Tây Hồ (quận)

Quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội From Wikipedia, the free encyclopedia

Tây Hồ (quận)map
Remove ads

Tây Hồ là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Thông tin Nhanh Hành chính, Quốc gia ...
Remove ads

Tên quận được đặt theo tên của Hồ Tây, hồ nước tự nhiên lớn nhất của Hà Nội nằm trên địa bàn quận.

Remove ads

Địa lý

Quận Tây Hồ nằm ở phía bắc phần nội thành của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
  • Phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm
  • Phía nam giáp các quận Ba Đình (với ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên, đường Hùng Vương và đường Hoàng Hoa Thám), Cầu Giấy
  • Phía bắc giáp huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.

Dân số năm 2018 là 168.300 người.

Remove ads

Lịch sử

Quận được thành lập vào ngày 28 tháng 10 năm 1995 theo Nghị định số 69 - CP trên cơ sở tách 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm[1], chuyển các xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thành các phường có tên tương ứng.

Quận Tây Hồ có 8 phường như hiện nay.

Hành chính

Quận Tây Hồ có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường:

  1. Bưởi
  2. Nhật Tân
  3. Phú Thượng
  4. Quảng An
  5. Thụy Khuê
  6. Tứ Liên
  7. Xuân La
  8. Yên Phụ

Giao thông

Đường phố

  • An Dương
  • An Dương Vương
  • Âu Cơ
  • Bùi Trang Chước
  • Đặng Thai Mai
  • Đồng Cổ
  • Gia Vĩnh
  • Hoàng Hoa Thám
  • Hoàng Minh Thảo
  • Hồng Hà
  • Hùng Vương
  • Lạc Long Quân
  • Mai Xuân Thưởng
  • Nghi Tàm
  • Nguyễn Đình Thi
  • Nguyễn Hoàng Tôn
  • Nhật Chiêu
  • Phan Đình Phùng
  • Phú Gia
  • Phú Thượng
  • Phú Xá
  • Phúc Hoa
  • Quảng An
  • Quảng Bá
  • Quảng Khánh
  • Tam Đa
  • Tây Hồ
  • Thanh Niên
  • Thượng Thụy
  • Thụy Khuê
  • Tô Ngọc Vân
  • Trích Sài
  • Trịnh Công Sơn
  • Từ Hoa
  • Tứ Liên
  • Văn Cao
  • Vệ Hồ
  • Võ Chí Công
  • Võng Thị
  • Vũ Miên
  • Vũ Tuấn Chiêu
  • Xuân Diệu
  • Xuân La
  • Xuân Tảo
  • Yên Hoa
  • Yên Phụ lớn
  • Yên Phụ nhỏ (đường đơn bên trong, đằng sau Nghi Tàm)

Cầu

Đường sắt đô thị

  • Tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình, dự kiến quy hoạch đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo)
Remove ads

Các địa điểm nổi tiếng

(Đi theo đường Lạc Long Quân từ Bưởi lên Nhật Tân lần lượt gặp:chùa Thiên niên- Chùa Vạn Niên- Chùa Tào Sách (Tảo Sách)

  • Trường Trung học phổ thông Chu Văn An
  • Đê Yên Phụ
  • Phố đi bộ Trịnh Công Sơn
Remove ads

Đặc sản

Vùng Hồ Tây xưa có các sản vật chim sâm cầm,hạt sen, vải lĩnh, giấy dó, rượu Thụy chương. Hiện nay Tây Hồ nổi tiếng với bánh tôm Hồ Tây, làng đào Nhật Tân...

Hạ tầng

Khu đô thị

  • Khu đô thị Ciputra
  • Khu đô thị Phú Thượng
  • Khu đô thị Tây Hồ Tây
  • Khu đô thị Golden Westlake
  • Khu đô thị Officetel Vimefulland

Khu tập thể

  • Khu tập thể Xuân La

Hệ thống xe buýt

Điểm đầu cuối và trung chuyển:

  • Xuân Đỉnh (33)
  • Công viên nước Hồ Tây (13, 60A)
  • Khu liên cơ quan sở ngành Hà Nội (27TC, E08, E09)

Các tuyến xe buýt hoạt động:

Thêm thông tin Tuyến xe buýt, Ghi chú ...
Remove ads

Chú thích

Loading content...

Liên kết ngoài

Loading related searches...

Wikiwand - on

Seamless Wikipedia browsing. On steroids.

Remove ads