From Wikipedia, the free encyclopedia
Cai Vàng (1800-1862/1863) tên thật là Nguyễn Văn Thịnh (阮文盛)[1] hay Nguyễn Thịnh (阮盛), là lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại triều đình Tự Đức ở vùng Bắc Ninh với danh nghĩa "phù Lê" năm 1862.
Nguyễn Văn Thịnh 阮文盛 | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1800 |
Nơi sinh | Bắc Giang |
Mất | |
Ngày mất | 30 tháng 8, 1862 |
Nơi mất | Bắc Ninh |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Phối ngẫu | Bà Ba Cai Vàng |
Quốc tịch | Đại Nam |
Thời kỳ | nhà Nguyễn |
Ông sinh trưởng tại xã Vân Sơn, huyện Phượng Nhãn, Bắc Ninh (nay thuộc xóm Kẻn, thôn Vân Sơn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang); trong nhà một hào mục giàu có.
Ông theo học văn và võ ngay từ thuở nhỏ. Ông có tục danh là Vàng, vì có thời làm cai tổng nên được gọi là Cai Vàng hay Cai Tổng Vàng. Vì bất mãn đường lối cai trị của nhà Nguyễn, ông lấy danh nghĩa "phù Lê", chiêu tập được một số người dân đồng chí hướng cùng làm cuộc nổi dậy.
Sau khi lực lượng đủ lớn mạnh, và sau khi hiệp đồng được với Tạ Văn Phụng và Tuần Nhỡn (một trong những chỉ huy của cuộc nổi dậy Cao Bá Quát), để ứng cứu cho nhau. Thủ lĩnh Cai Vàng lần lượt dẫn quân đi đánh phá.
Sách Việt Nam sử lược chép:[2]
Lập tức, Bố chính ở Hà Nội là Nguyễn Khắc Thuật, Bố chính tỉnh Sơn Tây là Lê Dụ và Phó lãnh binh tỉnh Hưng Yên là Vũ Tảo (hay Võ Tảo) đem quân ba tỉnh về đánh giải vây cho tỉnh Bắc Ninh. Tại đây, quân nhà Nguyễn và quân Cai Vàng giao tranh hơn 10 trận.
Sách Quốc triều sử toát yếu chép:[3]
Mặc dù quân Cai Vàng bị đánh thua ở mặt trận Bắc Ninh, nhưng về phía Hải Dương, quân Tạ Văn Phụng vẫn còn đang bao vây và uy hiếp tỉnh thành này. Nhận được tin báo nguy, triều đình Huế liền cử nhiều tướng lĩnh, trong số đó có Trương Quốc Dụng, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Bá Nghi,... cùng đem quân ra trợ lực cho ba tỉnh là Bắc Ninh, Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Sử sách không cho biết Cai Vàng chết lúc nào, nhưng căn cứ bài thơ của Vân Hồ làm năm Tự Đức thứ 16 (1863), thì ông đã chết vì trúng phải một viên đạn đại bác "vô tình",[4] khi đang đóng quân ở tại đình làng Nhồi (tức làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), để chuẩn bị tiến đánh thành Hà Nội. Hôm ấy là ngày 30 tháng 8 năm 1862.
Tuy nhiên, có nguồn cho rằng vào ngày 30 tháng 8 năm Quý Hợi (1863), trong một lần đi tuần trên sông Thương, Cai Vàng bị quân của Vũ Tảo bắn trọng thương. Thuộc hạ cố sức phá vòng vây đưa ông về đến doanh trại thì mất.[5]
Mặc dù Cai Vàng mất, nhưng với tài chỉ huy của người vợ thứ là Bà Ba Cai Vàng, cuộc nổi dậy do ông khởi xướng vẫn tồn tại cho đến tháng 3 năm 1864 mới chấm dứt.
Theo sử liệu thì:[6]
Bài Vè Cai Vàng, không rõ tác giả. Trích một đoạn:[9]
Ngoài bài vè này, lúc bấy giờ ở Bắc Ninh còn có câu:
Theo bài thơ của Vân Hồ, làm năm Tự Đức thứ 16 (năm 1863) kể về việc Cai Vàng khởi binh, thì vị thủ lĩnh này đã chết vì trúng phải một viên đạn đại bác vô tình. Đoạn thơ đó như sau:
Khẩu đại bác trên có tên tục là "Ông Ầm", còn người bắn phát súng đó là Đội Hến. Nhưng cái công lớn này, đã bị người khác giành lấy. Tiếc cho ông, trong bài thơ trên cũng có mấy câu:
Chán ngán, Đội Hến xin thôi việc về quê, còn "Ông Ầm" kia cũng đã bị đào thải sau mấy cuộc tang thương [10].
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.