hệ tư tưởng cộng sản do Iosif Stalin phát triển From Wikipedia, the free encyclopedia
Chủ nghĩa Marx–Lenin hay chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin là thuật ngữ chính trị để chỉ học thuyết do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển kế thừa, được coi là ý thức hệ chính thức của Liên Xô từ giữa thập niên 1920. Thuật ngữ chính trị này được Iosif Vissarionovich Stalin định nghĩa là "học thuyết do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển trong mối quan hệ đấu tranh giai cấp giữa thời đại Chủ nghĩa đế quốc và các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản".[1]
Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.
|
Theo quan điểm của các đảng cộng sản, chủ nghĩa Marx–Lenin là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức định nghĩa chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin: "Được gây dựng nên bởi Marx và Engels và tiếp tục được phát triển bởi Lenin, đó không chỉ là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, mà nó còn liên tục được làm phong phú bởi phong trào cộng sản quốc tế, trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn của các cuộc đấu tranh giải phóng cách mạng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa."[2]
Trong Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam định nghĩa: "Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết" khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng."[3]
Chủ nghĩa Marx–Lenin là cụm từ thường để chỉ cho lý thuyết chính trị kết hợp có tính chọn lọc các lý thuyết của Marx, Engels và lý thuyết của Lenin, chứ không phải nghiên cứu riêng rẽ hay sự tổng hợp kết hợp tất cả các lý thuyết của cả ba người, và thường hay được một số nhà nghiên cứu cho là do Stalin đặt ra. Thuật ngữ chủ nghĩa Marx–Lenin đã được sử dụng bởi các đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Chủ nghĩa Marx–Lenin là nhánh chính của chủ nghĩa cộng sản, ngoài ra còn có các nhánh khác như dân chủ xã hội, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ, chủ nghĩa Trotsky, v.v. Tuy có khác nhau về biện pháp để đi lên chủ nghĩa cộng sản (trừ những người dân chủ xã hội), nhưng mục tiêu chung thì không có gì khác nhau.
Chủ nghĩa cộng sản được xây dựng bởi các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản Marx, Engels, đưa đến sự thành lập Đệ Nhất Quốc tế. Từ những cơ sở về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, Marx và Engels sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, từ đó chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Năm 1938, trong tác phẩm Lịch sử ngắn gọn của Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolsheviks), Stalin đưa ra khái niệm Chủ nghĩa Marx-Lenin bằng cách kết hợp chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lenin đồng thời giản lược hóa chúng để tuyên truyền rộng rãi ra công chúng và phổ biến ra toàn thế giới [4].
Trong khoa học tự nhiên có:
Trong khoa học xã hội có:
Sau sự ly khai của những người vô chính phủ, quốc tế thứ nhất tan vỡ. Đệ Nhị Quốc tế thành lập, nhưng sau đó bị chi phối bởi phần lớn là những người xét lại. Lenin bổ sung các lý thuyết của Marx, và phát triển lên trở thành chủ nghĩa Marx–Lenin, đưa tới sự thành lập của các Đảng Cộng sản và Đệ Tam Quốc tế. Những người phản đối Stalin thành lập Đệ Tứ Quốc tế. Phong trào của những người theo Đệ Tam Quốc tế sau cũng bị phân nhánh. Một số theo Trung Quốc thường lấy tên đảng là Đảng Cộng sản (Marxism-Leninism) khẳng định đi theo chủ nghĩa Marx–Lenin trong khi thực chất theo chủ nghĩa Mao.
Nhiều Đảng Cộng sản trước đây ít nhiều bị ảnh hưởng các tư tưởng của Stalin hay Mao. Hiện nay nhiều đảng đã sửa đổi Cương lĩnh, chịu ảnh hưởng của Marx–Lenin khác nhau. Nhiều đảng chủ trương kinh tế thị trường trong giai đoạn quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhà sử học Marx–Lenin đương đại Eric Hobsbawm, đã trình bày quan điểm trong bối cảnh diễn ra khi cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, kéo theo các khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Ông khái quát quan điểm những người Marxist với hệ thống tư bản chủ nghĩa, về vai trò lịch sử của Chủ nghĩa Marx–Lenin:
Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu (do kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong khi nhà nước không có dấu hiệu tự triệt tiêu như ý tưởng của Marx), dẫn đến sự suy yếu của phong trào cộng sản trên toàn thế giới. Nhiều nước phải chấp nhận kinh tế thị trường (Lenin cho thi hành trong thời kỳ NEP như là một giai đoạn quá độ). Chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa dân tộc trở thành những động lực đáng kể cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn xảy ra khủng hoảng không theo một chu kỳ nào, sự chênh lệch tài sản giữa các thành phần xã hội ngày càng lớn, chủ nghĩa tiêu dùng thịnh hành, chủ nghĩa dân tộc đưa đến các xung đột quốc tế... khiến nhiều người vẫn còn tin vào lý tưởng cộng sản. Hiện nay đang phổ biến nhiều tư tưởng, chủ thuyết chống chủ nghĩa cộng sản[6].
Chủ nghĩa Marx–Lenin gồm có 3 phần chủ yếu:
Marx xác định đây là học thuyết "mở", sẽ có các chi tiết nhỏ không còn phù hợp trong tương lai cần điều chỉnh, bổ sung và phát triển.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.