From Wikipedia, the free encyclopedia
Giảm trương lực (tiếng Anh: hypotonia), thường được gọi là hội chứng trẻ mềm oặt, là tình trạng rối loạn trương lực cơ [1], do sức cơ giảm. Giảm trương lực không phải là một rối loạn y tế cụ thể, nhưng lại là một biểu hiện tiềm tàng của các bệnh lý khác nhau. Rối loạn ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động do não kiểm soát hoặc dấu hiệu giảm sức cơ. Giảm trương lực là sự giảm sức đối kháng với các cử động động thụ động của các chi, trong khi nhược cơ dẫn đến suy giảm vận động chủ động.[2] Giảm trương lực trung ương bắt nguồn từ hệ thần kinh trung ương, trong khi giảm trương lực ngoại biên có liên quan đến các vấn đề trong tủy sống, dây thần kinh ngoại biên và/hoặc cơ vân.[3] Nhận biết giảm trương lực ở giai đoạn đầu tương đối đơn giản, nhưng chẩn đoán nguyên nhân cơ bản lại rất khó khăn và thường không thành công. Các tác động lâu dài của giảm trương lực đối với sự phát triển và cuộc sống sau này của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của yếu cơ. Một số rối loạn có cách điều trị cụ thể nhưng điều trị chính cho hầu hết trường hợp giảm trương lực phần lớn là vô căn. Đối với thần kinh, phương pháp chủ yếu là vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và âm nhạc trị liệu.
Giảm trương lực | |
---|---|
Khoa/Ngành | Nhi khoa |
Giảm trương lực được cho là liên quan đến sự gián đoạn các sợi hướng tâm của thụ thể kéo dài (stretch receptors) căng hoặc tổn thương sợi ly tâm của tiểu não ảnh hưởng đến hệ thống tế bào fusimotor. Khi chẩn đoán, cơ bắp bệnh nhân mềm và có sự bất thường khi sờ nắn.[4]
Một số nguyên nhân gây giảm trương lực:
Bất thường bẩm sinh (các bện di truyền xuất hiện trong vòng 6 tháng)
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.