01 tháng 01 năm 2023.
Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/2024/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia.
- Học viện Hành chính và Quản trị công đã từng trải qua nhiều tên gọi khác nhau:
Sứ mệnh
Học viện Hành chính và Quản trị công là trung tâm quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bồi dưỡng, phát triển năng lực về hành chính, lãnh đạo, quản lý cho nền công vụ Việt Nam.
Tầm nhìn
Đến năm 2045, Học viện Hành chính và Quản trị công trở thành trung tâm quốc gia ngang tầm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách trong lĩnh vực hành chính, chính trị, lãnh đạo và quản lý.
Giá trị cốt lõi
Trí tuệ – Chất lượng – Hiện đại.
Quyết định nêu rõ, Học viện Hành chính và Quản trị công có các nhiệm vụ giúp Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Học viện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản trị, hành chính, quản lý nhà nước cho lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các đối tượng trong doanh nghiệp nhà nước; tham gia nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, đề xuất phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và nền công vụ; tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Học viện cũng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định của Luật Giáo dục đại học và pháp luật hiện hành; tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; xây dựng, ban hành và phát triển các chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật,...
Ban Giám đốc Học viện:
Ban Giám đốc các Phân hiệu:
I. Các đơn vị thuộc, trực thuộc:
II. Các đơn vị do Giám đốc Học viện thành lập (cấp phòng):
Học viện tổ chức 4 hệ đào tạo:
Trong đó:
- Hệ đại học chính quy và liên thông đào tạo:
- Hệ sau đại học đào tạo:
Những năm gần đây, Học viện đã liên kết đào tạo với một số trường đại học, học viện danh tiếng trên thế giới, như Trường ENA (Pháp), Trường Đại học Québec (Ca - na - đa), Trường Đại học Tampere (Phần Lan), Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản),... Học viện cũng đã chủ động liên kết triển khai các khóa đào tạo thạc sĩ quản lý hành chính công, thạc sĩ quản lý tài chính công có chất lượng thực sự với các cơ sở đào tạo có uy tín quốc tế. Các khóa đào tạo này đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao. Với đội ngũ giảng viên của mình, Học viện Hành chính Quốc Gia đã tổ chức nhiều khóa học ngắn ngày, giảng dạy, thuyết trình trực tiếp bằng tiếng Anh cho các lớp học viên là quan chức các nước Lào, Cam - pu - chia, Băng - la - đét, Ấn Độ,... về cải cách hành chính, về quản lý nhà nước của Việt Nam, về những vấn đề chuyển đổi và hội nhập khu vực của Việt Nam... Học viện cũng tổ chức tiếp nhận, hướng dẫn, đào tạo và trao đổi với các sinh viên của các nước Lào, Cam - pu - chia, In - đô - nê - xi - a, Ma - lai - xi - a, Băng - la - đét,... . Từ những hoạt động hợp tác quốc tế đó, Học viện đã từng bước trở thành địa chỉ quen thuộc với các cơ sở đào tạo về quản lý công của khu vực và châu lục. Hiện tại, Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) là thành viên cấp nhà nước của ba tổ chức quốc tế lớn về hành chính trên thế giới. Đó là Hiệp hội quốc tế các trường và học viện hành chính (IASIA), Tổ chức Hành chính khu vực Miền Đông thế giới (EROPA) và Nhóm hành chính công châu Á (AGPA).
STT | Hiệu trưởng, giám đốc | Nguyên quán,
quê quán |
Thời gian
tại nhiệm |
1 | Tô Quang Đẩu | huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên |
1959 - 1961 |
2 | Nguyễn Văn Ngọc | huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh |
1961 - 1963 |
3 | Lưu Văn Xằn | thành phố Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh |
1963 - 1974 |
4 | Mai Trọng Định | thành phố Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh |
1974 - 1980 |
5 | Mai Hữu Khuê | huyện Đông Hưng,
tỉnh Thái Bình |
1980 - 1981 |
6 | Dương Văn Dật | huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị |
1981 - 1987 |
7 | Đoàn Trọng Truyến | huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên - Huế |
1987 - 1990 |
8 | Nguyễn Duy Gia | huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị |
1991 - 1997 |
9 | Nguyễn Ngọc Hiến | quận 04, thành phố | 1998 - 2006 |
10 | Nguyễn Trọng Điều | huyện Ninh Giang,
tỉnh Hải Dương |
2006 - 2009 |
11 | Nguyễn Đăng Thành | quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội |
2009 - 2014 |
12 | Trần Anh Tuấn | thị xã Kiến Tường,
tỉnh Long An |
2014 - 2015 |
13 | Triệu Văn Cường | tỉnh Thái Bình | 2015 - 2017 |
14 | Đặng Xuân Hoan | huyện Kiến Xương,
tỉnh Thái Bình |
2017 - 2021 |
15 | Nguyễn Bá Chiến | huyện Ba Vì, Hà Nội | 2023 - nay |
Học viện Hành chính Quốc gia và Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (cũ) đã được Đảng, Nhà nước Việt Nam,... trao tặng nhiều phần thưởng như:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.